Hội chứng ruột kích thích k58 là bệnh lý tiêu hóa khá phổ biến. Người bệnh không có tổn thương niêm mạc ruột nhưng những rối loạn chức năng gây ra những triệu chứng rối loạn loạn tiêu hóa dai dẳng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Phát hiện bệnh và sớm có giải pháp giúp tình trạng bệnh tiến triển tốt hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày chi tiết về bệnh Hội chứng ruột kích thích K58.
Mục lục
1. Hội chứng ruột kích thích k58 là gì?
Hội chứng ruột kích thích k58 là một bệnh phổ biến ở đường tiêu hóa tắc động chủ yếu đến ruột và dạ dày. Các triệu chứng của bệnh thay đổi theo thời gian và triệu chứng điển hình của bệnh là đau bụng, đầy hơi, táo bón. Chỉ một số ít những người mắc bệnh có triệu chứng nghiêm trọng.
Trong y khoa, K58 là từ ngữ chuyên ngành dùng để chỉ hội chứng ruột kích thích. Dựa vào triệu chứng bệnh lý, bệnh được chia thành 2 dạng:
- K58.0: Hội chứng ruột kích thích tiêu chảy.
- K58.9: Hội chứng ruột kích thích táo bón.
2. Nguyên nhân Hội chứng ruột kích thích k58
Hiện chưa xác định được nguyên nhân cụ thể của bệnh nhưng có các nghiên cứu chỉ ra có sự liên quan giữa bệnh và tình trạng rối loạn hệ trục não ruột.
Trục não ruột là sự tương tác hai chiều giữa hệ thần kinh và đường ruột. Các hoạt động của đường ruột như tiêu hóa, hấp thu diễn ra trơn tru dưới sự điều khiển của hệ thần kinh. Ngược lại, bất kỳ rối loạn nào ở đường ruột cũng tác động trực tiếp đến hệ thần kinh. Khi trục não ruột bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài gây rối loạn sẽ dẫn đến các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích.
Ngoài ra, gần đây các nghiên cứu cũng chỉ ra, 90% bệnh nhân hội chứng ruột kích thích có sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, đặc biệt là sự thiếu hụt hai lợi khuẩn thiết yếu Bifidobacterium và Lactobacillus.
Ngoài ra, một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:
- Căng thẳng, lo lắng kéo dài: Căng thẳng, lo lắng kéo dài gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, trực tiếp ảnh hưởng đến hệ trục não – ruột và làm nặng thêm triệu chứng của bệnh.
- Giới tính: Phụ nữ có khả năng mắc bệnh cao hơn từ 4 đến 5 lần so với nam giới.
- Thực phẩm: Thường xuyên sử dụng rượu bia, ăn đồ ăn cay nóng, thức ăn chế biến nhiều dầu mỡ… ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa, tăng nguy cơ rối loạn hệ vi sinh đường ruột, rối loạn hệ trục não ruột dẫn đến hội chứng ruột kích thích.
3. Triệu chứng của hội chứng ruột kích thích K58
Tùy vào cơ địa mà mỗi người biểu hiện các triệu chứng khác nhau. Một số người bệnh, các triệu chứng chỉ là rối loạn tiêu hóa thông thường, tần suất tái phát thấp, nhưng lại có những người bệnh triệu chứng dai dẳng kéo dài, gây ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc.
Các triệu chứng chính thường gặp gồm có:
- Rối loạn đại tiện: Tùy thể bệnh mà hội chứng ruột kích thích k58 gây táo bón, tiêu chảy hay táo bón, tiêu chảy thất thường. Tuy nhiên, thường gặp nhất là tiêu chảy.. Người bệnh thường đi đại tiện nhiều lần trong ngày từ 2 đến 6 lần. Nguyên nhân là do ruột và và dạ dày bị rối loạn làm ảnh hưởng đến quá trình đào thải.
- Đau bụng, nổi cục u ở bụng: Ruột kích thích gây ra các cơn đau quặn bụng, đôi khi sờ thấy cả cục cứng. Người bệnh thường không đau khu trú tại một vị trí nhất định mà đau dọc theo khung đại tràng, đau bụng giảm sau khi đi đại tiện.
- Thay đổi tính chất phân: Phân của người bệnh hội chứng ruột kích thích k58 thường lẫn các chất nhầy không kèm máu. Hình dạng phân lỏng, nát, không thành khuôn.
Ngoài ra, người bệnh có thể gặp các triệu chứng khác như:
- Cảm thấy mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
- Ợ nóng.
- Chướng bụng căng tức.
- Giảm cân đột ngột.
Tuy nhiên, để chẩn đoán xác định hội chứng ruột kích thích k58, người bệnh nên tới các cơ sở y tế để làm các xét nghiệm chuyên biệt.
>>> Xem thêm: Triệu chứng Hội chứng ruột kích thích không thể bỏ qua
4. Hội chứng ruột kích thích k58 có chữa khỏi được không?
Hội chứng ruột kích thích có chữa khỏi được không là nỗi lo lắng của nhiều người bệnh. Hiện nay, hội chứng ruột kích thích K58 chưa có phác đồ điều trị triệt để. Mục tiêu điều trị chủ yếu là kiểm soát các triệu chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh. Thông thường, các triệu chứng có thể được kiểm soát và tần số tái phát bệnh sẽ giảm đáng kể nếu biết cách điều trị. Các chuyên gia khuyên rằng việc điều trị bệnh cần kết hợp với các biện pháp dùng thuốc và không dùng thuốc.
5. Điều trị Hội chứng ruột kích thích k58
Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu dành cho bệnh, chỉ điều trị theo triệu chứng. Mỗi một triệu chứng gặp phải người bệnh được chỉ định sử dụng các loại thuốc thích hợp:
Thuốc trị táo bón: Dùng cho bệnh nhân Hội chứng ruột kích thích k58.9 – Thể táo bón: Một số thuốc có thể được chỉ định:
- Nhuận tràng thẩm thấu
- Nhuận tràng dạng thụt, đặt.
- Thuốc làm mềm phân.
- Nhóm nhuận tràng kích thích.
Thuốc trị tiêu chảy: Dùng cho Hội chứng ruột kích thích K58.0 – Thể tiêu chảy: Các thuốc tiêu chảy thông dụng như Loperamid, Bismuth, Smecta… Đồng thời, người bệnh cần sử dụng nước và chất điện giải để bổ sung lại lượng nước cho cơ thể.
Giảm đau: Các thuốc giảm đau có tác dụng làm giảm các cơn đau bụng quặn thắt. Tham khảo các thuốc:
- Thuốc kháng cholinergic: atropin, scopolanin, hyoscin..
- thuốc chống co thắt: Mebeverin, Alverin,…
- Thuốc chủ vận thụ thể Opiat: Trimebutin…
- Ức chế kênh calci: Pinaverium, Nifedipin…
Thuốc chống trầm cảm: Trong trường hợp mắc các chứng rối loạn lo âu, trầm cảm, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và kê đơn thuốc phù hợp.
>>> Xem thêm: Hội chứng ruột kích thích uống thuốc gì?
6. Lưu ý khi bị hội chứng ruột kích thích k58
Hội chứng ruột kích thích k58 chỉ điều trị bằng thuốc khi sử dụng các biện pháp khác không hiệu quả. Do việc điều trị bằng thuốc có thể gây lạm dụng thuốc, giảm hiệu quả của thuốc trong lần dùng tiếp theo. Ngoài ra, một số thuốc còn gây tác dụng dụng phụ như buồn ngủ, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi.
Điều trị bằng thuốc kết hợp với thay đổi chế độ ăn, sinh hoạt khoa học: Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và hệ vi sinh đường ruột, ảnh hưởng đến hệ trục não ruột. Do đó, chế độ ăn uống lành mạnh giúp cải thiện triệu chứng bệnh. Ngoài ra, điều chỉnh sinh hoạt điều độ cũng làm giảm căng thẳng, stress, cải thiện triệu chứng hội chứng ruột kích thích k58. Cụ thể:
Chế độ ăn uống
- Chế độ ăn giàu chất xơ: ăn nhiều trái cây, các loại rau, ngũ cốc và hạt.
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích: như cà phê, trà…
- Uống nhiều nước: bổ xung khoảng 8 ly nước mỗi ngày.
- Chế độ ăn kiểu format : chế độ ăn giúp giảm đầy hơi đau bụng ở những bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích k58.
Lối sống lành mạnh
- Tập thể dục thường xuyên
- Ngủ đủ giấc.
- Hạn chế căng thẳng trong ngày càng nhiều càng tốt: Căng thẳng là nguyên nhân dẫn đến bệnh. Bệnh nhân có thể sử dụng một số biện pháp can thiệp tâm lý để điều trị.
>>> Tham khảo: Phác đồ điều trị Hội chứng ruột kích thích – Cập nhật 2022
Bổ sung lợi khuẩn cho tiêu hóa khỏe mạnh: Giải pháp mới cho hội chứng ruột kích thích, đó là bố sung lợi khuẩn, thiết lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột, chấm dứt các triệu chứng dai dẳng. Tuy nhiên, cần bổ sung đúng chủng lợi khuẩn thiết yếu, và lợi khuẩn được bào chế bằng công nghệ đặc biệt để sống sót qua acid dạ dày, đến gắn đích và thể hiện tác dụng.
Tham khảo TPBVSK Imiale A+ bổ sung 2 lợi khuẩn thiết yếu Bifidobacterium và Lactobacillus Đồng thời, Imiale A+ được sản xuất bằng công nghệ bao kép cryoprotectant giúp Lợi khuẩn bền vững khi qua acid dạ dày, đến gắn đích tại ruột non, đại tràng và thể hiện tác dụng nhanh chóng.
Hội chứng ruột kích thích k58 tuy không có tổn thương tại đường tiêu hóa và tăng nguy cơ gây ung thư ruột kết nhưng vẫn gây ra những triệu chứng kéo dài làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, thay đổi lối sống, chế độ ăn và bổ sung thêm lợi khuẩn bằng việc sử dụng Imiale A+ là điều cần thiết trong điều trị bệnh.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về căn bệnh này. Mọi thắc mắc xin liên hệ tới Hotline 1900 9482 để được tư vấn.