Các bệnh lý về đại tràng ngày càng phổ biến, bao gồm viêm đại tràng co thắt. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người thiếu kiến thức về căn bệnh này. Dẫn đến bệnh không được kịp thời phát hiện và điều trị, khiến nó trở nên phức tạp hơn. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn các thông tin tổng quan về viêm đại tràng co thắt và hướng điều trị bệnh này.
1. Viêm đại tràng co thắt là gì?
Viêm đại tràng co thắt là hiện tượng các cơ ruột già co thắt bất thường và xảy ra đột ngột. Bệnh gây ra các rối loạn đường tiêu hoá như đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy táo bón xen kẽ,…Các triệu chứng này thường có xu hướng kéo dài, trở thành thể mạn tính. Tuy nhiên, nó sẽ không gây bất kỳ biến chứng nghiêm trọng nào cho nội tạng.
2. Phân loại viêm đại tràng co thắt
Tuỳ vào tình trạng bệnh, viêm đại tràng co thắt được phân loại theo mức độ như sau:
Viêm đại tràng co thắt nhẹ
- Triệu chứng xuất hiện không thường xuyên.
- Các rối loạn tâm lý còn ít.
- Chỉ cần thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ ăn sẽ thuyên giảm.
Viêm đại tràng co thắt trung bình
- Triệu chứng xuất hiện thường xuyên hơn, gây ảnh hưởng đến các hoạt động hằng ngày.
- Suy giảm tâm lý, căng thẳng, mệt mỏi nhiều hơn.
- Cần dùng thuốc kiểm soát triệu chứng.
Viêm đại tràng co thắt nặng
- Tình trạng đau quặn bụng xảy ra thường xuyên và mức độ đau nặng hơn.
- Tiềm ẩn suy nhược tâm thần suy.
- Phải phối hợp thay đổi lối sống và thuốc để chữa trị.
3. Triệu chứng của viêm đại tràng co thắt
Viêm đại tràng co thắt có các triệu chứng tương tự như bệnh rối loạn tiêu hoá. Tuỳ vào cơ địa mỗi người, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng có thể khác nhau. Dưới đây là một số dấu hiệu đặc trưng viêm đại tràng co thắt:
- Bụng đau quặn: Cơn đau bụng dữ dội, xảy ra đột ngột. Đặc biệt là đau ở vùng bụng dưới, phía bên trái. Cơn đau có thể khác nhau về cường độ theo tuỳ theo nguyên nhân gây co thắt.
- Đầy hơi, chướng bụng: Dấu hiệu này có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày và không phụ thuộc vào chế độ ăn uống.
- Đột ngột muốn đi ngoài: Các cơ đại tràng co thắt có thể làm tăng tốc độ chuyển động của thức ăn trong ruột. Do đó, khi có cơn co thắt xuất hiện sẽ khiến bạn muốn đi ngoài lập tức.
- Thay đổi nhu động ruột: Gây ra tình trạng rối loạn đại tiện với triệu chứng là tiêu chảy và táo bón xen kẽ.
- Phân lỏng, nát: Nhu động ruột co thắt quá mức sẽ khiến thức ăn trong ruột di chuyển nhanh hơn và giảm tái hấp thu nước. Từ đó dẫn đến tình trạng phân lỏng hơn bình thường.
- Có chất nhầy trong phân: Chất nhầy trong suốt hoặc màu trắng, kèm mùi hôi có thể xuất hiện khi đại tiện.
- Ngoài ra có thể có một số triệu chứng nghiêm trọng hơn như: nôn mửa, chuột rút, sụt cân không rõ nguyên nhân, sốt…
>>> Xem thêm: Viêm đại tràng co thắt: Dấu hiệu và 10 phương pháp giảm đau nhanh
4. Yếu tố nguy cơ gây viêm đại tràng co thắt
Các nguyên nhân dẫn đến viêm đại tràng co thắt rất đa dạng. Bao gồm các yếu tố về lối sống, tâm sinh lý và bệnh lý, cụ thể như sau:
Chế độ ăn uống
- Thói quen ăn uống thiếu khoa học có thể gây ảnh hưởng đến nhu động ruột như bỏ bữa, nhai không kỹ, ăn uống các thực phẩm kém lành mạnh như nước có ga, bia rượu, chất kích thích…
- Vệ sinh thực phẩm chưa đúng cách cũng có thể đưa các vi khuẩn gây bệnh vào ruột (đặc biệt là vi khuẩn lỵ, lỵ amip, vi khuẩn thương hàn…) gây loạn khuẩn ruột và rối loạn tiêu hoá. Từ đó dẫn đến tình trạng co thắt bất thường của nhu động ruột.
- Dị ứng và không dung nạp với một số thực phẩm như đậu phộng, trứng, sữa, thực phẩm giàu gluten (lúa mì, đậu nành…), bột ngọt, cafein,… cũng có thể gây co thắt ruột kết.
Yếu tố tâm lý
Bộ máy tiêu hóa được liên kết chặt chẽ với não bộ. Do đó, khi thần kinh bị căng thẳng, tâm lý bất ổn sẽ gây rối loạn bài tiết serotonin, ảnh hưởng đến thần kinh ruột. Điều này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng co thắt ruột
Thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ
Nữ giới có nguy cơ mắc viêm đại tràng co thắt cao hơn ở nam giới. Do sự thay đổi hormone trong chu kỳ kinh nguyệt, giai đoạn mang thai hoặc tiền mãn kinh là nguy cơ khiến bệnh gia tăng.
Viêm đại tràng co thắt cũng có thể bắt nguồn từ một số bệnh lý như:
- Hội chứng ruột kích thích (IBS)
- Viêm loét đại tràng
- Bệnh Crohn
- Lạc nội mạc tử cung
- Tăng sinh quá mức vi khuẩn trong đường ruột
- Tắc ruột
5. Đối tượng nào hay gặp đại tràng co thắt?
Hầu hết ai cũng đều gặp tình trạng viêm đại tràng co thắt. Tuy nhiên, khả năng mắc bệnh sẽ tăng lên nếu bạn thuộc các đối tượng sau:
- Phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt, có thai hoặc tiền mãn kinh. Tỷ lệ nữ giới có nguy cơ mắc viêm đại tràng co thắt cao hơn gấp 2 lần so với nam giới.
- Độ tuổi từ 18-30 tuổi có nguy cơ cao mắc viêm đại tràng co thắt.
- Tiền sử gia đình có người mắc bệnh viêm đại tràng co thắt hoặc các bệnh liên quan đến đường ruột.
- Người có chế ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh.
- Người có tâm lý không ổn định, hay căng thẳng, lo âu, stress…
- Có tiền sử mắc các bệnh như viêm đại tràng, bệnh Crohn, loét đại tràng,…
6. Viêm đại tràng co thắt có nguy hiểm không?
Viêm đại tràng co thắt là một bệnh lành tính. Nó không gây ra bất kỳ tổn thương nghiêm trọng nào trong đường ruột và không nguy hiểm đến tính mạng.
Tuy nhiên, nếu để tình trạng này kéo dài sẽ khiến đại tràng bị rối loạn chức năng, ảnh hưởng đến khả năng hấp thu và bài tiết các chất. Ngoài ra, các triệu chứng đi kèm cơn đau thắt cũng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Do đó, để viêm đại tràng co thắt không tiến triển thành bệnh phức tạp hơn, hãy cố gắng khắc phục tối đa tình trạng bệnh lý sớm nhất có thể.
7. Các biện pháp cải thiện bệnh hiệu quả
Hiện tại, chưa có biện pháp hay loại thuốc nào giúp chữa trị dứt điểm viêm đại co thắt. Tuy nhiên, có thể cải thiện bệnh bằng cách loại bỏ các nguyên nhân gây bệnh và làm giảm triệu chứng bệnh. Từ đó, ngăn ngừa xuất hiện các biến chứng phức tạp do viêm đại tràng co thắt. Dưới đây là 10 biện pháp giúp cải thiện bệnh hiệu quả:
Thay đổi chế độ ăn uống phù hợp:
Bổ sung các chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất xơ giúp nhuận tràng hiệu quả. Các loại thực phẩm giàu chất xơ như: trái cây, bột yến mạch, rau xanh, các loại đậu, ngũ cốc, hạnh nhân, hạt chia, khoai lang,…
Đồng thời, tạo thói quen ăn uống lành mạnh: không bỏ bữa, chia nhỏ bữa ăn, ăn chậm nhai kĩ, hạn chế đồ ăn vặt, cắt giảm đồ ăn chứa nhiều chất béo, không ăn quá no hoặc quá ít,… giúp làm giảm kích thích ruột kết.
Giảm căng thẳng, stress
Tâm lý ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của hệ tiêu hoá, đặc biệt là đại tràng. Do đó, bạn cần học cách kiểm soát căng thẳng, giảm tối đa tác động của nó đến tâm lý và thể chất của bạn. Tinh thần thoải mái có thể giúp phòng ngừa co thắt đại tràng xuất hiện.
Tập thể dục thường xuyên
Tăng cường hoạt động thể chất giúp nâng cao sức khoẻ và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Bên cạnh đó, các tập thể dục thường xuyên còn giúp giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi – một yếu tố làm gia tăng tình trạng kích thích ruột.
Bạn nên tập thể dục khoảng 30 phút mỗi ngày với các bài tập như: yoga, chạy bộ, bài tập hít thở, aerobic, bơi lội,… sẽ giúp bạn làm dịu sự co thắt của ruột hiệu quả. Bên cạnh đó, lựa chọn bài tập phù hợp với bản thân và tập luyện đúng cách cũng rất quan trọng.
Hạn chế rượu bia và thuốc lá
Đây là một trong những yếu tố nguy cơ gây ra viêm đại tràng co thắt. Do vậy việc cắt giảm hoặc loại bỏ những chất độc hại này có thể giúp ngăn chặn các cơn co thắt diễn ra.
Bổ sung lợi khuẩn
Tăng cường lợi khuẩn để thiết lập cân bằng hệ vi sinh, khôi phục chức năng của đường tiêu hóa. Đặc biệt, tăng vi khuẩn có lợi ở ruột sẽ giúp ruột khỏe mạnh, giảm các triệu chứng của viêm đại tràng co thắt như tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, chướng bụng,…
Các sản phẩm chứa lượng lớn men vi sinh như: Sữa chua, dưa cải bắp, kim chi, các loại ngũ cốc, atiso, quả mâm xôi,…
Uống nhiều nước
Nước có vai trò cực kỳ quan trọng với cơ thể. Bổ sung đủ nước sẽ giúp tế bào tăng cường trao đổi chất, tăng chuyển hoá, cải thiện hệ thống tiêu hoá và thanh lọc đại tràng. Nên bổ sung ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Ngoài ra, bổ sung các loại rau củ và trái cây cũng giúp cung cấp lượng nước đáng kể cho cơ thể.
Massage bụng
Massage bụng sẽ giúp các cơ bụng được thư giãn, giảm nhanh các cơn đau co thắt đại tràng gây ra. Kiên trì thực hiện các động tác massage sẽ giúp đại tràng hoạt động tốt hơn, hỗ trợ tiêu hoá và ngăn ngừa táo bón. Ngoài ra, massage còn giúp cơ thể được nghỉ ngơi, tinh thần thoải mái, giảm các tác nhân xấu ảnh hưởng đến đại tràng.
Hít thở đều
Động tác hít thở đều sẽ giúp cơ thể hoạt động nhịp nhàng, điều hoà và lưu thông khí huyết. Khi đó, các cơ được thư giãn, thả lỏng và giảm sự co thắt do đại tràng gây ra. Đồng thời, hít thở đều sẽ giúp giải toả tâm trạng, tránh căng thẳng mệt mỏi rất tốt.
Biện pháp dùng thuốc
- Thuốc chống co thắt như: Atropin, Spasfon, Spasmaverine,… Các loại thuốc này có tác dụng làm dịu cơ và giảm tần suất xuất hiện của các cơn co thắt. Từ đó, giảm thiểu các triệu chứng do viêm đại tràng co thắt gây ra.
- Thuốc chống tiêu chảy như: Loperamide, Berberin, Pepto Bismol,… Đây là các triệu chứng phổ biến của viêm đại tràng co thắt. Tình trạng tiêu chảy kéo dài có thể làm nặng thêm bệnh và suy nhược cơ thể. Do đó, có thể sử dụng các thuốc này để chấm dứt triệu chứng này.
- Thuốc nhuận tràng như: Sorbitol, Duphalac, Forlax,… các tác dụng điều hòa nhu động ruột và giảm chứng táo bón, giúp ruột hoạt động bình thường.
- Ngoài ra có thể sử dụng các thuốc phòng ngừa các nguyên nhân gây ra viêm đại tràng co thắt như: thuốc chữa viêm đại tràng, thuốc chữa bệnh Crohn, thuốc chống loét đại tràng,…
Các bài thuốc dân gian
- Nghệ và mật ong: Nghệ có tác dụng diệt khuẩn, chống viêm, giảm đau, hỗ trợ tiêu hoá… Kết hợp với mật ong giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa và làm giảm viêm đại tràng co thắt hiệu quả.
- Củ riềng: Theo Đông y, củ riềng có vị cay tính ấm, quy kinh tỳ và vị, có tác dụng giảm đau, chống viêm, kích thích tiêu hoá… Do đó, bài thuốc từ củ riềng dùng để chữa viêm đại tràng co thắt rất tốt.
- Lá mơ lông: Có các thành phần giúp ức chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại trong đường tiêu hoá. Ngoài ra nó còn giúp giảm chứng đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng, giảm các triệu chứng của viêm đại tràng co thắt.
- Nha đam: Với công dụng chống viêm, diệt khuẩn tốt, nha đam có thể giúp hỗ trợ làm lành các vết loét đại tràng – một nguyên nhân gây tình trạng viêm đại tràng co thắt.
>>> Xem bài viết: 10 cách chữa đại tràng co thắt tại nhà đơn giản, hiệu quả
8. Làm thế nào để phòng ngừa viêm đại tràng co thắt?
Viêm đại tràng co thắt không thể chữa khỏi hoàn toàn, do đó việc chủ động phòng ngừa bệnh xảy ra là biện pháp tối ưu nhất.
Thông qua việc thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, bổ sung dinh dưỡng và tăng cường tập luyện thể lực,… có thể giúp loại bỏ nguyên nhân gây viêm đại tràng co thắt.
Ngoài ra, bệnh viêm đại tràng rất dễ tái phát trong thời gian ngắn. Do vậy bạn nên duy trì những thói quen lành mạnh để bảo vệ sức khoẻ tốt hơn.
9. Viêm đại tràng và viêm đại tràng co thắt có giống nhau không?
Khá nhiều người nhầm lẫn giữa 2 bệnh viêm đại tràng và viêm đại tràng co thắt. Do cả 2 đều là bệnh thuộc về đường tiêu hoá và đều có các triệu chứng tương tự nhau như: đau quặn bụng, đầy hơi, tiêu chảy, có chất nhầy trong phân, giảm cân không rõ nguyên nhân.
Cần phân biệt rõ 2 hội chứng này để không điều trị sai cách và khiến bệnh tình không thuyên giảm. Dưới đây một số điểm khác nhau giúp phân biệt giữa viêm đại tràng và viêm đại tràng co thắt:
Tóm lại, viêm đại tràng co thắt là bệnh lành tính, do đó bạn có thể hoàn toàn phòng ngừa và cải thiện nó bằng các biện pháp điều chỉnh lối sống lành mạnh. Tuy nhiên, nếu bệnh tình vẫn tiếp diễn và có các triệu chứng nặng hơn thì hãy đến các cơ sở khám chữa bệnh uy tín để được tư vấn và chữa trị kịp thời. Nếu cần được tư vấn và giải đáp thắc mắc, bạn đừng ngần ngại liên hệ HOTLINE 19009482 để được các chuyên gia sức khỏe của Imiale A+ hỗ trợ tận tình.