Triệu chứng của Hội chứng ruột kích thích (IBS) đa dạng và khá giống với các bệnh đường tiêu hóa khác như viêm đại tràng, viêm ruột,..nên dễ gây nhầm lẫn cho người bệnh. Trong bài viết dưới đây, IMIALE A+ sẽ giúp người bệnh phân biệt hội chứng ruột kích thích với một số bệnh lý đường tiêu hóa thường gặp và tìm cho mình giải pháp điều trị hiệu quả, phù hợp nhất.
1. Tổng quan về hội chứng ruột kích thích
1.1. Nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thích
Cho đến nay, nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thích vẫn chưa được biết rõ. Tuy nhiên có một số giả thuyết cho rằng, bệnh do rối loạn chức năng trục não – ruột gây ra. Cụ thể, ở người khỏe mạnh, trục não – ruột để truyền thông tin từ não đến ruột, điều khiển các hoạt động hấp thu, bài tiết nhịp nhàng. Tuy nhiên, ở bệnh nhân hội chứng ruột kích thích, chức năng này bị ảnh hưởng dẫn đến nhu động ruột bất thường, khiến người bệnh có cảm giác đau và rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy táo bón liên tục thất thường.
Ngoài ra, phải kể đến các yếu tố nguy cơ thúc đẩy hội chứng ruột kích thích tiến triển nhanh:
- Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột
- Căng thẳng, stress kéo dài
- Nhiễm trùng nặng
- Một số bệnh đường tiêu hóa: viêm ruột, rối loạn co thắt cơ trong ruột…
1.2. Triệu chứng hội chứng ruột kích thích
Mặc dù hội chứng ruột kích thích không gây tổn thương thực thể ở đại tràng và ruột non nhưng các triệu chứng của bệnh lại gây khó chịu, mệt mỏi trong sinh hoạt của người bệnh.
Một số triệu chứng tiêu biểu của hội chứng ruột kích thích bao gồm:
- Đau bụng: vị trí đau không cố định mà đau dọc khung đại tràng. Đau tăng lên sau ăn, hoặc chưa ăn xong đã có triệu chứng đau bụng, có thể phải ngừng ăn để bớt đau.Đau bụng do hội chứng ruột kích thích có thể kéo dài nhiều ngày, nhưng cũng có bệnh nhân đau 1-2 ngày hoặc nhiều tháng mới đau 1 lần.
- Táo bón: phân táo kèm theo nhầy bọc ngoài phân, mót rặn, cảm giác phân chưa ra ngoài hết. Phân không có lẫn máu.
- Tiêu chảy: phân lỏng, nát lẫn nhầy, lẫn bọt. Lượng bọt và nhầy nhiều hay ít tùy từng bệnh nhân. Phân không có lẫn máu.
- Chướng bụng: bụng bệnh nhân căng tức do chứa đầy hơi gây khó chịu.
Các triệu chứng khác: chán ăn, ăn không ngon miệng. Ngoài ra, người bệnh có thể mất ngủ, đau đầu, lo lắng…
>>> Xem bài viết: Hội chứng ruột kích thích có chữa khỏi được không?
2. Phân biệt hội chứng ruột kích thích với một số bệnh tiêu hóa thường gặp
Do nhầm lẫn triệu chứng của hội chứng ruột kích thích với các bệnh lý tiêu hóa thông thường nên người bệnh thường chủ quan, không xử trí bệnh đúng cách, khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Dưới đây sẽ chỉ ra những điểm giống và khác nhau về triệu chứng giúp người bệnh dễ dàng phân biệt hội chứng ruột kích thích với hai bệnh phổ biến là viêm loét đại tràng và viêm dạ dày
2.1. Phân biệt hội chứng ruột kích thích và viêm loét đại tràng:
Viêm loét đại tràng là tình trạng lớp niêm mạc đại tràng bị viêm nhiễm và tổn thương, gây sưng đỏ, xuất hiện các vết loét, nặng hơn là xuất huyết hoặc hình thành ổ áp xe ở niêm mạc.
Nguyên nhân
Hai nguyên nhân gây ra tình trạng viêm đại tràng là:
- Chế độ ăn uống không điều độ, mất vệ sinh: đồ ăn sống, đồ ăn ôi thiu, khó tiêu chứa nhiều vi sinh vật tấn công niêm mạc đại tràng gây viêm, điển hình là vi khuẩn tả, lỵ amip, giun đũa…
- Do tác dụng phụ của thuốc (thuốc kháng sinh, thuốc NSAIDs…) Kháng sinh tiêu diệt cả lợi khuẩn và hại khuẩn tại đại tràng dẫn đến loạn khuẩn, tạo điều kiện cho hại khuẩn tấn công gây tổn thương niêm mạc đại tràng, lâu ngày tiến triển triển thành viêm loét đại tràng. Ngoài ra một số thuốc chống viêm NSAIDs (aspirin, ibuprofen, naproxen…) có tác dụng phụ điển hình là gây viêm loét tiêu hóa, bao gồm cả viêm loét đại tràng. .
- Tiền sử gia đình: Gia đình có người mắc viêm loét đại tràng làm tăng nguy cơ mắc bệnh của người nhà.
- Thiếu máu cục bộ tại đại tràng: Thiếu máu đại tràng là nguyên nhân vết thương đại đại tràng khó lành và dễ tiến triển thành viêm loét. Thiếu máu cục bộ đại tràng do xơ vữa động mạch, tắc ruột,…
Triệu chứng:
- Đau bụng: âm ỉ, vị trí đau dọc theo khung đại tràng hoặc ở hố chậu trái, dưới rốn.
- Chướng bụng: mức độ vừa phải
- Đặc điểm phân: phân lỏng nát, không thành khuôn hoặc phân khô cứng do táo bón, có hoặc không có máu
- Ớn lạnh hoặc sốt
- Đau hoặc nhức khớp
2.2. Viêm dạ dày
Viêm dạ dày là tình trạng lớp chất nhầy bảo vệ dạ dày khỏi dịch tiêu hóa bị giảm đi khiến các axit tiêu hóa ăn mòn các mô lót trong dạ dày, gây ra vết loét.
Nguyên nhân
- Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori): Sau khi xâm nhập vào dạ dày, vi khuẩn HP sẽ tiết ra các độc tố gây tổn thương niêm mạc dạ dày và ức chế sản xuất yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày, hình thành các vết loét
- Sử dụng lâu dài thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Một số thuốc NSAIDs (aspirin, ibuprofen hoặc naproxen,…) gây ức chế quá trình tổng hợp prostaglandin – chất bảo vệ niêm mạc dạ dày, khiến dạ dày dễ bị viêm loét.
- Dư thừa axit trong dạ dày: do căng thẳng, ăn uống, sinh hoạt không điều độ, thiếu khoa học hoặc một số loại thực phẩm như rượu, bia,….khiến dịch vị ở dạ dày tiết ra liên tục, tăng nguy cơ hình thành vết loét
Triệu chứng:
- Đau bụng cảm giác nóng rát, cồn cào vùng thượng vị (đau ở vùng bụng trên rốn) là triệu chứng phổ biến và dễ nhận biết nhất hoặc đau tức ngực, đau vùng giữa bụng hoặc bên sườn trái. Cơn đau sẽ dữ dội hơn khi đói, dạ dày trống, cơn đau có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ tùy vào mức độ của bệnh.
- Buồn nôn
- Ợ hơi, ợ chua hoặc trào ngược axit
- Cơ thể mệt mỏi, suy nhược
- Đặc điểm phân: phân có thể màu đen hoặc lẫn máu
3. Chẩn đoán xác định hội chứng ruột kích thích
Không có xét nghiệm nào được dùng để chẩn đoán xác định bệnh nhân mắc Hội chứng ruột kích thích. Việc chẩn đoán dựa trên các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân và các xét nghiệm để loại trừ các bệnh lý khác, chẳng hạn như bệnh celiac, bệnh viêm ruột,….Chẩn đoán xác định sớm hội chứng ruột kích thích đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị và giảm thiểu tình trạng bệnh tái lại nhiều lần.
3.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng ruột kích thích
Sau khi bệnh nhân được làm các xét nghiệm loại trừ các bệnh lý khác, bác sĩ sẽ dựa vào hai bộ tiêu chuẩn là Rome và Manning giúp chẩn đoán Hội chứng ruột kích thích.
Tiêu chuẩn Rome IV
Người bệnh cảm thấy đau bụng hoặc khó chịu vùng bụng, trung bình ít nhất 1 ngày một tuần trong 3 tháng gần đây và kết hợp với 2 trong số các triệu chứng sau:
- Giảm đau bụng sau khi đi đại tiện.
- Thay đổi tần suất đại tiện.
- Táo bón hoặc tiêu chảy đan xen.
Tiêu chuẩn Manning
Bệnh nhân đau bụng và kết hợp nhiều hơn 2 trong số các triệu chứng sau:
- Đi đại tiện thường xuyên hơn khi cơn đau khởi phát
- Sau khi đỡ đau bụng, bệnh nhân đi ngoài phân lỏng
- Phân lẫn nhầy, không có máu
- Cảm giác đại tiện chưa hết và mót rặn.
- Chướng bụng
3.2. Chẩn đoán lâm sàng
Các bộ tiêu chuẩn Rome và Manning đưa ra các tiêu chí nhằm xác định các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích bao gồm:
- Đau bụng: bệnh nhân khó chịu ở bụng, co thắt ở giữa bụng hoặc bụng dưới theo mức độ nhẹ hoặc nặng. Sau khi đại tiện, bệnh nhân giảm đau bụng và khó chịu.
- Thay đổi thói quen đại tiện: người bệnh có thể đi nhiều hơn hoặc ít hơn so với bình thường, thường có cảm giác đi ngoài chưa hết. Tiêu chảy hoặc táo bón, hoặc xen kẽ tiêu chảy và táo bón.
- Chướng bụng: không đi kèm với buồn nôn và nôn. Tình trạng được cải thiện sau khi bệnh nhân đại tiện hoặc trung tiện.
- Các triệu chứng khác: hồi hộp, lo lắng, mất ngủ, mệt mỏi,…
3.3. Chẩn đoán cận lâm sàng
- Xét nghiệm máu cho kết quả bình thường.
- Xét nghiệm phân, cấy phân tìm vi khuẩn cho kết quả bình thường.
- Sinh thiết, xét nghiệm mô bệnh học ở đại tràng bình thường.
- Chụp X quang cho thấy khung đại tràng bình thường hoặc có rối loạn co bóp nhu động.
- Nội soi đại trực tràng bình thường, không có tổn thương thực thể.
Bác sĩ sẽ làm thêm các xét nghiệm khác cho bệnh nhân để phân biệt, loại trừ khả năng mắc các bệnh đường tiêu hóa khác.
>>> Xem bài viết: Khám đại tràng: Quy trình nội soi đại tràng và những điều cần lưu ý
4. Vai trò của lợi khuẩn trong Hội chứng ruột kích thích và viêm đại tràng
Đường ruột của con người chứa từ 500 đến 2.000 loài vi khuẩn, một số loại vi khuẩn có lợi cho đường tiêu hóa trong khi những loài khác thì không. Sự cân bằng vi sinh vật đường ruột là điều cần thiết để duy trì sức khỏe đường ruột và có thể hỗ trợ sức khỏe toàn bộ cơ thể.
Từ những nguyên nhân gây ra Hội chứng ruột kích thích và viêm đại tràng, chúng ta có thể thấy sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột sẽ làm tăng thêm nguy cơ mắc bệnh và các triệu chứng sẽ trầm trọng hơn. Do đó việc bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị cho bệnh nhân.
Men vi sinh là chế phẩm có chứa các vi sinh vật có lợi (lợi khuẩn). Khi vào đường tiêu hóa, men vi sinh sẽ có những vai trò sau:
- Hoạt động như một rào cản và ngăn các vi khuẩn khác kích thích hệ thống miễn dịch niêm mạc.
- Tăng cường sản xuất chất nhầy và thay đổi độ đặc của chất nhầy giúp tạo một lớp chất nhầy dày hơn trong ruột, có thể bảo vệ khỏi vi khuẩn xâm nhập.
- Kích thích hệ thống miễn dịch tại niêm mạc đường ruột sản xuất các globulin miễn dịch bảo vệ và các chất bảo vệ khác.
- Thay đổi chức năng của hệ thống miễn dịch niêm mạc giúp chống viêm tốt hơn.
Một số loại men vi sinh hiệu quả nhất mà người bệnh có thể lựa chọn:
Men tự nhiên: sữa chua, phô mai, kem, kim chi,….hỗ trợ tiêu hóa và giúp duy trì sức khỏe đường ruột.
Men tổng hợp gồm 2 men phổ biến sau:
- Men Lactobacillus: tham gia vào quá trình lên men acid lactic bằng cách sản xuất ra enzym lactase. Men được dùng cho các trường hợp bị đầy bụng, khó tiêu, chán ăn,….
- Men Bifidobacterium: là lợi khuẩn giúp tiêu hóa chất xơ, sản xuất các hóa chất quan trọng khác và ngăn ngừa nhiễm trùng. Bệnh nhân nên bổ sung men Bifidobacterium trong các trường hợp: viêm ruột, viêm loét đại tràng, hội chứng ruột kích thích, cholesterol cao và thậm chí là các rối loạn sức khỏe tâm thần.
>>> Xem bài viết: Imiale A+ – Chuyên biệt cho hội chứng ruột kích thích
Hiểu rõ về những nguyên nhân và triệu chứng của Hội chứng ruột kích thích cùng các bệnh về đường tiêu hóa phổ biến sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn và người thân trong việc phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị bệnh. Nếu cần được tư vấn và giải đáp cho những thắc mắc của mình, bạn đừng ngần ngại liên hệ theo HOTLINE 19009482 để được các chuyên gia của IMIALE A+ hỗ trợ tận tình.