Hội chứng ruột kích thích (còn gọi là IBS, viêm đại tràng co thắt) tuy không có tổn thương tại đại tràng nhưng người bệnh lại gặp nhiều vấn đề về tiêu hóa như đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón thất thường, đặc biệt khi ăn đồ ăn lạ. Các triệu chứng tái đi tái lại khiến người bệnh mệt mỏi, lo lắng và loay hoay đi tìm giải pháp.
Giờ đây, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm vì đã có Bí quyết cải thiện hội chứng ruột kích thích hiệu quả từ chuyên gia.
1. Tại sao hội chứng ruột kích thích lại đi ngoài nhiều lần, táo lỏng thất thường?
Các nghiên cứu cho rằng, 2 nguyên nhân chính gây hội chứng ruột kích thích là: Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột và Rối loạn hệ trục não – ruột. Ruột trở nên nhạy cảm với các tác nhân kích thích như sau ăn, đồ ăn lạ, các chất kích thích (rượu, bia), căng thẳng,… khiến nhu động ruột co thắt thất thường.
Vì vậy, người bệnh hội chứng ruột kích thích thường ăn xong đau bụng đi ngoài, đặc biệt là sau ăn sáng, đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân lúc lỏng lúc táo, đầu rắn đuôi nát. Một số bệnh nhân đau bụng, đau âm ỉ hay đau quặn thắt, đầy hơi, chướng bụng, giảm sau khi trung tiện, đại tiện.
2. Hội chứng ruột kích thích tái đi tái lại mãi không cải thiện
Điều quan ngại nhất của mỗi bệnh nhân hội chứng ruột kích thích là các triệu chứng dai dẳng mãi không khỏi. Người bệnh dùng thuốc gì cũng chỉ đỡ được một thời gian, sau đó “đâu vẫn hoàn đấy”. Đó là bởi vì:
2.1. Do không kiểm soát yếu tố nguy cơ
Một số yếu tố được cho là yếu tố nguy cơ, khởi phát các triệu chứng của bệnh, bao gồm: lo lắng, căng thẳng, ăn thực phẩm gây kích thích: đồ dầu mỡ, cay, nóng, hay cafe, rượu bia,…
Do đó, nếu người bệnh hội chứng ruột kích thích không duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, các triệu chứng dễ tái phát.
2.2. Do không điều trị nguyên nhân, chỉ điều trị triệu chứng
Thông thường, bệnh nhân hội chứng ruột kích thích được chỉ định điều trị triệu chứng, tập trung cải thiện tình trạng đi ngoài, đau bụng, đầy hơi mà không tác động đến nguyên nhân gây bệnh. Trong khi đó, mất cân bằng hệ vi sinh làm tổn thương hàng rào bảo vệ niêm mạc ruột, giảm đề kháng ruột. Khi đó các tác nhân gây hại như virus, vi khuẩn,… dễ dàng tấn công, bệnh tái đi tái lại không khỏi.
3. Bí quyết xử lý hội chứng ruột kích thích từ chuyên gia
Các chuyên gia nhận định, điều trị hội chứng ruột kích thích dứt điểm không thể chỉ tập trung vào điều trị triệu chứng. Bên cạnh tuân thủ phác đồ điều trị, người bệnh cần kiên trì, kết hợp nhiều giải pháp để loại bỏ nguyên nhân gây bệnh dẫn đến tình trạng tái đi tái lại mãi không khỏi.
3.1. Kiểm soát yếu tố nguy cơ
Kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây tái phát hội chứng ruột kích thích tập trung vào duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và chế độ sinh hoạt khoa học:
Duy trì chế độ ăn lành mạnh
Tùy vào tình trạng bệnh (viêm đại tràng co thắt tiêu chảy hay táo bón) mà người bệnh có chế độ dinh dưỡng phù hợp. Một số lưu ý dành cho người bệnh:
– Uống đủ nước
– Bổ sung thực phẩm chứa nhiều nhiều chất xơ (rau xanh, hoa quả)
– Nên kiêng một số thực phẩm:
- Đồ ăn nhanh; thực phẩm đóng gói ( mì gói, cháo ăn liền)
- Đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ
- Đồ ăn nhiều gia vị
- Các loại đồ uống như rượu, bia, cafe
- Bánh kẹo ngọt chứa nhiều đường
- Các loại hạt nhiều chất béo như hạt hạnh nhân, hạt óc chó, hạt lạc,…
– Theo dõi chế độ ăn để kiểm soát các thực phẩm gây kích thích. Ở hội chứng ruột kích thích, mỗi người bị kích thích bởi một loại thực phẩm khác nhau, đôi khi thời tiết thay đổi hay uống nước lạnh cũng làm ruột co thắt mạnh gây ra các triệu chứng.
Duy trì chế độ sinh hoạt khoa học
Để tránh khởi phát đợt co thắt đại tràng, người bệnh cần duy trì lối sống khoa học: Hạn chế thức khuya, làm việc quá sức, căng thẳng, lo âu,…
3.2. Điều trị theo phác đồ – không lạm dụng thuốc
Sử dụng thuốc theo đơn của bác sỹ, một số thuốc giảm triệu chứng như thuốc cầm tiêu chảy, nhuận tràng, chống sinh hơi…
Tuy nhiên như đã giải thích ở trên, các thuốc điều trị triệu chứng chỉ nên sử dụng khi thật cần thiết. Khi các triệu chứng giảm, người bệnh cần tham khảo ý kiến chuyên gia để ngừng thuốc. Lạm dụng thuốc nhuận tràng, thuốc trị tiêu chảy có thể gây rối loạn nhu động ruột, nặng thêm tình trạng bệnh.
3.3. Bổ sung lợi khuẩn – Giải pháp mới trong hỗ trợ cải thiện bệnh
Xuất phát từ nguyên nhân Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột và Rối loạn hệ trục não ruột, các nhà khoa học đã nghiên cứu phương pháp bổ sung lợi khuẩn cho người bệnh Hội chứng ruột kích thích. Giải pháp này mang đến hiệu quả rất tích cực và đã được cho vào hướng dẫn điều trị thường quy Hội chứng ruột kích thích tại nhiều cơ sở khám chữa bệnh trên cả nước
Lợi khuẩn khi vào đường ruột giúp:
- Thiết lập lại cân bằng vi sinh tự nhiên của đường ruột, cải thiện nhanh các triệu chứng khó chịu
- Củng cố hàng rào bảo vệ ruột, hạn chế nguy cơ tái phát
Tuy nhiên, trên thị trường rất nhiều các sản phẩm lợi khuẩn khác nhau, người bệnh lưu ý lựa chọn sản phẩm chất lượng dựa trên 2 tiêu chí:
- Đúng loại lợi khuẩn: Nên lựa chọn hai lợi khuẩn quan trọng nhất đường tiêu hóa là Bifidobacterium và Lactobacillus. Đây cũng chính là hai lợi khuẩn mà người bệnh Hội chứng ruột kích thích thiếu hụt
- Đúng dạng tồn tại của lợi khuẩn: Lợi khuẩn SỐNG với công nghệ bao hiện đại là thế hệ lợi khuẩn mới nhất cho hiệu quả vượt trội
Men vi sinh Imiale A+ từ Nhà sản xuất 150 năm tại Đan Mạch, chuyên biệt cho đại tràng
Men vi sinh Imiale A+ là men duy nhất tại Việt Nam, chứa hai chủng lợi khuẩn thủ lĩnh tiêu hóa: Bifidobacterium BB-12 và Lactobacillus LA-5. Sử dụng công nghệ bao kép độc quyền Cryoprotectant, Imiale A+ đưa lợi khuẩn vào sâu trong đường ruột: BB-12 tại đại tràng, LA-5 tại ruột non tạo ra tác dụng toàn diện, tổng thể.
Kết hợp thêm thành phần chất xơ hòa tan Inulin, Imiale A+ là công thức tối ưu cho hội chứng ruột kích thích. Imiale A+ vừa cung cấp lợi khuẩn, lại vừa cung cấp môi trường nuôi dưỡng lợi khuẩn nên hiệu quả được tăng cường và duy trì bền vững
- 95% người sử dụng hài lòng về sản phẩm: Bụng êm, đi ngoài ổn định, ăn uống thoải mái, không cần kiêng khem kĩ lưỡng.
- Liều dùng: 1-2 gói/ngày. Liệu trình: 3 – 6 tháng
- Lợi khuẩn đã được kiểm nghiệm lâm sàng, FDA Hoa Kỳ chứng nhận, Tổ chức Tiêu hóa thế giới khuyên dùng
- Imiale A+ đã công bố sản phẩm theo quy định của BYT và hiện tại đang được phân phối rộng rãi tại nhiều bệnh viện, nhà thuốc trên toàn quốc
Khách hàng sử dụng Imiale A+ phản hồi tích cực về sản phẩm
Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Hiệu quả nhanh, chậm phụ thuộc vào cơ địa, tình trạng của từng người.