Biểu hiện của hội chứng ruột kích thích thường gặp là tiêu chảy, táo bón và đau bụng. Các biểu hiện của bệnh giống các bệnh lý khác tại đường tiêu hóa. Do đó, người bệnh thường chủ quan làm cho bệnh tái đi tái lại nhiều lần. Vì vậy cần phân biệt hội chứng ruột kích thích với các bệnh lý khác để có cách điều trị phù hợp. Hãy cùng Imiale A+ tìm hiểu về các biểu hiện phổ biến và những việc cần làm khi nghi ngờ mắc bệnh.
Mục lục
1. Biểu hiện của hội chứng ruột kích thích
Biểu hiện của hội chứng ruột kích thích ở mỗi người có thể giống hoặc khác nhau tùy vào cơ địa và mức độ nặng nhẹ của bệnh. Dưới đây là một số biểu hiện thường gặp của hội chứng ruột kích thích:
1.1. Đau bụng
Đau bụng là biểu hiện phổ biến nhất của hội chứng ruột kích thích. Các cơn đau bụng thường xuất hiện ở phần bụng dưới hoặc là toàn bộ vùng bụng. Đôi khi, có thể xuất hiện các các đơn đau bụng quặn, đau bụng dữ dội và chuột rút ở ruột. Một số trường hợp có thể sờ thấy cục cứng ở vị trí đau.
1.2. Tiêu chảy
Tiêu chảy là một trong số các biểu hiện phổ biến của bệnh. Tiêu chảy làm ảnh hưởng đến khoảng 1/3 số bệnh nhân IBS. Theo các nghiên cứu trên 200 người mắc bệnh, bệnh nhân IBS bị tiêu chảy trung bình 12 lần mỗi tuần – nhiều gấp đôi so với người khỏe mạnh.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiêu chảy là do các cơn co thắt tại ruột làm tăng tốc độ của quá trình vận chuyển thức ăn tại ruột. Khi đó, ruột chưa kịp hấp thu nước trong thức ăn, lượng nước trong phân lớn gây tiêu chảy.
1.3. Táo bón
Có tới 50% người bệnh mắc hội chứng ruột kích thích có triệu chứng táo bón. Người bệnh đại tiện ít hơn 3 lần mỗi tuần. Táo bón làm cho người bệnh cảm giác đại tiện không hết. Các cơn đau bụng giảm sau khi đi đại tiện tuy nhiên nó có thể tái lại nhiều lần.
Nguyên nhân gây táo bón là do giảm các cơn co thắt tại ruột. Do đó, nó làm giảm tốc độ di chuyển của phân. Phân ở trong ruột càng lâu thì lượng nước bị ruột hấp thu càng nhiều. Điều đó dẫn đến việc phân khô cứng lại và khó đi đại tiện hơn.
1.4. Táo bón và tiêu chảy xen kẽ
Khoảng 20% bệnh nhân có biểu hiện tiêu chảy và táo bón xen kẽ. Biểu hiện này nghiêm trọng và dữ dội hơn so với các biểu hiện khác.
1.5. Chướng bụng, đầy hơi
Các quá trình tiêu hóa bị rối loạn dẫn đến việc sản sinh nhiều khí trong ruột. Điều này gây nên tình trạng chướng bụng và đầy hơi. Đây là biểu hiện dai dẳng và khó chịu nhất của bệnh. Theo một nghiên cứu trên 337 bệnh nhân thì có khoảng 83% người bị đầy hơi.
1.6. Tính chất phân thay đổi
Người bệnh mắc hội chứng ruột kích thích trong phân thường có chất nhầy do nhu động ruột kích thích. Đặc điểm quan trọng nhất là phân không lẫn máu vì không có tổn thương tại đại tràng. Người bệnh cần phân biệt với biểu hiện phân lẫn máu trong viêm đại tràng. Ngoài ra còn có tình trạng phân nát, không đóng thành khuôn ở người có biểu hiện tiêu chảy.
1.7. Không tiêu hóa được thức ăn
Khi không tiêu hóa được thức ăn bệnh nhân thường có một số biểu hiện như đầy hơi, chướng bụng, đau và khó chịu. Nguyên nhân tình trạng không tiêu hóa được thức ăn chưa được tìm hiểu rõ ràng. Một phần nguyên nhân là do sự thiếu hụt hoặc trục trặc của các enzym tiêu hóa.
Một số thức ăn khiến người bệnh không tiêu hóa được bao gồm: lactose trong sữa, gluten trong bánh mì, ngũ cốc… Khi sử dụng các thực phẩm này, triệu chứng của bệnh trở nên nặng hơn.
1.8. Mệt mỏi và khó ngủ
Các cơ đau và tình trạng rối loạn loạn đại tiện làm cho bệnh nhân mệt mỏi, kém tập trung trong công việc, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Bệnh còn làm ảnh hưởng tới giấc ngủ của người bệnh. Người bệnh khó đi vào giấc ngủ, tỉnh dậy thường xuyên và cảm thấy bồn chồn, căng thẳng vào buổi sáng. Mất ngủ làm cho tình trạng của bệnh trở nên trầm trọng hơn.
1.9. Trầm cảm và lo âu
Hội chứng ruột kích thích có thể gây trầm cảm và lo âu. Nguyên nhân là do bệnh có liên quan đến rối loạn trục não – ruột. Trục não ruột là khái niệm chỉ tương tác qua lại giữa ruột và hệ thần kinh. Khi trục não – ruột bị rối loạn có thể gặp triệu chứng như mệt mỏi, khó ngủ, đôi khi là trầm cảm.
>>> Tham khảo thêm: Đau đại tràng co thắt – Dấu hiệu và 10 phương pháp giảm đau nhanh
2. Phân biệt biểu hiện của hội chứng ruột kích thích so với các bệnh khác
Biểu hiện của hội chứng ruột kích thích không đặc trưng. Do đó, bệnh thường bị nhầm thành một số loại bệnh khác dẫn đến việc điều trị sai cách.
3. Chẩn đoán hội chứng ruột kích thích
Khi phát hiện các triệu chứng nghi ngờ hội chứng ruột kích thích, người bệnh nên tới cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán sớm. Thông thường, người bệnh không có các tổn thương thực thể nên chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng theo tiêu chuẩn Rome.
Tiêu chuẩn chẩn đoán Rome bao gồm: Đau bụng ít nhất 1 ngày/ tuần trong 3 tháng gần đây. Kèm theo ít nhất 2 trong 3 triệu chứng: Đau có liên quan đến đại tiện, đau liên quan đến thay đổi tần suất đại tiện, đau có liên quan đến thay đổi độ cứng của phân.
Bệnh nhân không có các tổn thương thực thể nên các xét nghiệm cận lâm sàng chủ yếu dùng để loại trừ. Một số xét nghiệm cận lâm sàng thường sử dụng như:
- Xét nghiệm máu, công thức máu: loại trừ bệnh thiếu máu.
- Xét nghiệm phân hoặc cấy phân: loại trừ trường hợp tiêu chảy do nhiễm vi khuẩn đường tiêu hóa.
- Xét nghiệm sinh thiết đại tràng.
- Các chỉ định nội soi: nội soi trực tràng sigma hoặc nội soi đại tràng để phát hiện tình trạng tắc nghẽn.
- Một số các xét nghiệm khác trong trường hợp xuất hiện các triệu chứng nặng như sốt, sụt cân, máu tươi trong phân.
4. Điều trị hội chứng ruột kích thích
Khi người bệnh đã xác định mắc hội chứng ruột kích thích cần có các biện pháp điều trị kịp thời. Bệnh hiện chưa có phác đồ điều trị cụ thể. Tuy nhiên, việc điều trị triệu chứng giúp bệnh nhân kiểm soát được bệnh.
Một số cách điều trị bệnh được kể đến dưới đây:
- Ăn uống khoa học
Người bệnh nên sử dụng các thực phẩm giàu chất xơ để làm giảm tình trạng táo bón. Uống đủ nước mỗi ngày. Hạn chế các thực phẩm lạ, thực phẩm có mùi tanh,… là các yếu tố làm tăng tình trạng đau bụng.
Không nên uống nước có gas, thực phẩm có chứa carbohydrate như đậu, bắp cải… vì chúng gây đầy hơi và chướng bụng.
Người bệnh nên ăn uống đúng giờ, tránh bỏ bữa.
- Chế độ sinh hoạt
Người bệnh cần nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, tránh thức khuya. Tập thể dục thường xuyên giúp loại bỏ căng thẳng, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Duy trì các bài tập yoga sẽ giúp cải thiện tình trạng của bệnh.
- Điều trị bằng thuốc:
Một số thuốc dùng để điều trị triệu chứng như:
Thuốc trị tiêu chảy: Loperamid, Bismuth, Smecta.
Thuốc điều trị táo bón: polyethylene glycol, lactulose, mannitol, sorbitol,
Thuốc giảm đau: Atropin, Scopolanin, Hyoscin.
- Bổ sung lợi khuẩn
Ngoài các cách điều trị trên người bệnh có thể bổ sung các lợi khuẩn giúp đường ruột khỏe mạnh. Bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích có tình trạng rối loạn hệ vi sinh đường ruột do thiếu hụt hai lợi khuẩn Bifidobacterium và Lactobacillus.
Việc bổ sung lợi khuẩn làm tăng cường sản sinh kháng thể IgA giúp tăng khả năng miễn dịch tại ruột. Ngoài ra, các lợi khuẩn còn giúp tăng cường chức năng hàng rào bảo vệ ruột.
Đây là một bệnh mãn tính phổ biến tại ruột. Tuy nhiên, một số các biểu hiện của hội chứng ruột kích thích vẫn bị xem nhẹ. Bệnh ảnh hưởng đáng kể tới cuộc sống và gây khó chịu cho bệnh nhân. Khi phát hiện các biểu hiện trên, bạn nên đến thăm khám để tìm ra cách điều trị phù hợp. Nếu có bất cứ thắc mắc hay vấn đề cần giải đáp, đừng ngần ngại liên hệ tới Hotline 1900 9482 của chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất.
>>> Tham khảo thêm: Viêm đại tràng mạn tính: Triệu chứng và biến chứng thường gặp