Viêm đại tràng mạn tính có xu hướng ngày càng gia tăng tại Việt Nam. Ước tính ở nước ta có đến 20% dân số mắc phải căn bệnh này. Bệnh gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống người bệnh và có nguy cơ xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị đúng cách và kịp thời. Do đó, việc trang bị một số kiến thức về căn bệnh này được cho là cần thiết. Hãy cùng Imiale A+ tìm hiểu một số thông tin cơ bản về viêm đại tràng mạn tính qua bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Thế nào là viêm đại tràng mạn tính?
Viêm đại tràng là tình trạng niêm mạc đại tràng bị viêm do các tác nhân vi khuẩn, virus, ký sinh trùng,… hoặc là hậu quả của các bệnh lý đại tràng khác điển hình là bệnh Crohn (viêm ruột). Khi tình trạng viêm nhiễm kéo dài liên tục và lâu ngày, viêm đại tràng tiến triển thành viêm đại tràng mạn tính.
Ở các bệnh nhân viêm đại tràng mạn tính, niêm mạc đại tràng tổn thương với nhiều mức độ khác nhau. Mức độ nhẹ, niêm mạc chưa có tổn thương mà chỉ trở nên nhạy cảm hơn với các tác nhân độc hại từ môi trường. Khi bệnh tiến triển nặng, tổn thương sẽ xuất hiện, tăng dần từ trợt, loét cho đến áp xe hoặc xuất huyết đại tràng.
2. Triệu chứng viêm đại tràng mạn tính
Các triệu chứng của viêm đại tràng không quá nguy hiểm nhưng lại kéo dài dai dẳng, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Các triệu chứng phổ biến là:
2.1. Đau bụng
Đau bụng là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của viêm đại tràng mạn tính. Người bệnh thường đau bụng ở một vị trí cố định, chủ yếu ở hai hố chậu bên trái và bên phải, sau đó có thể lan tỏa khắp vùng bụng.
Đau bụng có thể xuất hiện tùy theo tần suất những cơn co thắt đại tràng hoặc đau âm ỉ khó chịu cả ngày. Bệnh nhân luôn cảm thấy bụng dưới vô cùng căng tức khó chịu và muốn đi tiêu để tháo rỗng ruột nhằm giảm bớt tình trạng này.
2.2. Rối loạn tiêu hóa và thay đổi tính chất phân
Người bệnh viêm đại tràng mạn tính thường gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa, mà thường gặp nhất là tiêu chảy. Điều này có thể giải thích do sự co thắt liên tục của cơ trơn tiêu hóa thành đại tràng, đồng thời, đại tràng giảm tái hấp thu nước từ thức ăn, làm tăng lượng nước trong phân và gây ra tiêu chảy.
Tiêu chảy ở bệnh nhân viêm đại tràng mạn tính thường đi kèm với đau bụng và triệu chứng sẽ giảm sau khi đi tiêu.
2.3. Thay đổi tính chất phân
Phân của bệnh nhân tiêu chảy do viêm đại tràng thường lỏng và nát do thức ăn đi qua đại tràng quá nhanh, chưa kịp tiêu hóa và tái hấp thu nước hoàn toàn.
Bệnh nhân cũng có thể thấy máu và mủ nhầy trong phân. Máu và mủ nhầy này xuất phát từ các tế bào niêm mạc ruột bị viêm, bong ra và theo phân đi ra ngoài.
2.4. Các triệu chứng ngoài tiêu hóa
Một số triệu chứng không điển hình và ít gặp khác cũng có thể xảy ra ở bệnh nhân viêm đại tràng mạn tính như sốt, sau đó kéo theo ớn lạnh, mệt mỏi, choáng váng, mất nước, khô mắt và miệng. Bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa mãn tính dẫn đến chán ăn, ăn không tiêu và khó hấp thu dinh dưỡng. Hậu quả là dẫn đến gầy sút cân và suy nhược cơ thể trên người viêm đại tràng mạn tính.
Ở bệnh nhân viêm đại tràng mạn tinh, các triệu chứng dai dẳng, luẩn quẩn gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Điều này có thể giải thích do ở bệnh nhân viêm đại tràng mạn tính có sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Hại khuẩn gia tăng sẽ tấn công và làm tổn thương niêm mạc đại tràng, đồng thời làm giảm đề kháng ở bệnh nhân. Giảm đề kháng tạo điều kiện thuận lợi cho hại khuẩn tiếp tục phát triển, tấn công niêm mạc ruột tạo thành vòng bệnh lý luẩn quẩn:
>>> XEM THÊM: Đau đại tràng có nguy hiểm không? Giải pháp cho đại tràng khỏe mạnh
3. Viêm đại tràng mạn tính có gây ra biến chứng không?
Viêm đại tràng mãn tính có tần suất tái phát càng cao, mức độ càng nặng cũng như có nhiều yếu tố nguy cơ (cao tuổi, tiền sử đã xuất hiện biến chứng, bệnh mắc kèm,…) thì tỷ lệ xuất hiện biến chứng càng lớn. Những biến chứng này nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
3.1. Loét đại tràng
Viêm đại tràng mạn tính tái đi tái lại làm tế bào niêm mạc đại tràng trở nên suy yếu, tổn thương và bong tróc. Do đó, hệ tiêu hóa trở nên nhạy cảm hơn với các tác nhân kích thích gây độc như rượu bia, virus, vi khuẩn , kí sinh trùng,… Khi đó, niêm mạc ruột sẽ xuất hiện những vết trợt và tiến triển thành loét. Đây là một biến chứng thường gặp của viêm đại tràng mạn tính.
3.2. Xuất huyết tiêu hóa
Khi các vết loét trên niêm mạc đại tràng xuất hiện ngày càng nhiều và nghiêm trọng, bệnh nhân có thể xuất hiện biến chứng xuất huyết tiêu hóa. Người bệnh sẽ có một số triệu chứng như đi ngoài ra máu hoặc phân đen, kèm theo mệt mỏi do mất máu.
Tùy theo mức độ xuất huyết mà triệu chứng của bệnh nhân có thể nhẹ hay nặng. Một số biến chứng toàn thân nghiêm trọng như suy dinh dưỡng, thiếu máu hay thậm chí shock mất máu do xuất huyết tiêu hóa.
3.3. Thủng đại tràng
Khi tình trạng viêm đại tràng mãn tính trở nặng, các vết loét trở nên khó lành và ăn sâu vào niêm mạc đại tràng, phá hủy các lớp cơ và hậu quả cuối cùng sẽ là xuất huyết và thủng đại tràng.
Khi có thủng đại tràng, triệu chứng của bệnh nhân vô cùng rầm rộ và dễ nhận biết. Đau dữ dội vùng bụng dưới, cứng bụng, đau không giảm khi thay đổi tư thế là những dấu hiệu điển hình của thủng đại tràng. Đây là một cấp cứu y khoa và bệnh nhân cần đến cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức để có những xử trí kịp thời.
3.4. Ung thư đại trực tràng
Tình trạng viêm và tái tạo liên tục của tế bào niêm mạc đại tràng làm rối loạn chu kì tế bào, tế bào trở nên dễ dàng đột biến, quá sản, dị sản và loạn sản. Hậu quả cuối cùng của viêm đại tràng mãn tính sẽ là ung thư đại tràng.
>>>XEM THÊM: Viêm đại tràng có nguy hiểm không? Cảnh báo 7 biến chứng khôn lường
4. Phác đồ điều trị viêm đại tràng mãn tính
Hiện nay, vẫn chưa tìm được biện pháp điều trị triệt để viêm đại tràng mạn tính. Chăm sóc bệnh nhân viêm đại tràng mạn tính thường tập trung vào giảm triệu chứng, chăm sóc hỗ trợ nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.
Việc kết hợp biện pháp dùng thuốc và không dùng thuốc như thay đổi chế độ ăn và lối sống là vô cùng quan trọng để kiểm soát bệnh. Bệnh nhân nên có một chế độ ăn lành mạnh kết hợp cùng một lối sống phù hợp như hạn chế tối đa stress cũng như vận động thể lực thường xuyên.
Các chuyên gia đề xuất một vài hoạt động có thể hữu ích cho người bệnh như đi bộ nhẹ nhàng, đạp xe hoặc các hoạt động thể thao khác ít nhất 30 phút một ngày.
Ngoài ra, khi các triệu chứng nặng, gây ảnh hưởng đến cuộc sống, người bệnh nên tham khảo ý kiến chuyên gia và sử dụng thuốc hợp lý. Một số nhóm thuốc thường được kê cho bệnh nhân viêm đại tràng mạn tính:
- Thuốc kháng sinh: Kháng sinh có thể được kê đơn để điều trị khi viêm đại tràng có tình trạng nhiễm trùng như Biseptol, Metronidazol
- Thuốc chống viêm: Một số thuốc chống viêm thông dụng như Glucocorticoid, acid 5-aminosalicylic,…
- Thuốc điều trị triệu chứng: Bao gồm thuốc chống co thắt (Trimebutin, Phloroglucinol,…); thuốc điều trị tiêu chảy (Loperamid, Actapulgite, Smecta…), táo bón (Sorbitol, Folax, Duphalac,…)
Trong trường hợp viêm đại tràng rất nặng, bệnh nhân có thể phải cắt bỏ một phần cho đến toàn bộ đại tràng, hoặc có thể cắt bỏ cả một phần ruột non. Tuy nhiên, phẫu thuật luôn là giải pháp cuối cùng nếu bệnh nhân đã thất bại với những biện pháp điều trị nội khoa hoặc xuất hiện những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Ngoài ra, bệnh nhân viêm đại tràng nên đi khám định kỳ để theo dõi tình trạng bệnh, mức độ cải thiện hay tiến triển bệnh để đưa ra phác đồ điều trị tiếp theo hợp lý.
5. Viêm đại tràng mạn tính ăn gì kiêng gì?
5.1. Ăn gì khi bị viêm đại tràng mạn tính
Chế độ ăn của bệnh nhân viêm đại tràng mạn tính nên được bổ sung những thực phẩm sau:
- Cá: Các loại cá, đặc biệt là cá hồi sẽ là một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cung cấp cho bệnh nhân cả protein và acid béo omega 3. Chúng sẽ giảm thúc đẩy làm lành nhanh niêm mạc đại tràng tổn thương cũng như giảm các triệu chứng viêm loét ở người bệnh.
- Bơ: Bơ cung cấp nhiều protein và chất béo lành mạnh khác tốt cho quá trình phục hồi của niêm mạc đại tràng.
- Nước, nước hoa quả: Bổ sung thêm nước, ion và các vi chất dinh dưỡng cần thiết. Đặc biệt ở những bệnh nhân có tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, việc bổ sung nhiều nước giúp bù lại nước và điện giải rất cần thiết.
- Thịt nạc, trứng gà: Cung cấp protein và các chất dinh dưỡng cần thiết cho người bệnh.
- Lợi khuẩn: Một số sản phẩm như sữa chua uống hay men vi sinh có thể bổ sung thêm lợi khuẩn cho cơ thể nhằm hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, giảm tỉ lệ tái phát, đồng thời giúp tái tạo niêm mạc ruột, cải thiện các triệu chứng của viêm đại tràng mạn tính.
5.2. Kiêng gì khi bị viêm đại tràng mạn tính
Theo khuyến cáo của tổ chức Crohn’s & Colitis Foundation, bệnh nhân viêm đại tràng mãn tính nên tránh những thực phẩm sau:
- Đồ ăn nhiều dầu mỡ hoặc đồ chiên rán
- Sữa hoặc các sản phẩm có chứa sữa
- Một số loại thực phẩm giàu chất xơ như bỏng ngô, hạt, quả hạch và ngô
6. Vai trò lợi khuẩn trong hỗ trợ điều trị viêm đại tràng mãn tính
Hệ khuẩn chí ở đại tràng vô cùng phong phú và có sự cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn. Việc mất cân bằng hệ khuẩn chí đường ruột dẫn đến sự suy giảm sức đề kháng của cơ thể, dễ nhiễm tác nhân gây bệnh, tạo thành vòng bệnh lý luẩn quẩn, làm nặng nề hơn tình trạng viêm đại tràng mãn tính vốn có.
Vì vậy, việc bổ sung lợi khuẩn là giải pháp cắt đứt vòng bệnh lý luẩn quẩn ở bệnh nhân viêm đại tràng mạn tính:
- Lợi khuẩn tái thiết lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột: Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và tấn công gây tổn thương niêm mạc, suy giảm miễn dịch dẫn đến tạo tạo thành vòng luẩn quẩn bệnh lý viêm đại tràng. Bổ sung lợi khuẩn giúp cắt đứt một mắt xích quan trọng trong vòng luẩn quẩn ấy, giúp cải thiện đáng kể tình trạng của người bệnh.
- Tạo hàng rào bảo vệ niêm mạc ruột: Lợi khuẩn bám dính tạo hàng rào bảo vệ niêm mạc ruột tránh khỏi tấn công của vi khuẩn có hại.
- Tăng cường miễn dịch: 70-80% tế bào miễn dịch nằm ở đường ruột. Do đó, bổ sung lợi khuẩn, bảo vệ niêm mạc ruột cũng là biện pháp giúp tăng cường miễn dịch cho bệnh nhân. Ngoài ra, lợi khuẩn hỗ trợ tiêu hóa, giúp người bệnh tiêu hóa tốt, tăng cường thể lực, nâng cao đề kháng.
Đặc biệt với những bệnh nhân viêm đại tràng mãn tính có nhiễm khuẩn và sử dụng kháng sinh lâu ngày, sự mất cân bằng khuẩn chí là vô cùng nghiêm trọng. Do đó, việc bổ sung lợi khuẩn là thật sự cần thiết.
>>> Xem thêm: Viêm đại tràng ở trẻ em có nguy hiểm không? Nguyên nhân và giải pháp
Tuy nhiên, không phải loại lợi khuẩn nào cũng mang lại hiệu quả cao. Các chuyên gia khuyên cáo bổ sung những chế phẩm chứa lợi khuẩn sống, gắn đích tại đại tràng để mang lại tác dụng nhanh và hiệu quả. Chế phẩm Imiale A+ chứa 6 tỷ lợi khuẩn Bifidobacterium BB-12 và Lactobacillus LA-05 là hai chủng lợi khuẩn thiết yếu, trong đó Bifidobacterium BB-12 tập trung gắn đích đại tràng, do đó men vi sinh Imiale A+ giúp cải thiện hiệu quả triệu chứng khó chịu của viêm đại tràng mạn tính và đã được kiểm chứng trên lâm sàng.
>>> Xem thêm: Hơn 450 nghiên cứu chứng minh hiệu quả của Imiale A+
Tài liệu tham khảo: