Viêm đại tràng co thắt là một bệnh về tiêu hoá phổ biến, chiếm khoảng 20% dân số Việt Nam. Tuy nhiên, triệu chứng viêm đại tràng co thắt thường không đặc trưng và dễ nhầm lẫn với các bệnh tiêu hóa khác như viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa,… Vì vậy, trong bài viết này Imiale A+ sẽ chia sẻ những triệu chứng điển hình, giúp người bệnh nhận biết sớm và chữa trị kịp thời để viêm đại tràng co thắt không tiến triển nặng hơn.
Mục lục
1. Viêm đại tràng co thắt là gì?
Viêm đại tràng co thắt (hay còn gọi là hội chứng ruột kích thích – IBS) là tình trạng rối loạn chức năng ruột, đặc trưng bởi các triệu chứng: Đau quặn bụng, đầy hơi, táo bón và tiêu chảy, phân đầu rắn đuôi nát, không lẫn máu, đại tiện ngay sau khi ăn. Khác với viêm đại tràng thông thường, IBS không gây tổn thương ở đại tràng, không có xuất hiện ổ loét.
Viêm đại tràng co thắt là bệnh lành tính, không gây nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên bệnh có thể tái phát nhiều lần. Điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống và thể trạng người bệnh…
Hiện vẫn chưa biết rõ nguyên nhân gây viêm đại tràng co thắt. Tuy nhiên, khả năng mắc IBS sẽ tăng lên nếu người bệnh có các yếu tố như:
- Tăng mẫn cảm ruột do trục não – ruột bị rối loạn.
- Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột
- Nhiễm trùng tại niêm mạc ruột hoặc viêm ruột kết gây ra bởi vi rút, ký sinh trùng hoặc vi khuẩn.
- Chế độ ăn uống không điều độ, ăn các thực phẩm khó tiêu, thực phẩm nhiều dầu mỡ hoặc không đảm bảo vệ sinh, uống nhiều rượu bia, sử dụng chất kích thích.
- Tác dụng phụ do sử dụng kháng sinh.
- Các yếu tố di truyền (người có tiền sử gia đình có mắc bệnh về đường ruột), môi trường sống và tâm lý không ổn định cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành IBS.
- Tỷ lệ nữ giới mắc IBS nhiều hơn so với nam giới gấp 2 lần
2. 10 triệu chứng viêm đại tràng co thắt điển hình
Viêm đại tràng co thắt là bệnh có các triệu chứng rất điển hình. Nhờ vậy người bệnh hoàn toàn có thể nhận biết các dấu hiệu một cách dễ dàng, từ đó có biện pháp xử trí kịp thời. Những triệu chứng viêm đại tràng co thắt có thể xuất hiện đơn độc, xen kẽ nhau hoặc phối hợp với nhau. Dưới đây là 10 triệu chứng viêm đại tràng điển hình:
Đau bụng
Triệu chứng mà người bệnh mắc IBS hay gặp nhất là đau bụng. Những cơn co thắt có thể khiến bụng đau quặn, thậm chí đau là dữ dội, chuột rút ở bụng. Đôi khi sờ thấy cục rắn ở vị trí đau. Thường đau ở vùng bụng dưới, đau âm ỉ hoặc đau từng cơn, thường có liên quan đến đại tiện.
Đầy hơi, căng, chướng bụng
Tỷ lệ gặp tình trạng đầy hơi, chướng bụng ở những người được chẩn đoán mắc viêm đại tràng co thắt lên đến 90%. Nguyên nhân xảy ra tình trạng này là do chức năng tiêu hoá bị rối loạn. Dẫn đến người bệnh kém dung nạp nhiều loại thức ăn, sản sinh nhiều khí trong ruột gây đầy hơi, chướng bụng.
Táo bón
Cơn co thắt có thể gây rối loạn nhu động ruột, khiến ruột giảm vận chuyển phân qua đường tiêu hoá gây ra tình trạng táo bón.
Hội chứng ruột kích thích thể táo bón (IBS-C) khác với táo bón thông thường là có tình trạng đầy hơi, đau bụng dữ dội đi kèm với táo bón, phân có thể lẫn nhầy. Với IBS-C, tình trạng đầy hơi, đau bụng có thể biến mất tạm thời sau khi đi tiêu, tuy nhiên nó cũng có xu hướng tái phát lại nhiều lần.
Tiêu chảy
Tương tự như IBS-C, cơn co thắt cũng có thể tăng tốc độ di chuyển thức ăn qua ruột, giảm hấp thu nước và thức ăn gây tiêu chảy.
Hội chứng ruột kích thích thể tiêu chảy (IBS-D) xuất hiện trên ⅓ số người mắc viêm đại tràng co thắt, với các triệu chứng: đại tiện lỏng 3-5 lần/ ngày, phân nhiều nước hơn, lỏng hoặc nát.
Ngoài ra, tiêu chảy và táo bón có thể xảy ra xen kẽ nhau. Tình trạng này có xu hướng nghiêm trọng hơn, với tần suất nhiều và dữ dội hơn.
Đột ngột muốn đi ngoài
Với IBS, sự co thắt khiến nhu động ruột tăng lên dẫn đến người bệnh có nhu cầu đi đại tiện đột ngột, tức thì. Đồng thời, thường xuyên bị tiêu chảy hoặc táo bón sẽ khiến các cơ trực tràng và hậu môn bị suy yếu. Điều này làm giảm khả năng giữ phân lại, dẫn đến tình trạng đi ngoài không tự chủ.
Đại tiện bất thường
Bệnh nhân viêm đại tràng co thắt có thể gặp khó khăn khi đại tiện, mót rặn hoặc cảm giác không đi hết phân gây khó chịu cho người bệnh.
Phân của bệnh nhân viêm đại tràng co thắt thường có lẫn chất nhầy, nhưng không bao giờ có lẫn máu.
Rối loạn tâm lý, lo âu thậm chí là trầm cảm
Ruột dược liên kết chặt chẽ với não bộ thông qua hệ thống thần kinh. Điều này có nghĩa là cảm xúc, tinh thần căng thẳng không ổn định có thể góp phần tác động xấu đến ruột, khiến ruột “phản ứng quá mức” với các cơn co thắt. IBS kéo dài có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt và đời sống tinh thần của họ.
Sút cân
Người bệnh mắc IBS có thể không dung nạp được một số loại thực phẩm như sữa, carbohydrates, chất xơ,… gây thiếu hụt nhiều chất dinh dưỡng cần thiết.
Bên cạnh đó, chứng rối loạn tiêu hoá, đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu… cũng khiến người bệnh cảm thấy chán ăn, thậm chí là sợ ăn quá nhiều và bỏ bữa. Tình trạng này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu bệnh đi kèm với tiêu chảy thường xuyên, khiến cơ thể suy nhược, suy dinh dưỡng và giảm cân.
Mệt mỏi, mất ngủ, đau đầu mạn tính.
IBS liên quan đến rối loạn giấc ngủ, khiến người bệnh khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu, thường xuyên tỉnh giấc do cơn co thắt đột ngột và cảm thấy bất ổn khi thức giấc. Điều này khiến người bệnh mệt mỏi, kém tập trung, thậm chí là đau đầu kéo dài.
Triệu chứng ngoài tiêu hóa
Một số triệu chứng ngoài tiêu hóa ít gặp ở bệnh nhân viêm đại tràng co thắt như: Đau lưng, mỏi cơ, đổ mồ hôi, trào ngược dạ dày thực quản, buồn nôn, nôn, rối loạn chức năng tình dục, giảm ham muốn…
Tùy vào thể trạng mỗi người mà những triệu chứng này có thể biến mất hoặc tái phát lại nhiều lần. Thậm chí chúng có thể kéo dài liên tục. Các triệu chứng này có đặc điểm là không đặc hiệu, thường thay đổi theo thời gian và chế độ ăn uống. Do đó, cần phát hiện bệnh sớm và có những biện pháp phù hợp giúp cải thiện bệnh.
3. Hình ảnh viêm đại tràng co thắt điển hình
Bệnh nhân viêm đại tràng co thắt đau bụng dữ dội, thường đau ở vùng bụng dưới, đau âm ỉ hoặc đau từng cơn.
Nguyên nhân gây đau bụng là do những cơn co thắt bất thường tại ruột.
IBS không gây tổn thương niêm mạc đại tràng nên không có tình trạng viêm loét niêm mạc hay có lẫn máu trong phân.
4. Cần làm gì để cải thiện viêm đại tràng co thắt?
Viêm đại tràng co thắt có thể được điều trị bằng các loại thuốc. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc có thể để lại nhiều tác dụng phụ, mà không giải quyết triệt để được những nguyên nhân cơ bản gây ra triệu chứng bệnh. Do đó, việc thay đổi lối sống và thực hiện các biện pháp phòng ngừa tự nhiên tại nhà có xu hướng ưu tiên hơn.
Chế độ ăn uống hợp lý
Tiếp tục tuân thủ chế độ ăn hằng ngày, ăn đúng giờ giấc, ăn chậm nhai kỹ, không ăn quá nhiều cùng một lúc.
Khuyến khích bổ sung nhiều nước, giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất như trái cây, rau củ, bánh mì, các loại hạt, ngũ cốc, sữa không chứa lactose… giúp dễ tiêu hóa và tăng cường sức khỏe.
Bên cạnh đó, người bệnh nên tránh ăn các loại thực phẩm lạ, gây dị ứng, tiêu chảy, đau bụng. Không ăn các loại thức ăn dầu mỡ, cay nóng, các chất kích thích,…
Thay đổi chế độ sinh hoạt
Tập thể dục thường xuyên giúp điều chỉnh chức năng tiêu hóa và nhu động ruột. Đồng thời giúp kích thích endorphin để giảm bớt căng thẳng và xoa dịu cơn đau, tăng cường sự phối hợp giữa ruột và hệ thần kinh diễn ra nhịp nhàng.
Ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi thư giãn hoặc tham gia nhiều hoạt động ngoài trời giúp tinh thần thoải mái. Chủ động kiểm soát căng thẳng, phòng ngừa các triệu chứng của IBS ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
>>>Xem thêm: Mách bạn 7 cách chữa viêm đại tràng tại nhà vô cùng hiệu quả
Tham khảo chế độ ăn kiêng FODMAP thấp cho người mắc IBS
Có thể sử dụng chế độ ăn kiêng FODMAP thấp khi các biện pháp thay đổi chế độ ăn và lối sống khác không thành công. FODMAP là những loại carb chuỗi ngắn hấp thu kém qua đường tiêu hoá, ảnh hưởng xấu đối với người mắc IBS. Chế độ ăn kiêng FODMAP giúp làm giảm các triệu chứng của IBS và chất lượng cuộc sống người bệnh được cải thiện đáng kể.
Một số thực phẩm lành mạnh, giàu dinh dưỡng, có thể áp dụng với chế độ ăn kiêng FODMAP: thịt, cá, trứng, hạnh nhân, đậu phộng, hạt điều, các loại trái cây ( chuối, việt quất, dưa vàng, cam, dâu tây…), chất làm ngọt như maple syrup, cỏ ngọt stevia, sản phẩm từ sữa không chứa lactose, rau củ, ngũ cốc,…
Bổ sung men vi sinh
Một trong những yếu tố nguy cơ gây viêm đại tràng co thắt là rối loạn hệ vi sinh đường ruột. Do vậy, cần bổ sung lợi khuẩn để khôi phục lại trạng thái cân bằng ban đầu, giúp cải thiện chức năng ruột. Hãy bổ sung vào chế độ ăn uống các thực phẩm giúp cung cấp men vi sinh như: sữa chua, dưa chuột muối, kimchi, nấm sữa Kefir, sữa bơ, chuối, phô mai,…
Tuy nhiên, để tăng hiệu quả, người bệnh viêm đại tràng co thắt nên bổ sung lợi khuẩn đường ruột thiết yếu như Bifidobacterium và Lactobacillus. Lợi khuẩn này cần đảm bảo sống khi đi qua môi trường acid khắc nghiệt tại dạ dày để đến được đại tràng.
Sản phẩm BVSK Imiale A+ chứa 6 tỷ lợi khuẩn thiết yếu Bifidobacterium BB-12 và Lactobacillus LA-5, trong đó Bifidobacterium BB-12 tập trung gắn đích tại đại tràng. Ngoài ra, sản phẩm ứng dụng công nghệ bao kép Cryoprotectant độc quyền, đảm bảo lợi khuẩn sống, bền vững khi qua dạ dày đến bám dính tại đại tràng. Imiale A+ được các nghiên cứu lâm sàng chứng minh hiệu quả hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của viêm đại tràng co thắt như giảm táo bón, tiêu chảy, tăng cường sức đề kháng….
>>> Xem thêm: Hơn 450 nghiên cứu lâm sàng của Imiale A+ chứng minh hiệu quả và an toàn
Liệu pháp điều trị bằng thuốc
Khuyến khích chỉ sử dụng thuốc khi các biện pháp trên không thành công. Các loại thuốc được sử dụng để làm giảm các triệu chứng, sự lựa chọn thuốc phụ thuốc vào triệu chứng chính của người bệnh và mức độ nặng nhẹ. Một số loại thuốc điều trị triệu chứng như thuốc chống co thắt (thuốc kháng cholinergic, thuốc chống trầm cảm), thuốc giảm đau liên quan đến quá mẫn nội tạng trong IBS (thuốc kháng histamin H1), thuốc cầm tiêu chảy, thuốc chống lo âu…
Cần chú ý với liệu pháp điều trị bằng thuốc, người bệnh nên tham khảo ý kiến chuyên gia y tế để được chẩn đoán và kê đơn thuốc phù hợp, giúp đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
Viêm đại tràng co thắt có thể gây khó chịu và đau đớn cho người bệnh nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời. Trên đây là những thông tin cơ bản giúp bạn nhận biết các triệu chứng viêm đại tràng co thắt, từ đó có hướng xử trí và ngăn ngừa bệnh kịp thời để bệnh không tiến triển xấu hơn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc liên quan đến viêm đại tràng co thắt, bạn hãy liên hệ HOTLINE 19009482 để được các chuyên gia sức khỏe của Imiale A+ hỗ trợ tận tình.