Theo thống kê, trên thế giới có khoảng ⅔ bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) là phụ nữ và hầu hết trong độ tuổi sinh đẻ. Vậy hội chứng ruột kích thích khi mang thai có nguy hiểm không? Hãy cùng Imiale A+ tìm hiểu về hội chứng ruột kích thích khi mang thai, nguyên nhân là gì và các biện pháp để cải thiện bệnh lý này.
Mục lục
1. Dấu hiệu hội chứng ruột kích thích khi mang thai
Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một rối loạn tiêu hóa phổ biến, đặc trưng bởi một hay một nhóm các triệu chứng như đau bụng lặp lại và thay đổi nhu động ruột ( bao gồm tiêu chảy, táo bón hoặc cả hai ). Bệnh nhân IBS có thể gặp một vài triệu chứng trong nhóm này, tuy nhiên người bệnh IBS lại không có bất kì tổn thương thực thể nào ở ruột.
Khi có bầu, các triệu chứng của IBS có thể bùng phát mạnh hơn, nhất là trong 3 tháng đầu tiên. Ngoài ra, những dấu hiệu mang thai và IBS có xu hướng chồng chéo lên nhau, cùng tác động lên hệ tiêu hóa của mẹ gây ra rối loạn tiêu hóa, đặc biệt là táo bón.
Dưới đây là một vài dấu hiệu của IBS trên phụ nữ có thai.
- Đi ngoài nhiều lần trong ngày, xuất hiện tình trạng táo bón xen lẫn tiêu chảy
- Buồn nôn, nôn mửa
- Ợ chua ợ hơi
- Chướng bụng, cảm giác căng tức bụng dưới
- Táo bón, có thể táo bón nặng
- Đau quặn bụng dưới âm ỉ, dai dẳng
>>>Xem thêm: 10 triệu chứng viêm đại tràng co thắt không thể bỏ qua
2. Nguyên nhân hội chứng ruột kích thích khi mang thai
Dưới đây là một vài nguyên nhân gây ra tình trạng IBS trên phụ nữ có thai.
2.1. Do rối loạn nhu động ruột
Tình trạng thai nhi ngày càng to ra và chèn ép lên hệ tiêu hóa cũng là một lý do gây ra rối loạn nhu động ruột. Rối loạn này có thể là tiêu chảy, táo bón hoặc cả hai.
Ngoài ra, sự thay đổi bên trong cơ thể người mẹ trong suốt quá trình mang bầu cũng có thể làm tăng đáp ứng miễn dịch của niêm mạc ruột với các tác nhân lạ từ bên ngoài, dẫn đến đau bụng tiêu chảy khó chịu.
2.2. Thay đổi nội tiết tố
Khi người phụ nữ có bầu, nồng độ các hormon giới tính như estrogen và progesterone tăng lên làm thay đổi các tín hiệu đến ruột và gây ra rối loạn tiêu hóa.
Nồng độ estrogen tăng cao trong máu kích thích nhu động ruột, khiến ruột trở nên nhạy cảm và tăng co bóp nhiều hơn. Trong trường hợp này, mẹ bầu sẽ hay có triệu chứng tiêu chảy đi ngoài.
Cùng với sự tăng nồng độ estrogen là sự tăng nồng độ progesterone ở mẹ bầu. Bình thường, cơ thể mẹ tiết ra progesteron nhằm mục đích giãn cơ trơn tử cung và tránh sinh non. Tuy nhiên, progesterone cũng ảnh hưởng đến cơ trơn ruột, gây giãn cơ và chậm lại quá trình tiêu hóa. Hậu quả cuối cùng là mẹ bầu sẽ xuất hiện tình trạng táo bón và táo bón này có thể xen kẽ tiêu chảy.
2.3. Tâm lý căng thẳng
Phụ nữ mang thai có thể thường xuyên gặp phải tình trạng căng thẳng tâm lý do nhiều lý do khác nhau như thay đổi nội tiết tố hoặc tức bụng do thai nhi lớn dần lên. Khi stress, cơ thể sẽ phát ra tín hiệu đến hệ thần kinh trung ương, gây ra những phản ứng lên trục thần kinh não – ruột, khiến ruột trở nên nhạy cảm và co bóp nhiều hơn, dẫn đến tiêu chảy.
Ngoài ra, căng thẳng sẽ làm nồng độ cortisol của mẹ tăng cao, tác động lên hệ tiêu hóa theo xu hướng chậm lại co bóp và chậm lại nhu động ruột. Khi đó, mẹ bầu có thể xuất hiện táo bón.
2.4. Chế độ ăn không khoa học
Khi mang bầu, mẹ luôn có xu hướng ăn thật nhiều đồ bổ như thịt, cá hoặc bổ sung thêm sắt và canxi với mong muốn bé được phát triển tốt nhất. Tuy nhiên, việc ăn uống quá mức và không khoa học như vậy gây áp lực lên toàn bộ hệ tiêu hóa. Dạ dày và ruột phải làm việc quá tải, dẫn đến rối loạn và gây ra triệu chứng khó tiêu như tức bụng, ợ hơi ợ chua, đau bụng đi ngoài hoặc táo bón.
Hơn thế nữa, việc bổ sung chế phẩm sắt và canxi không phù hợp có thể gây ra tình trạng tạo phức khó tan với thức ăn và dẫn đến táo bón.
3. Hội chứng ruột kích thích khi mang thai có nguy hiểm không?
Thông thường, hội chứng ruột kích thích khi mang thai có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
3.1. Hội chứng ruột kích thích khi mang thai gây ảnh hưởng gì đến người mẹ?
Ảnh hưởng của IBS trên từng mẹ bầu khác nhau là khác nhau. Thông thường, phụ nữ có thai dễ gặp tình trạng táo bón, và đây cũng là dấu hiệu của IBS. Do đó, mẹ bầu mắc hội chứng ruột kích thích có thể gặp các triệu chứng rối loạn tiêu hóa trầm trọng hơn.
Tuy nhiên, mẹ bầu bị ruột kích thích cũng không cần quá lo lắng nếu những dấu hiệu không quá rõ ràng. Mẹ bầu chỉ cần được theo dõi sát và quản lý phù hợp để tránh những biến chứng trở nặng như mất nước do tiêu chảy hay tăng nguy cơ sa tử cung do táo bón.
3.2. Hội chứng ruột kích thích khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?
IBS thường không ảnh hưởng gì đến em bé. Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng nếu mẹ mắc IBS trước khi mang thai thì có thể làm tăng nguy cơ sảy thai và thai ngoài tử cung, tuy nhiên không có dữ liệu nào chứng minh rằng IBS trong khi mang thai có thể tăng những nguy cơ trên.
Do đó, mẹ bầu không cần quá lo lắng về tình trạng bệnh đối với sức khỏe bé.
>>>Xem thêm: Hội chứng ruột kích thích (IBS) là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
4. Biện pháp xử trí hội chứng ruột kích thích khi mang thai hiệu quả, an toàn
Hiện nay chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu cho IBS. Trong đa số trường hợp, liệu pháp điều trị dựa trên việc xác định các yếu tố nguy cơ gây bùng phát bệnh và kiểm soát các triệu chứng rầm rộ để ngăn ngừa khó chịu và biến chứng trên cả mẹ và bé.
Dưới đây là một số biện pháp xử trí hội chứng ruột kích thích khi mang thai an toàn và hiệu quả.
4.1. Thay đổi chế độ ăn uống
Uống nhiều nước:
Người bình thường cần bổ sung 1.5 – 2 lít mỗi ngày, tuy nhiên đối với phụ nữ mang thai thì lượng nước cần uống sẽ tăng lên. Cụ thể, mẹ bầu cần 2.5 – 3 lít nước mỗi ngày tùy thuộc vào tuần thai cũng như tình trạng táo bón do IBS.
Khi bổ sung đủ nước, hệ tiêu hóa sẽ giảm bớt lượng nước tái hấp thu từ phân, khiến phân trở nên mềm hơn và giảm triệu chứng táo bón.
Chia nhỏ bữa ăn thành 5 – 6 lần trong ngày thay vì 3 bữa chính:
Điều này sẽ giúp giảm thiểu gánh nặng lên toàn bộ hệ tiêu hóa, cải thiện triệu chứng đầy hơi khó tiêu cũng như các triệu chứng khác.
Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ:
Tăng cường tiêu thụ các loại rau quả và trái cây sẽ giúp bà bầu IBS dạng táo bón dễ chịu và đi ngoài dễ dàng hơn.
Tránh ăn các thực phẩm sau:
Tất cả mẹ bầu đều nên tránh đường nhân tạo, cồn và đồ uống có ga trong suốt thai kì. Đặc biệt, phụ nữ có thai mắc hội chứng ruột kích thích nên hạn chế những thực phẩm dễ sinh hơi như đậu, bông cải xanh hay súp lơ trắng. Những loại đồ ăn này có thể khiến triệu chứng khó tiêu trở nên trầm trọng hơn.
Bà bầu nên hạn chế đồ chiên rán, đồ ăn nhiều chất béo và thức uống chứa caffein để tránh kích thích hệ tiêu hóa khiến IBS bùng phát.
4.2. Duy trì lối sống lành mạnh
Giữ tâm trạng luôn thoải mái, hạn chế stress: Căng thẳng thần kinh là một yếu tố đã được chứng minh có vai trò trong việc kích hoạt IBS. Tuy nhiên, sự thay đổi nội tiết tố và gánh nặng thai nhi luôn khiến người phụ nữ dễ cảm thấy stress. Do đó, mỗi mẹ bầu nên tìm kiếm cho mình một phương pháp giảm căng thẳng để giữ tâm trạng thoải mái nhất.
Bỏ rượu bia, thuốc lá: Để bảo vệ sức khoẻ cả mẹ và bé.
Duy trì chế độ tập luyện phù hợp: Tập luyện thể dục thể thao phù hợp như đi bộ nhẹ nhàng hay yoga luôn là một giải pháp hữu ích cho IBS, và nó còn đặc biệt quan trọng cho phụ nữ có thai. Các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu nên tập luyện đều đặn 15 – 20 phút mỗi ngày để cải thiện sức khỏe nói chung và triệu chứng rối loạn tiêu hóa nói riêng.
4.3. Bổ sung lợi khuẩn
Việc sử dụng thuốc không kê đơn (OTC) để điều trị IBS trong thời kỳ mang thai thường không được khuyến khích do những tác dụng có hại tiềm ẩn đối với thai nhi.
Nghiên cứu đã chứng minh trên hầu hết các bệnh nhân gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa có sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Do đó, bổ sung lợi khuẩn được coi là giải pháp tối an toàn trong những trường hợp không muốn sử dụng thuốc, nhất là ở giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên, cần lựa chọn men vi sinh bổ sung lợi khuẩn thiết yếu, lợi khuẩn sống để mang lại hiệu quả nhanh và an toàn cho cả mẹ và bé.
Imiale A+ chứa 6 tỷ lợi khuẩn sống, thiết yếu Bifidobacterium BB-12 và Lactobacillus LA-5, kết hợp với 4g chất xơ Inulin mang đến giải pháp tổng thể cho đường ruột.
Imiale A+ bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột, hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột:
- Cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa, táo bón, chướng bụng, đầy hơi,
- Hỗ trợ cải thiện tác dụng phụ trên đường tiêu hóa khi sử dụng kháng sinh
- Cải thiện triệu chứng ở hội chứng ruột kích thích (IBS), viêm loét đại tràng. Hỗ trợ cải thiện chức năng đại tràng.
- Hỗ trợ nâng cao thể trạng sau phẫu thuật đại tràng
- Cân bằng hệ vi sinh, cải thiện chức năng tiêu hóa sau hóa trị, xạ trị,…
>>> Xem thêm: 10 cách chữa đại tràng co thắt tại nhà đơn giản, hiệu quả
Hội chứng ruột kích thích được đặc trưng bởi một nhóm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy và táo bón. Những triệu chứng này có thể trở nên nghiêm trọng trên phụ nữ có thai do thay đổi nội tiết tố và áp lực chèn ép từ thai nhi khi tuần tuổi tăng dần. Tuy nhiên, hội chứng ruột kích thích khi mang thai nếu được theo dõi và quản lý chặt chẽ sẽ không quá nguy hiểm cho mẹ và bé.
Để cải thiện và ngăn ngừa các hậu quả do hội chứng ruột kích thích khi mang thai, mẹ nên áp dụng biện pháp thay đổi chế độ ăn uống, duy trì lối sống lành mạnh và cân nhắc bổ sung lợi khuẩn để hạn chế dùng thuốc nhất có thể do lo ngại nguy cơ tiềm ẩn trên thai nhi.
Nếu cần được tư vấn và giải đáp thắc mắc, bạn đừng ngần ngại liên hệ HOTLINE 19009482 để được các chuyên gia sức khỏe của Imiale A+ hỗ trợ tận tình.