Bà bầu bị táo bón rặn nhiều có sao không? Chắc hẳn, câu hỏi này rất nhiều mẹ bầu đang muốn biết câu trả lời. Táo bón là bệnh phổ biến hay gặp nhất ở phụ nữ mang thai, do một số nguyên nhân dẫn đến phân khô cứng thành từng cục, khó đại tiện, có khi bị chảy máu khi rặn. Vì vậy, để trả lời câu hỏi trên, mẹ bầu hãy tham khảo bài viết của Imiale dưới đây.
1. Tại sao bà bầu dễ bị táo bón?
Táo bón là hiện tượng đi ngoài phân khô cứng, khó đi, phải rặn mạnh và dùng sức nhiều lần mới đi được. Đối với bà bầu, nguy cơ bị táo bón dễ xảy ra hơn bởi các lý do sau:
- Thay đổi về hormone: Khi mang bầu, nội tiết tố bị thay đổi. Nồng độ progesterone tăng cao khiến motilin giảm, gây ức chế hoạt động của cơ trơn, giảm nhu động ruột và gây táo bón.
- Sự phát triển của thai nhi: Tử cung lớn dần làm chèn ép đường tiêu hóa, một số dây thần kinh, tĩnh mạch dưới và tĩnh mạch vùng chậu. Việc này dẫn đến quá trình tiêu hóa bị chậm lại gây táo bón.
- Ăn ít chất xơ: Chất xơ có tác dụng nhuận tràng và giúp hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng hơn. Chế độ dinh dưỡng thiếu chất xơ, nhiều đạm có thể gây hoặc gia tăng nguy cơ bị táo bón ở bà bầu.
- Bổ sung sắt và canxi chưa hợp lý: Thời kỳ mang bầu, mẹ thường bổ sung sắt và canxi. Tuy nhiên, sắt và canxi làm gia tăng tình trạng bị táo bón cho bà bầu. Vì vậy, mẹ bầu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng để có hướng bổ sung phù hợp.
>>> Xem thêm: Bầu bị táo bón và 6 cách trj táo bón cho bà bầu an toàn nhất
2. Bà bầu bị táo bón rặn nhiều có sao không?
Cơ chế đi đại tiện khi táo bón cũng gần giống với việc rặn đẻ ở bà bầu. Theo các chuyên gia, bà bầu bị táo bón không nên rặn nhiều sẽ ảnh hưởng đến cả mẹ và bé, bởi các lý do sau:
Sảy thai hoặc sinh non
Khi mẹ bầu rặn nhiều và mạnh sẽ kích thích tử cung co bóp nhiều, nguy cơ bị sảy thai cao trong 3 tháng đầu của thai kỳ và dễ bị sinh non trong 3 tháng cuối thai kỳ.
Nứt kẽ hậu môn
Là hiện tượng mẹ bầu rặn để cố đẩy phân ra ngoài làm xước hoặc rách ở rìa ống hậu môn gây nên nhiễm trùng. Mẹ bầu có biểu hiện đau rát, có khi bị chảy máu ở vùng bị tổn thương.
Sưng các tĩnh mạch trong hậu môn (bệnh trĩ)
Khi mẹ bầu rặn nhiều, các tĩnh mạch bên trong hậu môn sưng lên gây đau đớn và khó chịu. Các tĩnh mạch bị ứ máu phát triển to hơn và lòi ra ngoài được gọi là bệnh trĩ.
Ruột lòi ra khỏi hậu môn (sa trực tràng)
Là tình trạng niêm mạc trực tràng bị lòi ra ngoài hậu môn liên tục hoặc khi đi đại tiện. Bà bầu có triệu chứng ướt vùng hậu môn, ngứa và đau xung quanh hậu môn, phân và chất nhầy bị rò rỉ sau khi đi đại tiện hoặc thường xuyên có cảm giác như vậy.
3. Cách xử lý táo bón an toàn cho bà bầu
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, để hạn chế được tình trạng táo bón, mẹ bầu cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống và sinh hoạt cho hợp lý như:
Massage bụng
Mẹ dùng bàn tay áp vào bụng xoa quanh rốn theo chiều kim đồng hồ. Việc làm này giúp tăng cường hoạt động nhu động ruột, phân sẽ dễ di chuyển hơn. Phương pháp này chỉ áp dụng cho thai phụ sau 3 tháng đầu của thai kỳ, vì trong 3 tháng đầu thai kỳ sử dụng cách này có nguy cơ bị sảy thai.
Uống nhiều nước
Bà bầu nên uống 2 – 3 lít mỗi ngày. Uống nhiều nước giúp làm mềm phân và mẹ giảm được tình trạng táo bón đáng kể. Đặc biệt, vào mỗi buổi sáng sau khi dậy hoặc buổi tối trước khi đi ngủ, mẹ bầu uống nước pha thêm chút mật ong sẽ giúp nhuận tràng và rất tốt cho hệ tiêu hóa.
Chế độ ăn uống khoa học
- Hạn chế ăn những đồ cay, nóng và đồ chiên rán: Vì những đồ này gây khó tiêu, ợ hơi nóng, đầy bụng làm tình trạng táo bón bị nặng thêm
- Mẹ bầu nên bổ sung vừa đủ những thực phẩm có chứa nhiều sắt, canxi: Vì các thực phẩm này làm nghiêm trọng hơn chứng táo bón cho mẹ bầu.
- Chia làm nhiều bữa nhỏ: Mẹ bầu nên chia làm 5 – 6 bữa nhỏ trong ngày làm giảm áp lực trong dạ dày, giúp quá trình di chuyển thức ăn được dễ dàng hơn, hạn chế được chứng táo bón, ợ hơi, đầy bụng.
Bổ sung chất xơ
Chất xơ gồm: hòa tan và không hòa tan. Chất xơ hòa tan hấp thụ nước giúp làm mềm phân và tạo cảm giác muốn đi đại tiện. Chất xơ không hòa tan, khi di chuyển xuống ruột già làm tăng khối lượng phân, giảm chứng táo bón hiệu quả. Mỗi ngày, bà bầu cần bổ sung 26 – 30g chất xơ từ các loại rau, hoa quả, ngũ cốc,…
Tạo thói quen đi vệ sinh vào khung giờ nhất định
Mẹ bầu nên đi vệ sinh vào một khung giờ nhất định, tốt nhất là vào buổi sáng sau khi thức dậy, sau 1 đêm ruột nghỉ, nhu động ruột tăng lên nên quá trình đại tiện sẽ dễ dàng hơn.
Điều chỉnh lại chế độ uống sắt và canxi
Chất sắt làm quá trình tiêu hóa chậm lại bằng cách bám vào các chất không tiêu hóa trong cơ thể gây nên táo bón ở bà bầu. Vì vậy, mẹ nên chọn các loại sắt hữu cơ như: sắt gluconat, sắt fumarat,…Thay vì uống cùng một lúc, mẹ bầu cần bổ sung chia làm 3 lần uống trong ngày, uống sau bữa ăn 1 – 2 giờ với nhiều nước. Nếu mẹ bầu không bị thiếu máu, có thể hỏi lại bác sĩ cách bổ sung sắt hợp lý.
Trường hợp này, mẹ bầu nên dùng canxi hữu cơ, canxi từ sữa,… có hàm lượng nguyên tố dưới 500mg để dễ hấp thu hơn. Ngoài ra, mẹ có thể uống thêm nước cam cùng với sắt và canxi để được hấp thụ tốt hơn.
>>> Xem thêm: Bổ sung Canxi cho bà bầu: Tại sao cần bổ sung và bổ sung như thế nào?
Vận động đều đặn
Hoạt động thể chất không chỉ giúp tăng cường sức khỏe mà còn thúc đẩy nhu động ruột nhờ tăng nồng độ hormone gastrin.
Có một số mẹ bị táo bón do vận động ít. Vì vậy, mẹ bầu cần tập thể dục thường xuyên mỗi ngày chỉ cần khoảng 30 phút, tập các bài yoga hoặc đi bộ nhẹ nhàng cũng rất tốt cho sức khỏe và cải thiện được tình trạng táo bón.
Bổ sung thực phẩm cải thiện chứng táo bón cho bà bầu
Bên cạnh các cách chữa táo bón ở trên, mẹ bầu cần bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ như sau:
- Đu đủ chín: Trong đu đủ chứa nhiều chất xơ, papain và các enzym giúp nhuận tràng, trị táo bón rất tốt. Ngoài ra, ăn đu đủ còn cải thiện được chứng đầy hơi, khó tiêu và ợ nóng cho bà bầu.
- Khoai lang: Trong khoai lang giàu chất xơ và các vitamin A, C, B,…giúp kích thích nhu động ruột và hỗ trợ quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn. Mẹ nên ăn 100g khoai lang luộc mỗi ngày sẽ cải thiện chứng táo bón đáng kể.
- Quả sung: Trong quả sung chứa nhiều chất xơ giúp cải thiện chứng táo bón hiệu quả. Ngoài ra, chất enzym proteolytic trong quả sung làm giảm chứng ợ chua cho người ốm nghén. Mẹ nên ăn 4 – 6 quả sung mỗi ngày trong vòng 1 tuần để giảm chứng táo bón cho bà bầu.
Các thực phẩm giàu chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa
- Quả chuối chín: Quả chuối chứa rất nhiều chất xơ, mỗi ngày nên ăn 2 quả giúp nhuận tràng, lợi tiểu, giảm tình trạng đi ngoài ra máu cho bà bầu. Tuy nhiên, Mẹ bầu chỉ ăn chuối đã chín, không nên ăn chuối xanh.
- Quả mận: Quả mận chứa thành phần sorbitol bao gồm chất xơ hòa tan và không hòa tan cùng với polyphenol đều có tác dụng nhuận tràng, làm mềm phân giúp phân dễ di chuyển thoát ra bên ngoài.
>>> Xem thêm: Mẹ bầu cần bổ sung gì? 8 dưỡng chất không thể thiếu trong thai kỳ
Dùng men vi sinh
Men vi sinh là giải pháp an toàn cho phụ nữ mang thai vì làm giảm các triệu chứng táo bón. Tuy nhiên, trước khi dùng mẹ bầu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Men vi sinh giúp tái tạo vi khuẩn đường ruột, cân bằng hệ vi sinh và giảm chứng táo bón hiệu quả.
Theo các nhà nghiên cứu Imiale A+, men vi sinh chứa lợi khuẩn sống Bifidobacterium BB-12, Lactobacillus LA-5,… có thể cải thiện chứng táo bón cho bà bầu hiệu quả. Men vi sinh giúp bổ sung lợi khuẩn, cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện tình trạng táo bón, đầy hơi và chướng bụng. Ngoài ra, các lợi khuẩn còn giúp tăng sức đề kháng cho cả mẹ và bé, giảm tình trạng hay ốm vặt hiệu quả.
>>> Xem thêm: Mẹo chữa táo bón cho bà bầu đơn giản, hiệu quả nhất
4. Khi nào mẹ bầu bị táo bón cần đi gặp bác sĩ?
Phụ nữ mang thai đi gặp bác sĩ ngay khi bắt đầu có các triệu chứng buồn nôn, nôn, đau bụng, táo bón kéo dài 1 – 2 tuần, chảy máu trực tràng, không thuyên giảm khi áp dụng các phương pháp trên. Đồng thời, mẹ bầu cần nói cho bác sĩ biết những loại thuốc đang dùng và các phương pháp chữa táo bón khác.
Vậy, câu hỏi bà bầu bị táo bón rặn nhiều có sao không đã được Imiale A+ trả lời chi tiết trong bài viết trên. Đồng thời, mẹ bầu áp dụng cách xử lý táo bón trên vừa an toàn lại vừa tiết kiệm chi phí và dễ làm ngay tại nhà. Nếu bạn còn câu hỏi gì, hãy liên hệ theo Hotline 1900 9482 để được các chuyên gia hỗ trợ sớm nhất nhé!