Trong 3 tháng cuối thai kỳ nhất là khi sắp đến ngày sinh sản lại gặp phải tình trạng tiêu chảy khiến cho không ít bà bầu lo lắng. Bà bầu băn khoăn không biết tình trạng này có nguy hiểm không và lo ngại khi dùng thuốc vì sợ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Hãy cùng Imiale A+ tìm hiểu nguyên nhân và các cách điều trị tiêu chảy trong 3 tháng cuối thai kỳ thông qua bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Nguyên nhân và cách điều trị khi mẹ bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối thai kỳ
1.1. Do thay đổi nội tiết tố
Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, nhất là khi mẹ bầu gần đến ngày sinh, nồng độ hormone prostaglandin tăng để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ. Prostaglandin khiến cho ruột tăng co bóp, co thắt đẩy thức ăn ra ngoài nhanh hơn làm giảm hấp thu thức ăn gây ra tình trạng tiêu chảy.
Bên cạnh đó prostaglandin làm tăng bài tiết các chất điện giải khiến chúng kéo theo nước, làm tăng khối lượng nước trong phân gây ra tình trạng tiêu chảy.
1.2. Do tác dụng phụ của thuốc
Trong 3 tháng cuối thai kỳ là thời điểm em bé đang phát triển mạnh, các bà bầu thường dùng các thuốc bổ giúp bé phát triển toàn diện và tăng cường sức khỏe của mẹ để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Tuy nhiên một số thuốc có tác dụng phụ gây tiêu chảy như:
- Dầu cá chứa omega 3: Omega 3 tăng cường sức khỏe cho bà bầu, giảm nguy cơ đái tháo đường thai kỳ, giảm các biến chứng cho mẹ bầu như tiền sản giật, sinh non và có vai trò quan trọng trong sự phát triển hệ thần kinh của bé. Tuy nhiên thuốc có tác dụng phụ gây tiêu chảy. Nếu bà bầu gặp tình trạng này thì hãy uống omega 3 cùng với bữa ăn hoặc giảm liều nếu tình trạng tiêu chảy không thuyên giảm.
- Thuốc bổ chứa acid folic: acid folic giúp trẻ hoàn thiện ống thần kinh, giảm các nguy cơ sinh non hoặc dị tật thai nhi, tuy nhiên acid folic cũng có thể khiến bà bầu gặp phải tình trạng tiêu chảy. Khi gặp tình trạng này mẹ bầu hãy uống acid folic cùng bữa ăn hoặc sau bữa ăn 30 phút, nếu tình trạng không thuyên mẹ bầu nên giảm tham khảo ý kiến của dược sĩ hoặc bác sĩ.
- Thuốc bổ chứa sắt: trong 3 tháng cuối mẹ bầu thường phải tăng liều lượng để bổ sung sắt chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ. Khi tăng liều sắt có thể gây ra tình trạng tiêu chảy, mẹ bầu có thể chọn loại viên uống dễ hấp thu hơn hoặc nếu bình thường mẹ bầu đang uống sắt buổi tối thì có thể đổi sang bữa sáng hoặc bữa trưa để tìm ra thời điểm uống thuốc phù hợp nhất.
- Vitamin D, vitamin C: vitamin C rất quan trọng trong việc phát triển não của bé, nhất là trong 3 tháng cuối khi não bộ đang trong quá trình hoàn thiện. Còn vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển hệ xương của bé nên mẹ bầu thường tăng liều dùng 2 loại vitamin này trong những tháng cuối của thai kì. Tuy nhiên vitamin D và vitamin C dùng liều cao kéo dài có thể gây tiêu chảy và các tác dụng phụ nghiêm trọng khác, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của dược sĩ hoặc bác sĩ trước khi dùng.
- Sữa bầu: trong trường hợp 3 tháng cuối mẹ bầu mới bắt đầu dùng sữa bầu để tăng cường sức khỏe cho mẹ và bé thì tình trạng tiêu chảy cũng có thể gặp phải do mẹ bầu thiếu enzyme lactase, do loại sữa không phù hợp, do pha xong không uống luôn. Đường lactose trong sữa không được phân hủy sẽ dẫn đến tình trạng không dung nạp lactose gây tiêu chảy.
1.3. Chế độ ăn uống, sinh hoạt
Mẹ bầu thường tăng cường dinh dưỡng vào 3 tháng cuối thai kỳ để cung cấp chất dinh dưỡng cho bé và tăng cường sức khỏe mẹ để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Tuy nhiên mẹ bầu cũng có thể gặp phải tình trạng tiêu chảy do một vài lý do sau đây:
- Nhiễm ký sinh trùng: các loại cá cung cấp rất nhiều sắt và canxi cho bà bầu, tuy nhiên bà bầu nên tránh ăn gỏi cá sống hoặc cá tái, chưa chín kỹ vì có thể nhiễm ký sinh trùng gây ra tình trạng tiêu chảy.
- Ăn nhiều đồ chiên xào, đồ ngọt: nhu cầu dinh dưỡng trong 3 tháng cuối tăng cao có thể khiến bà bầu bị đói và liên tục có cảm giác thèm ăn. Tuy nhiên các đồ nhiều dầu mỡ, nhiều đường sẽ gây áp lực cho hệ tiêu hóa dẫn đến tình trạng tiêu chảy. Bà bầu nên chia ra nhiều bữa ăn trong ngày và kết hợp với các thực phẩm như bánh mì, bánh quy, khoai tây,.. để cải thiện tình trạng tiêu chảy.
1.4. Do bệnh lý
Bên cạnh những nguyên nhân sinh lý bà bầu có thể gặp phải tình trạng tiêu chảy do mắc phải một trong những bệnh lý sau:
- Hội chứng ruột kích thích: khi nhu động ruột co bóp quá mức khiến thức ăn di chuyển nhanh hơn, nước không được hấp thu có thể ra ngoài theo phân gây ra tình trạng tiêu chảy. Hội chứng ruột kích thích có thể gặp phải khi bà bầu ăn phải thực phẩm gây dị ứng hoặc do căng thẳng, stress.
- Viêm đại tràng: trong 3 tháng cuối thai kỳ bà bầu cũng rất dễ mắc bệnh lý này do căng thẳng, stress, chế độ ăn uống thay đổi hoặc nhiễm ký sinh trùng,.. dẫn đến trình trạng rối loạn tiêu hóa trong đó có tiêu chảy.
Khi gặp các bệnh lý này, bà bầu không nên tự ý uống thuốc vì thuốc có thể qua hàng rào nhau thai gây ảnh hưởng cho bé. Bà bầu nên thăm khám và điều trị kịp thời để giảm thiểu các biến chứng có thể xảy ra.
2. Mẹ bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối có nguy hiểm không?
Mẹ bầu gặp phải tình trạng tiêu chảy trong 3 tháng cuối thai kỳ tuyệt đối không được chủ quan do nó có thể dẫn đến những hậu quả sau đây:
- Ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ: Bà bầu bị tiêu chảy lâu ngày khiến cơ thể mất nước, điện giải gây suy kiệt, mẹ bầu có thể bị suy dinh dưỡng dẫn đến những biến chứng sản khoa hoặc gặp nguy hiểm trong quá trình sinh nở.
- Ảnh hưởng đến thai nhi: Tiêu chảy quá mức khiến cho ruột co bóp mạnh có thể dẫn đến tình trạng sinh non, em bé không đủ ngày có thể mắc các bệnh về máu, vàng da, hệ cơ quan chưa phát triển hoàn thiện. Nguy hiểm hơn nữa là tình trạng mất nước và điện giải của mẹ có thể gây thiếu máu thai, khiến thai suy dinh dưỡng, chậm phát triển thậm chí là thai chết lưu.
Vì vậy khi gặp trình trạng tiêu chảy trong 3 tháng cuối thai kỳ mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý, nếu tình trạng tiêu chảy chỉ diễn ra trong 1-2 ngày thì mẹ bầu chỉ cần thau đổi chế độ ăn, xem xét các nguyên nhân ở trên để khắc phục. Tuy nhiên nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài ngày hơn thì mẹ bầu nên đi thăm khám để điều trị kịp thời.
>>> Xem thêm: Mẹ bầu bị tiêu chảy 3 tháng đầu có sao không? cần làm gì để khắc phục
3. Bà bầu bị tiêu chảy trong 3 tháng cuối nên lưu ý gì
Bên cạnh những phương pháp điều trị theo nguyên nhân mắc phải, mẹ bầu có thể áp dụng các biện pháp sau đây để giảm thiểu hoặc ngăn ngừa tình trạng tiêu chảy trong 3 tháng cuối thai kỳ:
3.1. Uống nhiều nước, bổ sung điện giải
Bổ sung nước là rất cần thiết khi bị tiêu chảy nhất là bà bầu. Bù nước giúp cải thiện tiêu hóa, giảm tình trạng tiêu chảy, phục hồi sức khỏe nhanh chóng hơn và giảm thiểu ảnh hưởng đến thai nhi khi mẹ bị tiêu chảy. Bà bầu bị tiêu chảy trong 3 tháng cuối nên uống ít nhất là 8 cốc nước tương đương với 2 lít nước mỗi ngày.
Bên cạnh đó mẹ bầu nên bổ sung điện giải khi đang gặp tình trạng tiêu chảy. Oresol an toàn với thai nhi nên có thể dùng cho mẹ bầu nhưng cần lưu ý không được pha oresol quá đặc. Trên thị trường có nhiều loại gói bột oresol pha với các tỉ lệ khác nhau như 200ml nước, 500ml nước, mẹ bầu nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Riêng với viên sủi oresol mẹ bầu có thể hòa vào 100-200ml nước. Không uống oresol thừa sau 24h pha.
3.2. Thay đổi chế độ ăn uống với bà bầu bị tiêu chảy trong 3 tháng cuối thai kỳ
Chế độ ăn uống rất quan trọng với bà bầu bị tiêu chảy. Bà bầu nên chọn những món ăn tốt cho sức khỏe và giảm tình trạng tiêu chảy như: cơm trắng, bánh mì nướng, khoai tây, bánh quy, cháo, chuối, táo,…
Ngoài ra bà bầu có thể kết hợp các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như:
- Thực phẩm giàu canxi: cá, tôm, sữa bò tươi, sữa chua, đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành, rau muống, rau dền
- Thực phẩm giàu sắt: lòng đỏ trứng gà, rau có lá màu xanh đậm, gan động vật, nho, các loại hạt,..
- Thực phẩm giàu DHA: cá, tôm, cua, mực, lòng đỏ trứng gà, các loại hạt, rau xanh,..
Bên cạnh đó bà bầu nên tránh những thức ăn gây kích ứng đường tiêu hóa, có thể làm nặng thêm tình trạng tiêu chảy như: đồ chiên xào, đồ ăn nhiều chất béo, đồ ăn tái sống, nước ngọt, nước có ga,… vì nó gây áp lực cho đường tiêu hóa, khiến hệ tiêu hóa quá tải và gây tiêu chảy.
3.3. Kiểm tra lại thuốc đang dùng trong 3 tháng cuối thai kỳ
Nếu mẹ bầu đang sử dụng thuốc bổ cho mẹ và bé, hãy kiểm tra lại xem có trùng với một trong số các loại thuốc bổ được nhắc đến ở trên không. Hoặc khi đang sử dụng một hay nhiều loại thuốc để điều trị bệnh nào đó, hãy báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ khi gặp tình trạng tiêu chảy.
3.4. Bổ sung men vi sinh
Tình trạng tiêu chảy trong 3 tháng cuối thai kỳ là một dấu hiệu cảnh báo hệ vi sinh đường ruột đang mất cân bằng. Bình thường lợi khuẩn chiếm khoảng 85% hệ vi sinh đường ruột và 15% còn lại là những vi khuẩn có hại. Một số nguyên nhân như thay đổi nội tiết tố, sử dụng thuốc hoặc suy giảm miễn dịch có thể dẫn đến mất cân bằng vi sinh đường ruột gây ra tình trạng tiêu chảy. Men vi sinh đã được chứng minh là an toàn cho mẹ và bé, bà bầu có thể bổ sung men vi sinh để bổ sung lợi khuẩn, làm giảm tình trạng tiêu chảy trong 3 tháng cuối thai kỳ. Nên lựa chọn đúng chủng thuần khiết: lợi khuẩn sau khi phân lập được định danh rõ tên, loài, chi, và khả năng hoạt động. Việc lựa chọn sử dụng chủng phân lập thuần khiết sẽ giúp người bệnh sử dụng được lợi khuẩn phù hợp với triệu chứng mình đang gặp phải mà không phải đưa quá nhiều lợi khuẩn vào cơ thể. Ngoài ra nên lựa chọn loại lợi khuẩn đã được nghiên cứu lâm sàng, được chứng nhận an toàn hoặc có thể tham khảo ý kiến của dược sĩ hoặc bác sĩ.
Khi sử dụng men vi sinh, bà bầu nên lưu ý:
- Không pha men vi sinh trong nước sôi vì sẽ làm chết các lợi khuẩn, gây mất tác dụng.
- Không uống cùng lúc với kháng sinh, nên uống cách xa 2 tiếng để tránh trường hợp kháng sinh tiêu diệt lợi khuẩn.
Xem bài viết: Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì? 13 thực phẩm giúp bà bầu hồi phục nhanh chóng
5. Khi nào bà bầu cần đến gặp bác sĩ
Mặc dù tình trạng tiêu chảy có thể tự khỏi tại nhà, tuy nhiên bà bầu cần theo dõi sát sao và đến gặp bác sĩ nếu có một trong các triệu chứng sau đây:
- Tiêu chảy quá 2 ngày không khỏi.
- Sốt cao trên 38 độ hoặc sốt quá 24 giờ.
- Đau đầu, choáng, tim đập nhanh.
- Da khô, xanh xao, tái nhợt.
- Buồn nôn, nôn, đi ngoài ra máu.
- Đau bụng, bụng co bóp mạnh.
Trên đây là những thông tin và giải đáp thắc mắc về câu hỏi mẹ bầu tiêu chảy 3 tháng cuối thai kỳ có nguy hiểm không? Nếu cần được tư vấn và giải đáp cho những thắc mắc của mình, bạn đừng ngần ngại liên hệ theo HOTLINE 19009482 để được các chuyên gia của IMIALE A+ hỗ trợ tận tình.
>>> Xem thêm: Bà bầu bị tiêu chảy uống thuốc gì? Tổng hợp 4 nhóm thuốc an toàn cho thai nhi