Bà bầu bị tiêu chảy cần thay đổi chế độ ăn hợp lý để cải thiện tình trạng bệnh, đồng thời giảm nguy cơ sử dụng thuốc gây nguy hiểm cho thai nhi. Vậy bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì để phục hồi nhanh chóng? Bài viết dưới đây tổng hợp X thực phẩm dành cho bà bầu bị tiêu chảy được chuyên gia khuyến cáo.
1. Nguyên tắc dinh dưỡng cho bà bầu bị tiêu chảy
Tiêu chảy là tình trạng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở bà bầu. Chế độ ăn cho bà bầu bị tiêu chảy cần đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi, đồng thời không gây kích ứng đường tiêu hóa và làm nặng thêm tình trạng tiêu chảy.
Vì vậy, dinh dưỡng của bà bầu cần tuân theo các nguyên tắc sau:
- Bổ sung nước và điện giải sớm cho bà bầu bị tiêu chảy: Khi bị tiêu chảy, nước và điện giải sẽ bị mất theo phân. Nếu bà bầu bị tiêu chảy ko được bổ sung nước và điện giải kịp thời dễ bị mất nước, nguy hiểm hơn sẽ mất nước ối, thiếu máu thai nhi và ảnh hưởng sức khỏe thai nhi.
- Ưu tiên thức ăn mềm, dễ tiêu: Khi bị tiêu chảy, niêm mạc tiêu hóa bà bầu bị tổn thương. Lúc này, bà bầu chỉ nên ăn thức ăn mềm, dễ tiêu để tránh gây quá tải hệ tiêu hóa, khiến tổn thương nặng thêm. Tránh những thực phẩm khó tiêu như đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cứng, bữa ăn quá nhiều đạm.
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: Niêm mạc tiêu hóa đang tổn thương là điều kiện thuận lợi để tác nhân có hại tấn công, làm nặng thêm tình trạng bệnh. Vì vậy, trong thời gian này, bà bầu nên hạn chế ăn ngoài, ăn chín uống sôi để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.
- Cân nhắc uống sữa bầu khi bị tiêu chảy: Do trong sữa có chứa thành phần lactose. Nếu mẹ bầu không tiết đủ enzym lactase để tiêu hóa dễ gây các triệu chứng bất dung nạp, làm nặng thêm triệu chứng tiêu chảy.
- Tránh thực phẩm kích ứng tiêu hóa như đồ chua, đồ cay nóng, rượu bia, đồ uống có cồn…
Bà bầu bị tiêu chảy cần cân nhắc chế độ dinh dưỡng để mau hồi phục sức khỏe, không ảnh hưởng đến thai nhi.
>>> Xem thêm: Bầu 3 tháng đầu bị tiêu chảy có sao không? Mẹ làm gì để khắc phục?
2. 13 thực phẩm cho bà bầu bị tiêu chảy giúp phục hồi nhanh chóng
Dưới đây tổng hợp 13 thực phẩm đáp ứng các tiêu chí kể trên, giúp cải thiện tình trạng
Cháo
Cháo loãng dễ tiêu, có thể kết hợp cùng các nguyên liệu khác để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bà bầu bị tiêu chảy như cháo thịt bò cà rốt, cháo gà bắp cải, cháo thịt băm, cháo khoai lang, cháo cá diếc…
Bà bầu bị tiêu chảy có thể ăn cháo thay bữa chính, hoặc ăn cháo vào bữa phụ để thay đổi thực đơn. Tuy nhiên, vì cháo dễ tiêu nên nhanh đói, bà bầu nên ăn thành nhiều bữa để bố sung đầy đủ năng lượng cần thiết.
Bột yến mạch
Bột yến mạch chứa hàm lượng beta-glucan cao, là một chất xơ hòa tan. Beta glucan làm thức ăn trong ruột di chuyển chậm hơn, làm giảm tình trạng tiêu chảy. Ngoài ra yến mạch chứa nhiều magie, canxi, photpho, kali,.. có thể cân bằng điện giải cho bà bầu và tăng cường sức khỏe cho xương, răng rất có lợi cho sự phát triển của thai nhi.
Bên cạnh đó, yến mạch làm giảm hấp thụ cholesterol từ thức ăn giúp bà bầu có thể kiểm soát cân nặng trong thai kỳ và giảm nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ.
Bà bầu có thể ăn yến mạch hoặc kết hợp với sữa chua theo cách sau đây:
- Bước 1: Nấu chín yến mạch để tránh đau bụng, để nguội.
- Bước 2: Chọn loại trái cây muốn ăn cùng, thái miếng vừa ăn
- Bước 3: Đổ yến mạch vào cốc, cho thêm trái cây và sữa chua vào trộn đều và thưởng thức.
Bánh mì nướng
Bánh mì nướng chứa ít chất xơ và rất giàu tinh bột nên làm chậm quá trình tiêu hóa, làm đặc khối phân giúp cải thiện trình trạng tiêu chảy ở bà bầu. Bên cạnh đó bánh mì nướng cũng chứa nhiều carbohydrate giúp cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể và nhiều chất dinh dưỡng khác như canxi, magie, kẽm, phốt pho, vitamin B, vitamin E,.
Bà bầu có thể ăn 4 lát bánh mì mỗi ngày, có thể ăn bánh mì vào buổi sáng hoặc trưa cùng với trứng, salad, thịt, cá,, nhưng không nên ăn kèm với các gia vị cay nóng vì có thể gây nóng trong, không tốt cho mẹ và bé.
Nên tránh ăn bánh mì nướng từ ngũ cốc nguyên hạt vì các loại hạt chứa rất nhiều chất xơ có thể làm nặng thêm tình trạng tiêu chảy. Mẹ bầu cũng không nên ăn loại bánh mì quá ngọt vì có thể làm tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ.
Khoai tây
Khoai tây chứa nhiều tinh bột giúp làm chậm quá trình tiêu hóa, làm đặc phân để cải thiện tình trạng tiêu chảy. Bên cạnh đó khoai tây còn chứa nhiều Kali để bù điện giải cho bà bầu khi bị tiêu chảy.
Bà bầu có thể thêm khoai tây vào thực đơn của mình bằng cách chế biến thành các món ăn như: súp khoai tây, bò hầm khoai tây, salad khoai tây, khoai tây luộc, khoai tây hầm…
Lưu ý:
- Tránh ăn khoai tây với bơ, chuối, cà chua, kem chua, bơ thực vật hoặc chiên rán vì dầu mỡ và chất béo có thể kích ứng đường tiêu hóa, khiến bạn đau bụng nặng hơn.
- Không nên ăn khoai tây vào buổi tối vì sẽ làm tăng nguy cơ đái tháo đường thai kỳ
- Không được ăn khoai tây non, khoai mọc mầm, hỏng mốc vì có thể gây ngộ độc, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
Bánh quy
Cũng giống như cơm và bánh mì trắng, bánh quy cung cấp một lượng lớn tinh bột làm chậm quá trình tiêu hóa và hút bớt nước ở phân giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy. Bên cạnh đó bánh quy có lượng muối vừa phải vừa giúp cân bằng lại lượng điện giải vừa mất đi do tiêu chảy vừa có chức năng giữ nước lại cho cơ thể.
Lưu ý:
- Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn 3-4 miếng bánh quy/ngày.
- Không chọn loại bánh quy quá ngọt vì niêm mạc tiêu hóa bị tổn thương giảm khả năng tiết enzyme lactase để tiêu hóa đường trong bánh quy. Lúc này, mẹ bầu có thể xuất hiện triệu chứng bất dung nạp lactose như đi ngoài nhiều lần, sôi bụng…
- Không nên ăn bánh quy vào buổi tối vì làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ.
Táo
Táo rất giàu pectin có tác dụng chống tiêu chảy. Pectin vào cơ thể sẽ trương nở tại ruột tạo thành một lớp gel bảo vệ niêm mạc, xoa dịu và ngăn ngừa các chất kích thích niêm mạc gây tiêu chảy.
Pectin có nhiều trong cùi và gần vỏ tuy nhiên khi bà bầu đang bị tiêu chảy, hệ tiêu hóa yếu thì nên gọt vỏ do vỏ có thể chứa vi khuẩn hoặc virus. Để đạt được hiệu quả giảm tiêu chảy tốt nhất, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên luộc chín táo để tăng khả năng trương nở của pectin. Bà bầu có thể thực hiện theo cách sau:
- Bước 1: Chuẩn bị 2-3 quả táo cho 1 ngày
- Bước 2: Rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng 5-10 phút.
- Bước 3: Vớt ra, để ráo nước, gọt vỏ, bổ thành các miếng nhỏ, loại bỏ hạt.
- Bước 4: Đun táo với nước khoảng 3-5 phút sau đó để nguội và sử dụng.
Mẹ bầu bị tiêu chảy nên ăn 2-3 quả táo 1 ngày, nên ăn tốt nhất là vào buổi sáng. Không nên ăn táo vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ vì lượng đường có thể làm tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ.
Chuối
Chuối chứa nhiều pectin và inulin. Cũng giống như táo, pectin trong chuối là một chất xơ hòa tan, nó hấp thụ nước và tạo thành một lớp gel trong đường tiêu hóa giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày và ruột khỏi các chất kích thích niêm mạc gây tiêu chảy.
Bên cạnh đó inulin trong chuối cung cấp các chất dinh dưỡng cho các lợi khuẩn trong đường ruột giúp chúng chống lại các vi khuẩn có hại, cải thiện tình trạng tiêu chảy.
Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn chuối sau bữa ăn khoảng 2 tiếng, không nên ăn quá 2 quả chuối 1 ngày và tránh ăn chuối vào buổi tối do lượng đường trong máu tăng có thể làm tăng nguy cơ đái tháo đường thai kỳ. Bà bầu có thể ăn chuối trực tiếp hoặc làm sinh tố chuối táo theo cách sau đây:
- Bước 1: Chuẩn bị 1 quả chuối, 1 quả táo, mật ong
- Bước 2: Rửa sạch táo, ngâm trong nước muối loãng 5-10 phút, còn chuối thì bóc vỏ, cắt thành miếng nhỏ
- Bước 3: Cho táo, chuối đã cắt thành miếng nhỏ vào máy xay sinh tố, thêm 1-2 thìa mật ong tùy theo khẩu vị, xay nhuyễn.
- Bước 4: Rót ra cốc và thưởng thức.
Cà rốt nấu chín
Tương tự chuối và táo, cà rốt chứa lượng pectin dồi dào. Cà rốt nấu chín làm tăng khả năng trương nở tạo gel của pectin, lớp gel này bám vào thành ruột tạo thành một lớp bảo vệ niêm mạc ruột khỏi các chất kích thích niêm mạc gây tiêu chảy. Ngoài ra cà rốt cũng chứa nhiều vitamin A và cung cấp kali và các loại muối khoáng giúp cân bằng điện giải khi mẹ bầu bị tiêu chảy.
Mẹ bầu có thể chế biến cà rốt thành các món khác nhau, ăn từ 3-4 bữa trong 1 tuần. Sau đây là công thức nấu món cháo cà rốt thịt bằm bổ sung dinh dưỡng và giàu tinh bột mẹ bầu có thể tham khảo:
- Bước 1: Chuẩn bị 1 củ cà rốt gọt vỏ thái hạt lựu, 100g thịt lợn băm, 1 bát gạo đã vo sạch, hành lá, nước mắm, hạt nêm, hạt tiêu.
- Bước 2: Rang gạo với lửa nhỏ đến khi hơi vàng, sau đó cho gạo và cà rốt vào nồi, thêm nước, nấu đến khi hạt gạo nở bung.
- Bước 3: Ướp thịt băm với nước mắm, hạt nêm, hạt tiêu trong 15 phút.
- Bước 4: Cho thịt băm đã ướp vào nồi cháo sau đó nấu khoảng 5-10 phút.
- Bước 5: Múc cháo ra tô, thêm hành lá và thưởng thức.
Nước dừa
Nước dừa rất giàu khoáng chất như canxi, magie, photpho, kali,giúp bù nước và điện giải cho bà bầu khi bị tiêu chảy. Ngoài ra nước dừa còn giúp thanh lọc, thải độc trong cơ thể.
Nước dừa còn chứa axit lauric có tác dụng diệt vi khuẩn có hại trong đường ruột, ngăn ngừa nhiễm trùng, làm giảm tình trạng tiêu chảy. Bên cạnh đó nước dừa rất ít calo và chất béo nên bà bầu không cần lo lắng về vấn đề thừa cân.
Lưu ý:
- Bà bầu bị tiêu chảy không nên uống nước dừa khi đói vì có thể gây đau bụng
- Không nên uống quá nhiều cùng 1 lúc mà nên uống từ từ 2-3 tiếng 1 lần.
- Khi uống, bà bầu không nên pha thêm đường vì có thể làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ.
Sữa chua uống
Các loại sữa chua uống cung cấp một lượng lớn vi sinh vật có lợi cho đường tiêu hóa như Lactobacillus,.. Các lợi khuẩn có trong sữa chua sẽ ức chế và tiêu diệt vi khuẩn có hại, làm cân bằng hệ vi sinh đường ruột và giảm tình trạng tiêu chảy ở bà bầu. Bên cạnh đó sữa chua uống còn chứa nhiều vitamin, canxi rất tốt cho sức khỏe của mẹ và bé.
Bà bầu bị tiêu chảy nên uống sữa chua mỗi ngày, sau bữa ăn trưa từ 1-2 giờ. Mẹ bầu có thể tham khảo các loại sữa chua uống giàu men vi sinh trên thị trường như: Sữa chua uống lợi khuẩn Probi, Sữa chua Yomilk, Sữa chua lợi khuẩn Yakult, TH True Yogurt, Sữa chua Betagen, Sữa chua Fristi, Sữa chua Yomost,…
Men vi sinh
Tiêu chảy ở bà bầu gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Sự thiếu hụt lợi khuẩn và hại khuẩn tăng sinh, là điều kiện thuận lợi cho hại khuẩn tấn công và làm tổn thương niêm mạc. Nếu tình trạng này kéo dài gây loạn khuẩn ruột, các triệu chứng sẽ tái đi tái lại không khỏi. Lúc này, bổ sung men vi sinh giúp thiết lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột là giải pháp thiết yếu.
Ngoài ra, men vi sinh chứa lợi khuẩn tự nhiên đường ruột, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi, có thể sử dụng lâu dài để ổn định hệ vi sinh của mẹ trong cả thai kỳ.
3. Bà bầu bị tiêu chảy không nên ăn gì?
Bên cạnh những thực phẩm có lợi cho bà bầu khi bị tiêu chảy thì bà bầu nên tránh các thực phẩm sau đây để không làm tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Đồ ăn nhiều chất béo, đồ chiên xào
Những thực phẩm này chứa nhiều chất béo, gây quá tải cho hệ tiêu hóa, khiến cho ruột co thắt mạnh hơn, làm nặng thêm tình trạng tiêu chảy ở bà bầu. Ngoài ra khi bà bầu đang trong giai đoạn ốm nghén, ngửi hay ăn đồ dầu mỡ có thể làm nặng thêm tình trạng ốm nghén khó chịu.
Đồ ăn tái, sống
Ăn đồ tái sống là một trong những nguyên nhân chính khiến ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể. Các vi khuẩn có hại xâm nhập sẽ làm nặng thêm tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, làm trầm trọng thêm tình trạng tiêu chảy ở bà bầu. Thậm chí các vi khuẩn có hại còn gây ra tình trạng đau bụng dễ sảy thai.
Sữa chứa lactose
Sữa và các chế phẩm từ sữa cung cấp một lượng lớn lactose. Khi bà bầu bị tiêu chảy, hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng, hệ tiêu hóa yếu sẽ làm giảm khả năng tiết enzyme tiêu hóa để phân hủy lactose làm nặng thêm tình trạng tiêu chảy do không dung nạp lactose.
Thức ăn giàu chất xơ, các loại nước hoa quả
Bình thường thức ăn giàu chất xơ và hoa quả rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên trong trường hợp bà bầu bị tiêu chảy thì việc nạp thêm chất xơ và cơ thể sẽ làm nặng thêm tình trạng bệnh. Các chất xơ hấp thụ nước làm tăng lượng nước trong phân, làm nặng thêm tình trạng tiêu chảy ở bà bầu.
Nước ngọt, nước có gas
Các thực phẩm này gây kích ứng đường tiêu hóa có thể làm nặng thêm tình trạng tiêu chảy ở bà bầu. Khi hệ tiêu hóa đang yếu, việc nạp thêm quá nhiều đường có thể gây quá tải cho hệ tiêu hóa và tăng khả năng mắc đái tháo đường thai kỳ ở bà bầu,
4. Khi nào bà bầu cần đến gặp bác sĩ
Mặc dù tình trạng tiêu chảy thường gawoj ở bà bầu và có thể tự khỏi sau một thời gian ngắn, tuy nhiên trong một số trường hợp các triệu chứng dai dẳng, kéo dài, bạn cần đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời. Các triệu chứng có thể gặp phải bao gồm:
- Tiêu chảy sau 3 ngày không đỡ: khi tiêu chảy lâu ngày có thể khiến cơ thể thiếu nước trầm trọng và thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng của mẹ và bé.
- Khô môi, khô miệng, khô da, nước tiểu sẫm màu: đây là những triệu chứng cảnh báo cơ thể đang mất nước có thể do tiêu chảy hoặc lợi tiểu.
- Người yếu, mệt mỏi, chóng mặt, sốt cao: cơ thể vừa mất nước do tiêu chảy vừa giảm hấp thu chất dinh dưỡng có thể dẫn đến tụt đường huyết và suy kiệt.
- Đau bụng, đau trực tràng dữ dội: là các triệu chứng cho thấy đường tiêu hóa đã bị tổn thương trầm trọng hơn, cần điều trị kịp thời để không dẫn đến biến chứng.
Trên đây là những thực phẩm bà bầu nên ăn và không nên ăn khi tiêu chảy. Nếu cần được tư vấn và giải đáp cho những thắc mắc của mình, bạn đừng ngần ngại liên hệ theo HOTLINE 19009482 để được các chuyên gia của IMIALE A+ hỗ trợ tận tình.