Hội chứng ruột kích thích (IBS) chưa có phác đồ điều trị dứt điểm. Hầu hết các thuốc sử dụng với mục đích giảm nhẹ triệu chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Vậy, Hội chứng ruột kích thích uống thuốc gì? Bài viết dưới đây, Imiale A+ sẽ tổng hợp thông tin các thuốc thường dùng trong điều trị hội chứng ruột kích thích.
Mục lục
- 1. Thuốc hội chứng ruột kích thích – Trị tiêu chảy
- 2. Thuốc hội chứng ruột kích thích – Trị táo bón
- 3. Thuốc hội chứng ruột kích thích – Giảm đau bụng co thắt
- 4. Thuốc hội chứng ruột kích thích – Thuốc chống trầm cảm
- 5. Thuốc mới trị hội chứng ruột kích thích – Tác dụng trên thụ thể 5-HT
- 6. Hội chứng ruột kích thích có tự hết không?
1. Thuốc hội chứng ruột kích thích – Trị tiêu chảy
Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một rối loạn mãn tính chức năng hệ tiêu hóa, đặc trưng bởi tình trạng đau bụng dai dẳng và thay đổi thói quen đi tiêu, có thể là tiêu chảy, táo bón hoặc cả hai.
Khoảng ⅓ bệnh nhân IBS có triệu chứng tiêu chảy là chủ yếu (IBS-D). Cơ chế của IBS chưa thực sự rõ ràng, tuy nhiên một vài yếu tố làm thay đổi chức năng tiêu hóa như căng thẳng, rối loạn hệ cân bằng vi sinh đường ruột hay acid mật cũng đóng vai trò quan trọng trong hình thành IBS-D. Những yếu tố nguy cơ này kích thích giải phóng serotonin (5-HT) và tăng tính thấm cũng như nhu động ruột, cuối cùng dẫn đến triệu chứng tiêu chảy ở IBS-D.
Hiện nay chỉ có duy nhất thuốc Alosetron được chấp thuận cho điều trị IBS-D. Đây là một chất đối kháng 5-HT3, có khả năng làm cải thiện tình trạng đau bụng, giảm nhu động ruột và ức chế bài tiết ở đại tràng. Tuy nhiên, do sự hạn chế thuốc trên thị trường dành cho IBS-D, bác sĩ có thể chỉ định một vài loại thuốc khác điều trị triệu chứng tiêu chảy như Loperamid,…
>>Xem thêm: Hội chứng ruột kích thích (IBS) là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
1.1. Alosetron
Tên biệt dược: Alosetron (Alosetron hydrochloride)
Thành phần: Alosetron hydrochloride 0.5mg và tá dược khác.
Cơ chế tác dụng: Alosetron là một chất đối kháng thụ thể 5-HT 3 mạnh và chọn lọc, do đó ức chế kênh canxi trên tế bào thần kinh ruột. Kết quả là Alosetron mang lại hiệu quả điều hòa hệ thần kinh ruột, giảm đau, giảm nhu động và ức chế bài tiết, giảm tiêu chảy trên bệnh nhân IBS-D.
Liều dùng – Cách dùng:
- Liều khởi đầu là 0,5 mg x 2 lần/ngày.
- Có thể tăng liều lên 1 mg x 2 lần/ngày sau 4 tuần nếu liều khởi đầu được dung nạp tốt nhưng không kiểm soát đầy đủ các triệu chứng IBS.
Lưu ý khi sử dụng:
- Ngừng viên alosetron ở những bệnh nhân chưa kiểm soát được đầy đủ các triệu chứng IBS sau 4 tuần điều trị với liều 1 mg x 2 lần/ngày.
- Alosetron hydrochloride nên được ngừng ngay lập tức ở những bệnh nhân bị táo bón hoặc các triệu chứng của viêm đại tràng do thiếu máu cục bộ như chảy máu trực tràng, tiêu chảy ra máu, cơn đau bụng mới hoặc nặng hơn.
1.2. Loperamide
Tên biệt dược: Loperamide.
Thành phần: Loperamide hydrochloride 2mg và tá dược khác.
Cơ chế tác dụng: Loperamid làm giảm nhu động ruột, giảm tiết dịch đường tiêu hóa và tăng trương lực cơ thắt hậu môn. Thuốc còn có tác dụng kéo dài thời gian vận chuyển thức ăn qua ruột, tăng tái hấp thu nước và điện giải, giảm khối lượng phân và các triệu chứng tiêu chảy.
Liều dùng – Cách dùng:
Người lớn:
- Tiêu chảy cấp:
- Ban đầu 4mg, sau đó mỗi lần đi lỏng, uống 2 mg, tối đa 5 ngày.
- Liều thông thường: 6-8 mg/ngày.
- Liều tối đa: 16 mg/ngày.
- Tiêu chảy mạn: Uống 4mg, sau đó mỗi lần đi lỏng, uống 2 mg cho tới khi cầm ia. Liều duy trì: Uống 4-8 mg/ngày chia thành liều nhỏ (2 lần). Tối đa: 16 mg/ngày.
Trẻ em:
- Loperamid không được khuyến cáo dùng cho trẻ em một cách thường quy trong ỉa chảy cấp.
- Trẻ em dưới 6 tuổi: Không được khuyến cáo dùng.
- Trẻ từ 6 – 8 tuổi: Uống 2 mg, 2 lần mỗi ngày.
- Trẻ từ 8 – 12 tuổi: Uống 2 mg, 3 lần mỗi ngày.
Lưu ý khi sử dụng:
- Ngừng thuốc nếu không thấy có kết quả trong vòng 48 giờ.
- Thận trọng với những người bệnh giảm chức năng gan hoặc viêm loét đại tràng
- Không nên dùng cho phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú có thể dùng với liều thấp.
2. Thuốc hội chứng ruột kích thích – Trị táo bón
Đối với những bệnh nhân bị táo bón là triệu chứng chủ yếu (IBS-C) thì điều trị chủ yếu bằng các thuốc nhuận tràng. Lựa chọn đầu tay cho người bệnh đã thất bằng liệu pháp bổ sung chất xơ hòa tan (Psyllium) là PEG do giá thành rẻ và ít tác dụng không mong muốn so với các thuốc nhuận tràng khác. Khi bệnh nhân thất bại với PEG (vẫn bị táo bón dai dẳng dù đã dùng PEG) thì các chuyên gia khuyến cáo nên đổi sang các loại thuốc khác như Lubiprostone, Linaclotide,…
2.1. PEG (Polyethylene glycol)
Tên biệt dược: Forlax
Thành phần: Macrogol 4000 (PEG 4000) hàm lượng 10 mg, bào chế dưới dạng gói pha hỗn dịch uống.
Cơ chế tác dụng: PEG là thuốc chữa táo bón thuộc nhóm nhuận tràng thẩm thấu, hoạt động theo cơ chế làm tăng bài tiết nước và chất điện giải vào lòng ruột. Kết quả là thuốc làm mềm phân, tăng thể tích phân và giúp tống ra ngoài dễ dàng hơn.
Liều dùng – Cách dùng:
- 1-2 gói pha trong 125-250ml nước, uống 1 liều duy nhất vào buổi sáng
- Liều dùng dao động từ ½ gói mỗi ngày (đối với trẻ em) cho đến 2 gói mỗi ngày tùy thuộc đáp ứng lâm sàng đối với người lớn.
Lưu ý khi sử dụng:
- Forlax chỉ dùng cho người lớn và trẻ em trên 8 tuổi
- Đối với trẻ em, Forlax chỉ nên dùng một liệu trình tối đa 3 tháng
- Bệnh nhân không nên dừng thuốc đột ngột, nên dừng từ từ và tiếp tục dùng nếu táo bón tái phát.
- Một số tác dụng phụ hay gặp: rối loạn tiêu hóa, chướng bụng, tiêu chảy, …
2.2. Lubiprostone
Tên biệt dược: Lubiprostone
Thành phần: Lubiprostone 8mcg và tá dược khác.
Cơ chế tác dụng: Lubiprostone là một chất hoạt hóa kênh clorua tác dụng cục bộ giúp tăng cường bài tiết dịch ruột giàu clorua, làm tăng nhu động trong ruột, góp phần đẩy phân ra ngoài dễ hơn và giảm triệu chứng táo bón.
Liều dùng – Cách dùng: 8mcg hai lần mỗi ngày được chỉ định cho phụ nữ IBS-C từ 18 tuổi trở lên.
Lưu ý về cách dùng: Uống sau ăn cùng với nước, nuốt cả viên, không được nhai hay bẻ.
Lưu ý khi sử dụng:
- Chỉ sử dụng Lubiprostone ở bệnh nhân táo bón dai dẳng dù đã tối ưu hóa bằng PEG.
- Một số tác dụng phụ thường gặp: Buồn nôn, tiêu chảy, …
3. Thuốc hội chứng ruột kích thích – Giảm đau bụng co thắt
Trên bệnh nhân IBS, triệu chứng đặc trưng luôn đi kèm với rối loạn tiêu hóa là đau bụng mãn tính do thay đổi nhu động ruột, ví dụ như tăng co thắt. Do đó, thuốc giảm co thắt nên được chỉ định sử dụng khi cần thiết để giảm triệu chứng đau bụng, dự phòng căng thẳng do đau có thể khiến tình trạng IBS trở nên trầm trọng hơn.
3.1. Duspatalin
Tên biệt dược: Duspatalin retard
Thành phần: 200mg mebeverine hydrochloride và tá dược khác.
Cơ chế tác dụng: Mebeverine hydrochloride là thuốc chống co thắt hướng cơ, có tác dụng giãn trực tiếp cơ trơn đường tiêu hóa mà không làm ảnh hưởng đến nhu động bình thường của dạ dày – ruột. Do tác dụng giãn cơ, thuốc có khả năng giảm co thắt và giảm đau bụng đối với bệnh nhân IBS.
Liều dùng – Cách dùng:
- Đối với người lớn, liều thông thường là 1 viên 1 lần, 2-3 lần mỗi ngày.
- Nên uống thuốc với một cốc nước trước khi ăn
Lưu ý khi sử dụng:
- Thuốc chống co thắt có tác dụng giảm đau bụng trong thời gian ngắn ở bệnh nhân IBS, tuy nhiên hiệu quả lâu dài của nhóm này chưa rõ ràng.
- Không dùng Duspatalin trên phụ nữ có thai và cho con bú.
>>>Xem thêm: Thuốc Duspatalin (Mebeverine hydrochloride) trị đau bụng do ruột kích thích – Lưu ý khi sử dụng
3.2. Buscopan
Tên biệt dược: Buscopan
Thành phần: Hyoscine butylbromide 10mg và tá dược khác.
Cơ chế tác dụng: Hyoscine butylbromide là thuốc hoạt động theo cơ chế kháng cholinergic, ức chế chọn lọc sự co thắt cơ trơn đường tiêu hóa, dẫn đến tác dụng giãn cơ và giúp giảm đau bụng trong IBS.
Liều dùng – Cách dùng:
- Người lớn: 2 viên x 4 lần/ngày. Để giảm triệu chứng của Hội chứng ruột kích thích, liều khởi đầu được khuyến cáo là 1 viên ba lần mỗi ngày, có thể tăng lên đến 2 viên bốn lần mỗi ngày nếu cần.
- Trẻ em 6-12 tuổi: 1 viên x 3 lần/ngày.
- Viên nén Buscopan nên được nuốt cả viên, không nhai bẻ nghiền cùng với một cốc nước.
Lưu ý khi dùng thuốc: Một số tác dụng không mong muốn thường gặp: bí tiểu, khô miệng, đỏ da, táo bón, …
4. Thuốc hội chứng ruột kích thích – Thuốc chống trầm cảm
Thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCA) với cơ chế kháng cholinergic sẽ giúp làm chậm thời gian vận chuyển đồ ăn qua ruột, giảm đi tiêu và giảm đau bụng đối với bệnh nhân IBS, đặc biệt là IBS-D. So với các thuốc chống trầm cảm khác, TCA có nhiều bằng chứng lâm sàng hơn về việc cải thiện triệu chứng IBS. Do đó, chúng tôi chỉ đề cập đến nhóm TCA trong bài này, với thuốc điển hình là Amitriptylin.
4.1. Amitriptylin
Tên biệt dược: Amitriptylin.
Thành phần: Amitriptylin 10mg và tá dược khác
Cơ chế tác dụng: Amitriptyline là thuốc kháng cholinergic, có tác dụng giảm đau bụng, ức chế nhu động ruột và giảm triệu chứng tiêu chảy đối với IBS.
Liều ban đầu:
- 10-25mg mỗi ngày trước khi đi ngủ.
- Thử điều trị khoảng 3-4 tuần, sau đó có thể tăng liều đến liều tối ưu, tức là liều thấp nhất có hiệu quả tùy thuộc vào đáp ứng lâm sàng.
Lưu ý khi sử dụng:
- Nên bắt đầu sử dụng thuốc Amitriptylin cho bệnh nhân IBS với liều khởi đầu thấp, sau đó điều chỉnh dựa trên dung nạp và đáp ứng.
- Thuốc có tác dụng chậm, người bệnh cần kiên nhẫn trong 3-4 tuần để có thể thấy được hiệu quả của thuốc.
- Một số tác dụng không mong muốn thường gặp: Nhức đầu, hoa mắt chóng mặt, run rẩy, táo bón, …
5. Thuốc mới trị hội chứng ruột kích thích – Tác dụng trên thụ thể 5-HT
Alosetron là thuốc duy nhất được phê duyệt để điều trị IBS-D hiện nay, tuy nhiên thuốc này đã từng bị rút khỏi thị trường một thời gian do lo ngại về độ an toàn của nó và gần đây mới được chấp thuận lại. Do đó, việc nghiên cứu và phát triển thuốc mới cho IBS là một điều khá quan trọng và cấp thiết.
Các thụ thể 5-HT được nghiên cứu khá rộng rãi do vai trò của nó đối với hệ tiêu hóa. Ngoài thuốc ức chế thụ thể 5-HT3 là Alosetron có tác dụng ức chế nhu động ruột, người ta còn tìm ra tác dụng của chất chủ vận 5-HT4 là kích thích giải phóng chất dẫn truyền thần kinh và tăng nhu động ruột kết. Do đó, đây là hướng phát triển tiềm năng cho các thuốc điều trị IBS-C, ví dụ như Tegaserod và Piboserod. Tuy nhiên, 2 thuốc này vẫn đang chưa có chỉ định dành cho IBS.
6. Hội chứng ruột kích thích có tự hết không?
Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một rối loạn tiêu hóa mãn tính, không thể tự hết. Tuy nhiên, bệnh nhân hoàn toàn có thể kiểm soát được triệu chứng của IBS cũng như có những quản lý nhằm giảm tối đa những đợt bùng phát nghiêm trọng.
Bệnh nhân hội chứng ruột kích thích cần được khám định kỳ để được đánh giá tình trạng bệnh và tư vấn phác đồ điều trị, kết hợp sử dụng thuốc và các biện pháp không dùng thuốc để tối ưu hóa hiệu quả điều trị. Dưới đây là một vài lưu ý dành cho bệnh nhân.
6.1. Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý
6.2. Sinh hoạt lành mạnh và tích cực vận động
Tăng cường hoạt động thể chất từ 20 đến 60 phút mỗi ngày, ba đến năm ngày mỗi tuần sẽ giúp tăng cường sức khỏe toàn thân nói chung và miễn dịch tiêu hóa nói riêng. Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp điều hòa nhu động ruột và cải thiện triệu chứng khó chịu của IBS.
6.3. Bổ sung lợi khuẩn
Các nghiên cứu gần đây và bằng chứng lâm sàng nhấn mạnh tầm quan trọng của hệ vi sinh vật đường ruột trong sinh lý bệnh của IBS, từ đó mở ra một hướng điều trị mới dành cho bệnh nhân IBS.
Lợi khuẩn đã được chứng minh tác dụng cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện chức năng hàng rào niêm mạc ruột, tăng cường miễn dịch cũng như ức chế phản ứng viêm. Tuy nhiên, không phải lợi khuẩn nào cũng có khả năng mang lại hiệu quả cải thiện triệu chứng IBS rõ rệt. Bệnh nhân cần được bổ sung loại lợi khuẩn có vai trò thiết yếu cũng như chiếm vị trí chủ đạo trong hệ tiêu hóa.
TPBVSK IMIALE A+ bổ sung lợi khuẩn sống, thiết yếu Bifidobacterium BB-12 và Lactobacillus LA-5, kết hợp với chất xơ hoà tan Inulin hàm lượng cao, đồng thời ứng dụng công nghệ bao kép giúp lợi khuẩn sống, bền vững khi qua môi trường acid dạ dày đến bám dính tại đại tràng để phát huy tác dụng hiệu quả.
Hội chứng ruột kích thích đặc trưng bởi một nhóm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy và kèm theo đau bụng dai dẳng. Tùy vào triệu chứng và thể trạng của bệnh nhân mà bệnh nhân được tư vấn phác đồ điều trị phù hợp. Ngoài việc sử dụng thuốc theo chỉ định bác sĩ thì bệnh nhân cần kết hợp với các biện pháp không dùng thuốc khác như thay đổi chế độ ăn, tăng cường vận động và bổ sung lợi khuẩn để kiểm soát tình trạng bệnh.
Nếu cần được tư vấn và giải đáp thắc mắc, bạn đừng ngần ngại liên hệ HOTLINE 19009482 để được các chuyên gia sức khỏe của Imiale A+ hỗ trợ tận tình.