Người bệnh hội chứng ruột kích thích cần duy trì chế độ kiêng khem kỹ lưỡng để tránh triệu chứng tái phát, tình trạng bệnh nặng thêm. Vậy, hội chứng ruột kích thích nên kiêng gì, ăn gì hay ăn sao để vừa đầy đủ chất dinh dưỡng mà lại vừa cải thiện tình trạng bệnh? Để tìm hiểu rõ vấn đề này, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để tìm hiểu về thực đơn ăn uống đối với người mắc hội chứng ruột kích!
1. Vai trò của dinh dưỡng với hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích là tình trạng rối loạn chức năng tiêu hóa đặc biệt là tại đại tràng với các triệu chứng dai dẳng như:
- Đau âm ỉ vùng bụng dưới hoặc lan rộng đến rốn
- Đại tiện thất thường: táo bón, tiêu chảy đan xen
- Đầy hơi, chướng bụng
- Một số biểu hiện khác: mệt mỏi, đau đầu,…
Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa khiến người bệnh không có cảm giác thèm ăn, không muốn ăn, không hấp thu, người gầy sút. Chưa kể tiêu hóa không ổn định kéo theo hệ miễn dịch bị ảnh hưởng, người bệnh dễ ốm vặt, mệt mỏi, sức khỏe suy giảm.
Vì vậy, người bệnh hội chứng ruột kích thích cần chế độ dinh dưỡng hợp lý để bổ sung dinh dưỡng, nâng cao sức khỏe cho người bệnh, đồng thời tránh những tác nhân kích thích khiến tình trạng bệnh tái lại.
2. Hội chứng ruột kích thích nên kiêng gì?
Để hạn chế tác dụng không mong muốn, người bệnh mắc hội chứng ruột kích thích cần hạn chế các loại thực phẩm sau:
Thực phẩm chiên rán
Thực phẩm chiên rán như đồ ăn nhanh, thực phẩm chiên rán,… chứa hàm lượng chất béo cao và cần thời gian dài hơn để tiêu hóa. Khi ăn nhiều, lượng chất béo này càng tăng lên gây áp lực lên hệ tiêu hóa khiến người bệnh có cảm giác đầy chướng bụng, khó tiêu và làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh.
Do vậy, thay vì ăn nhiều các sản phẩm chiên, rán, người bệnh nên chuyển sang ăn đồ luộc, hấp,… để giảm dầu mỡ. Ngoài ra người bệnh có thể chuyển sang các loại sản phẩm dầu thực vật: dầu oliu, bơ, lạc, dầu hướng dương để dễ hấp thu hơn.
Đồ ăn sống, tái
Các món gỏi sống, sushi, rau, thịt sống,….là món ăn khoái khẩu với nhiều người do thức ăn vẫn giữ được vị tươi, ngon của chúng. Tuy nhiên các món này chưa được nấu chín, do vậy chúng có thể chứa vi khuẩn, vi sinh trùng ký sinh,… gây hại cho người bệnh.
Để đảm bảo cho sức khỏe, người bệnh nên ăn chín uống sôi để giảm thiểu tối đa các rủi ro có thể.
Thức ăn cứng
Thức ăn cứng nếu không được nhai kỹ, nghiền nát khi vào trong hệ tiêu hóa sẽ cần nhiều thời gian hơn để xử lý. Do vậy, sau khi ăn các thực phẩm này, người bệnh có biểu hiện tăng nhu động ruột, hệ tiêu hóa buộc phải hoạt động nhiều hơn. Điều này có thể dẫn đến các tổn thương chậm hồi phục, làm nặng thêm bệnh.
Đối với người bệnh, cần chú ý trong quá trình chế biến cần băm, cắt nhỏ thức ăn hoặc nấu chín, mềm để tốt cho hệ tiêu hóa.
Đồ ăn cay nóng
Ớt, hạt tiêu,…. là những gia vị bổ sung vào cho món ăn thêm phần hấp dẫn. Tuy nhiên những thực phẩm này chính là thủ phạm khiến đường ruột bị kích thích, tăng nhu động, co thắt và tăng tiết acid. Do vậy, người bệnh nên cố gắng hạn chế tuyệt đối những loại thực phẩm này.
Bánh kẹo ngọt, thực phẩm nhiều đường
Bánh kẹo ngọt, thực phẩm nhiều đường là nguyên nhân làm khởi phát triệu chứng của hội chứng ruột kích thích. Nguyên nhân là do nhu động ruột tăng, nhanh chóng đẩy các loại thực phẩm này xuống đại tràng trong khi chưa kịp tiêu hóa và hấp thu. Tại đại tràng, các thực phẩm này được vi khuẩn tại đại tràng lên men, sinh hơi và kích thích nhu động ruột hơn, các triệu chứng tái lại nặng nề hơn.
Vì vậy, người bệnh hạn chế ăn thực phẩm nhiều đường như bánh kẹo, siro, nước ép trái cây nhiều đường….
Đồ uống có gas, có chất kích thích
Người bệnh hội chứng ruột kích thích cũng nên kiêng đồ uống có chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá,….Những thực phẩm này gây tác động xấu đến đường tiêu hóa như: tổn thương niêm mạc ruột, ức chế lợi khuẩn phát triển, tăng nhu động ruột, nôn ói,…. Nếu sử dụng lâu dài còn dễ gây ra tình trạng viêm loét dạ dày, tá tràng. Ngoài ra, các thức uống có gas còn gây tình trạng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu,…
>>> Xem thêm: Hội chứng ruột kích thích có chữa khỏi được không?
3. Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì?
Để cải thiện tình trạng sức khỏe, người bệnh nên đưa ra thực đơn phù hợp cho chính bản thân mình. Dưới đây là các sản phẩm tốt cho sức khỏe đối với người bị hội chứng ruột kích thích.
Các loại rau xanh, hoa quả
- Đây là những thực phẩm bổ sung một lượng lớn các loại vitamin, chất xơ, khoáng chất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt với người bệnh có các triệu chứng táo bón: mồng tơi, rau dền, bưởi, xoài,….
- Người bệnh cần nên chọn các loại rau, quả có hàm lượng chuỗi carbohydrate ngắn thấp, bởi chúng dễ hấp thu, giảm tình trạng đầy hơi, táo bón: rau cải thìa, cải xoăn, cà rốt, khoai lang, chuối, đu đủ, dưa hấu,…
- Nên ưu tiên ăn chín, uống sôi như luộc, hấp, nấu canh với các loại rau, củ.
Các loại hạt, ngũ cốc
- Đây là nhóm thực phẩm vô cùng có lợi cho sức khỏe bới chúng chứa một lượng lớn chất xơ, khoáng chất, protein, omega 3,…. có vai trò: cung cấp năng lượng cho cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa, tạo lớp màng nhầy bảo vệ dạ dày, giúp đường tiêu hóa hoạt động ổn định hơn.
- Các hạt cũng chữa lượng chuỗi carbohydrate ngắn thấp, nên giảm tình trạng đầy hơi, táo bón.
- Một số loại hạt, ngũ cốc được kể đến như là: hạt macca, óc chó, hạnh nhân, hướng dương, hạt chia, gạo lứt, ngô, yến mạch,…
- Thay vì ăn thô, cứng đối với những loại hạt này thì người bệnh có thể thay thế bằng cách nấu sữa hạt, nấu cháo yến mạch,… sẽ tốt hơn cho hệ tiêu hóa người bệnh.
Thực phẩm ít béo
- Các loại thực phẩm như thịt nạc, thịt gà, tôm, cua, cá,… rất phù hợp cho sức khỏe người bệnh. Bởi chúng tương đối dễ tiêu hóa, làm giảm hoạt động của dạ dày và ruột.
- Ngoài ra các thực phẩm giàu Omega 3 có tác dụng chống viêm, tăng nhanh khả năng hồi phục trên đường ruột. Các sản phẩm kể đến như: cá hồi, cá trích, cá thu, dầu oliu, bơ,…
Uống đủ nước
- Việc bổ sung nước đầy đủ là vô cùng cần thiết, bởi nó hỗ trợ quá trình chuyển hóa, thải độc của cơ thể, tăng hòa tan các chất dinh dưỡng. Nếu không bổ sung nước đầy đủ sẽ dễ gây tình trạng táo bón, thiếu chất,…
- Tùy vào mỗi người, một ngày nên bổ sung đủ từ 2- 2,5l nước từ nhiều nguồn khác nhau: nước lọc, nước ép trái cây, nước điện giải,….
>> Xem thêm: Phác đồ điều trị Hội chứng ruột kích thích [Cập nhật 2023]
4. Lưu ý khi mắc hội chứng ruột kích thích
Ngoài chế độ ăn uống khoa học, người bệnh cần nên kết hợp với chế độ sinh hoạt hợp lý, chế độ sử dụng thuốc, men vi sinh.
Chế độ sinh hoạt
Một chế độ sinh hoạt lành mạnh cũng là điều cần thiết đối với người bệnh hội chứng ruột kích thích. Cần thay đổi những thói quen xấu để giảm tác hại của bệnh. Một số lưu ý được kể đến như là:
- Tăng cường thể lực bằng các hoạt động: đi bộ, bơi, thiền, yoga,… Mỗi người cần dành ít nhất 30p mỗi ngày cho thể dục, thể thao.
- Ăn uống đủ bữa, đặc biệt là bữa sáng. Tránh ăn khuya hoặc quá no vào buổi tối sẽ gây tình trạng khó tiêu.
- Nhai chậm, nhai kỹ khi ăn. Tránh ăn nhanh, nhai không kỹ.
- Tránh làm việc quá mức, căng thẳng, stress, thức đêm nhiều. Giữ thói quen sinh hoạt điều độ, nghỉ ngơi đúng giờ, ngủ đủ giấc.
- Xoa nhẹ bụng xung quanh rốn theo chiều kim đồng hồ để kích thích nhu động ruột.
Chế độ sinh hoạt đều đặn giúp cải thiện Hội chứng ruột kích thích.
Hạn chế lạm dụng thuốc
Với người bệnh hội chứng ruột kích thích, sử dụng thuốc có vai trò làm giảm các triệu chứng do bệnh gây nên. Tuy nhiên việc lạm dụng thuốc mỗi khi có các vấn đề: đau bụng, đầy hơi, táo bón, tiêu chảy sẽ gây ra các tác dụng không mong muốn trên người bệnh:
- Giảm vi khuẩn có lợi trong đường tiêu hóa bởi các thuốc kháng sinh.
- Người bệnh có thể mẫn cảm với thuốc, xuất hiện các triệu chứng: nổi mẩn, ban da, ngứa,…
- Một số tác dụng phụ của thuốc như buồn nôn, nôn, đau bụng, đau đầu,…
Do vậy, khi vấn đề của người bệnh tái đi tái lại nhiều lần, người bệnh cần đến thăm khám bác sĩ để có sự thăm khám, chẩn đoán và kê đơn phù hợp với tình trạng bệnh.
>>> Xem thêm: Hội chứng ruột kích thích uống thuốc gì? Lời khuyên của chuyên gia
Bổ sung men vi sinh
Ngoài các thuốc hỗ trợ điều trị bệnh, người bệnh cần cân nhắc sử dụng men vi sinh hỗ trợ cho hệ tiêu hóa, thiết lập lại cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột. 90% bệnh nhân hội chứng ruột kích thích có sự thiếu hụt lợi khuẩn Bifidobacterium và Lactobacillus. Đây là hai loại lợi khuẩn thiết yếu trong hệ tiêu hóa của người. Do vậy khi sử dụng men sinh, cần xem xét kỹ chủng vi sinh phân lập đối với mỗi loại men vi sinh: đúng loại, đủ số lượng vi khuẩn, được chứng nhận, kiểm định bởi các cơ quan quản lý dược phẩm uy tín hay chưa.
Chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh là vô cùng quan trọng đối với người bệnh hội chứng ruột kích thích. Do vậy, để cải thiện tình trạng bệnh, đảm bảo tình trạng sức khỏe của mình, người bệnh cần thiết lập thực đơn ăn uống của bản thân, xây dựng chế độ dùng thuốc, sinh hoạt khoa học. Nếu có bất cứ thắc mắc hay vấn đề cần giải đáp, đừng ngần ngại liên hệ tới Hotline 1900 9482 của chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất.