Viêm đại tràng co thắt là bệnh lành tính, không gây tổn thương thực thể nên nhiều bệnh nhân còn chủ quan trong quá trình điều trị. Tuy nhiên nếu bệnh không được điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh. Nếu bạn vẫn chưa tìm ra phác đồ điều trị viêm đại tràng co thắt hiệu quả và phù hợp cho bản thân, hãy cùng IMIALE+ theo dõi bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Chẩn đoán xác định viêm đại tràng co thắt
Co thắt đại tràng là sự co thắt tự phát và đột ngột của các cơ trong ruột kết (ruột già). Trong cơn co thắt đại tràng, các cơ niêm mạc đại tràng thắt chặt hoặc co lại một cách vô tổ chức gây đau đớn vùng bụng. Ngoài đau bụng, còn các triệu chứng như: chuột rút, đầy hơi, đột ngột buồn đi đại tiện, phân dính nhầy,…
Do bệnh không tổn thương thực thể nào đến đại tràng nên chưa có biện pháp chẩn đoán cận lâm sàng đặc hiệu nào để xác định bệnh viêm đại tràng co thắt. Bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán gián tiếp bằng cách dựa trên các triệu lâm sàng bệnh nhân cung cấp và tiến hành làm các xét nghiệm loại trừ các bệnh lý ác tính và nguy hiểm khác của hệ tiêu hóa, ví dụ như: ung thư đại tràng, viêm đại tràng xuất huyết mãn tính, nhiễm khuẩn đường ruột….
Chẩn đoán lâm sàng bệnh viêm đại tràng co thắt qua một số triệu chứng sau:
- Đau bụng: co thắt có thể gây đau đớn, đôi khi sẽ sờ thấy cục nổi lên dọc khung đại tràng
- Chướng bụng: những dấu hiệu này có thể xảy ra bất kỳ thời điểm nào trong ngày, ngay cả khi đói.
- Đột ngột muốn đi vệ sinh: các cơn co thắt cơ của đại tràng co thắt có thể làm tăng tốc độ co bóp nhu động ruột, vì vậy khi cơn co thắt xảy ra bệnh nhân đột ngột buồn đi đại tiện.
- Đặc điểm phân: phân lỏng, nát, xuất hiện chất nhầy trong phân, táo bón xen kẽ tiêu chảy.
- Thay đổi tâm lý: thường xuyên lo lắng, căng thẳng, hồi hộp,…
- Các triệu chứng khác: rối loạn tiêu hóa kèm chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, mất ngủ, tim đập nhanh,…
Sau đó, bệnh nhân cần làm một số xét nghiệm lâm sàng như:
- Xét nghiệm máu: cho kết quả hoàn toàn bình thường, không có biểu hiện thiếu máu.
- Xét nghiệm phân: không thấy vi khuẩn gây bệnh, không lẫn máu.
- Chụp X-quang: không có hình ảnh tổn thương hoặc cấu trúc bất thường ở đại tràng, có hình ảnh rối loạn co bóp của đại tràng.
- Soi đại tràng sigma thấy có xung huyết nhẹ, tăng tiết nhầy, tăng co bóp hoặc giảm nhu động.
- Sinh thiết mô bệnh học: cho kết quả bình thường.
2. Phác đồ điều trị viêm đại tràng co thắt mới nhất
Hiện nay, phác đồ điều trị viêm đại tràng co thắt là thay đổi chế độ ăn uống, sử dụng thuốc và liệu pháp tâm lý.
2.1 Chế độ ăn uống
- Chia nhỏ bữa ăn và tạo thói quen ăn đúng giờ: giúp giảm áp lực lên ruột khi phải tiêu hóa 1 lượng lớn thức ăn, nên chia từ 3 bữa/ngày thành 5-6 bữa ăn/ ngày
- Bổ sung chất xơ: Chất xơ có chức năng giúp hút nước từ thành ruột vào đường tiêu hóa, làm mềm phân và ngăn ngừa táo bón. Người bệnh nên bổ sung 1 số chất xơ như: lúa mì nguyên hạt, ngũ cốc nguyên cám, củ cải, rau, quả mọng,….
- Ăn các thực phẩm chứa probiotic: điển hình là sữa chua, cung cấp cho đường ruột lượng lớn lợi khuẩn. Từ đó giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, điều hoà sự co bóp của đại tràng, hạn chế các cơn đau co bóp tái phát, kích thích tiêu hoá tốt hơn, tăng cảm giác ngon miệng khi ăn.
- Hạn chế các chất kích thích như: rượu, bia,thuốc lá…. những chất này khi vào đường ruột sẽ khiến cơ thể bị mất nước, tăng tình trạng rối loạn co bóp nhu động ruột, gây nên tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy.
- Hạn chế thực phẩm chứa dầu mỡ như: gà chiên, khoai chiên,…. đây là những thực phẩm gây khó tiêu, chướng bụng, kích thích đại tràng co thắt quá mức, làm trầm trọng các triệu chứng của bệnh.
2.2. Tăng cường thể dục thể thao
Tập thể dục 30-60 phút vừa phải mỗi ngày có thể giúp người bệnh giảm căng thẳng, lưu thông khí huyết, giảm rối loạn tiêu hóa, kích thích nhu động ruột hoạt động tốt hơn.
2.3. Liệu pháp tâm lý
Ruột được liên kết chặt chẽ với não thông qua hệ thống thần kinh nên người bệnh căng thẳng có thể khiến ruột tăng co thắt nhiều hơn Do đó, người bệnh nên giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan, tránh lo lắng, hồi hộp,…để hạn chế những tác hại do viêm đại tràng co thắt gây ra.
2.4. Sử dụng thuốc
Dựa vào các triệu chứng của viêm đại tràng co thắt, bệnh nhân có thể lựa chọn một số loại thuốc điều trị sau:
- Thuốc chống tiêu chảy: Loperamide, Bismuth subsalicylate,…giúp giảm co bóp nhu động ruột, giảm tiết dịch ở đường tiêu hóa, giảm nước trong phân.
- Thuốc chống co thắt: Dicyclomine (Bentyl), Hyoscyamine (Levsin),…thuốc giúp giảm hoặc ngăn chặn sự co thắt đột ngột của các cơ ở ruột kết.
- Thuốc kháng cholinergic: Propantheline, Promethazin,….thuốc ngăn chặn chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine, giúp chống co thắt đường tiêu hóa.
- Thuốc nhuận tràng: Sorbitol, Psyllium, Forlax,…. chứa các hoạt chất giúp tăng nhu động ruột, khối lượng phân và tần suất đại tiện, từ đó làm giảm táo bón.
3. Giảm đau trong viêm đại tràng co thắt
Khi mắc viêm đại tràng co thắt, chức năng của đại tràng bị rối loạn, dịch tiêu hóa trong đại tràng sản sinh bất thường, co bóp lúc mạnh lúc nhẹ sẽ khiến người bệnh bị đau bụng dữ dội, đau quặn bụng. Dưới đây là một số biện pháp giúp giảm đau hiệu quả cho người bệnh viêm đại tràng co thắt:
Biện pháp tự nhiên
- Massage vùng bụng đang bị đau: Bệnh nhân đặt úp bàn tay vào vùng rốn rồi xoa tròn theo chiều kim đồng hồ một cách từ từ. Biện pháp này giúp giảm đau, giảm kích ứng nhu động ruột, kích thích tiêu hóa, chống táo bón,… Người bệnh có thể xoa bụng trong lúc bị đau bụng, tuy nhiên không nên thực hiện trong lúc người bệnh vừa ăn no hoặc đói, mệt mỏi,…
- Uống trà hoa cúc + gừng: hoa cúc giúp giảm tiêu chảy, chống co thắt cơ, và giảm đau bụng. Gừng có khả năng giảm buồn nôn, tăng hấp thụ các chất dinh dưỡng và giải phóng các enzyme tiêu hóa.
- Chườm nóng vùng bụng với muối rang: giúp máu lưu thông dễ dàng hơn, làm dịu các cơn đau do co thắt cơ
Thuốc giảm đau
- Thuốc Buscopan: Thuốc có tác dụng giảm thiểu các cơn co thắt đại tràng, dạ dày, ruột. Vì vậy, thuốc được sử dụng trong trường hợp bệnh nhân đau bụng do viêm đại tràng co thắt, hội chứng kích thích ruột, viêm loét dạ dày, viêm loét tá tràng,…
- Thuốc Spasfon: công dụng chủ yếu của thuốc là làm giảm các cơn co thắt đại tràng, giảm tình trạng đau quặn bụng. Tuy vậy, thuốc cũng có thể có các tác dụng phụ như hạ đường huyết, phát ban, dị ứng.
- Thuốc Papaverin: giúp giảm đau giãn cơ trơn có tác dụng hướng cơ, được chỉ định trong tình trạng tăng nhu động ruột, đại tràng như viêm đại tràng co thắt, viêm ruột,….
4. Lưu ý khi điều trị viêm đại tràng co thắt
Viêm đại tràng co thắt là bệnh mãn tính có triệu chứng dải dẳng, kéo dài nên bệnh nhân cần thích nghi và sống chung với những khó chịu mà bệnh gây ra. Trong quá trình điều trị bệnh nhân cần lưu ý một số điều sau:
- Tránh các loại thực phẩm chứa gluten: kẹo, bánh ngọt, các loại thịt chế biến sẵn,…
- Tạo thói quen ăn ngủ đúng giờ, tránh thức khuya, làm việc quá sức
- Sử dụng đúng loại thuốc, đúng liều lượng mà bác sĩ chỉ định.
- Nếu xuất hiện các triệu chứng như: Sốt, sụt cân nhanh, đi ngoài ra máu tươi hoặc phân đen, hay chóng mặt hoa mắt… bệnh nhân cần đến bệnh viện ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời.
5. Vai trò của lợi khuẩn trong hỗ trợ điều trị viêm đại tràng co thắt
Trong đường ruột của người khỏe mạnh chứa khoảng 100 nghìn tỷ vi khuẩn, trong đó số lượng lợi khuẩn chiếm 85%. Tuy nhiên, số lợi khuẩn này thường giảm đi theo tuổi tác; lối sống không khoa học, người bệnh sử dụng kháng sinh dài ngày hay khi tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa hóa chất, dầu mỡ, đồ uống chứa chất kích thích,..…Khi đó, số lượng vi khuẩn có hại nhiều hơn lợi khuẩn dẫn đến sự mất cân bằng vi sinh đường ruột, hệ thống bảo vệ đại tràng bị bào mòn. Đây là điều kiện lý tưởng để các tác nhân gây hại xâm nhập, hình thành các vết loét trên niêm mạc gây đau, co thắt đại tràng và có thể kéo theo nhiều biến chứng đường ruột nguy hiểm.
Gần đây, các nhà khoa học đã nghiên cứu và chứng minh các bệnh nhân viêm đại tràng co thắt có sự sụt giảm hai lợi khuẩn thiết yếu Lactobacillus và Bifidobacterium, là nguyên nhân khiến các triệu chứng của viêm đại tràng co thắt dai dẳng, không thể chữa dứt điểm nên gây nhiều phiền toái, mệt mỏi cho người bệnh. Vì vậy, giải pháp mới từ Đan Mạch – Bổ sung lợi khuẩn Lactobacillus và Bifidobacterium, giúp:
- Giảm viêm
- Ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh
- Tăng cường hệ thống miễn dịch đường ruột
- Kiểm soát co bóp nhu động ruột
- Giảm đầy hơi, chướng bụng
Imiale A+ chứa hai chủng lợi khuẩn Bifidobacterium BB-12 và Lactobacillus LA-5 giúp tái thiết lập hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ cải thiện triệu chứng viêm đại tràng co thắt. Hiệu quả của Imiale A+ đã được chứng minh qua các nghiên cứu lâm sàng và được các tổ chức uy tín thế giới chứng nhận và khuyên dùng.
IMIALE A+ hy vọng, khi áp phác đồ điều trị viêm đại tràng co thắt mới nhất, các triệu chứng khó chịu của bệnh nhân sẽ được cải thiện. Nếu cần được tư vấn và giải đáp cho những thắc mắc của mình, bạn đừng ngần ngại liên hệ theo HOTLINE 19009482 để được các chuyên gia của IMIALE A+ hỗ trợ tận tình.