Đi cầu ra máu là hiện tượng có máu xuất hiện trong phân, điều bất thường này thường do táo bón dẫn đến nứt kẽ hậu môn. Tuy nhiên, máu trong phân cũng có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nguy hiểm. Vậy đi cầu ra máu cảnh báo bệnh gì? Người bệnh cần làm gì để khắc phục tình trạng này? Hãy cùng Imiale A+ tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Nguyên nhân đi cầu ra máu
Đi cầu ra máu xuất phát từ việc máu chảy trong đường tiêu hóa. Người bị đi ngoài ra máu có màu sắc và tính chất phân thay đổi. Phân có màu đỏ tươi, màu nâu sẫm hoặc màu đen. Phân có thể ở dạng lỏng, mùi thối khắm hoặc kèm theo dịch nhầy.
Theo các chuyên gia y tế, vị trí chảy máu, lượng máu chảy và thời gian máu tồn đọng trong cơ thể quyết định đến màu sắc của phân. Mỗi nguyên nhân đi ngoài ra máu sẽ dẫn đến một màu phân khác nhau. Căn cứ vào màu sắc của máu, các bác sĩ có thể sơ bộ xác định nguyên nhân gây bệnh.
Một số nguyên nhân gây đi cầu ra máu thường gặp:
1.1. Táo bón
Táo bón là tình trạng đại tiện ít hơn 3 lần trên tuần. Khi bị táo bón, phân tăng kích thước và trở nên khô, cứng. Khi đại tiện, người bệnh thường rặn để đẩy phân. Phân làm tổn thương niêm mạc trực tràng, hậu môn có thể làm nứt kẽ hậu môn gây chảy máu.
Nếu đi ngoài ra máu do táo bón thì máu thường có màu đỏ tươi. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp các triệu chứng khác như đầy hơi, chướng bụng, đau bụng.
1.2. Bệnh trĩ
Bệnh trĩ là tình trạng sưng, giãn quá mức các tĩnh mạch ở trực tràng hoặc hậu môn. Đi cầu ra máu là triệu chứng điển hình của bệnh trĩ. Phân của người bệnh có thể màu đỏ tươi, màu đỏ sẫm, màu nâu hoặc màu đen. Ngoài phân lẫn máu, bệnh trĩ còn có triệu chứng như ngứa, đau rát vùng hậu môn.
1.3. Loét dạ dày
70 – 80% dân số nước ta nhiễm khuẩn H.p gây loét dạ dày. Vi khuẩn H.p tấn công vào niêm mạc dạ dày tạo nên những tổn thương, vết loét. Máu từ vết loét theo thức ăn được thải trừ ra ngoài có màu nâu đen, mùi thối khắm.
Ngoài triệu chứng đi cầu ra máu, người bị viêm loét đại tràng còn gặp triệu chứng đầy hơi, ợ chua, trào ngược dạ dày, buồn nôn.
1.4. Viêm đại tràng
Viêm đại tràng là tình trạng viêm nhiễm gây tổn thương một phần hoặc toàn bộ niêm mạc đại tràng. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương niêm mạc mà bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng như: đi cầu ra máu, đi ngoài phân lỏng nhiều lần, đau bụng, đầy hơi, chán ăn, mệt mỏi.
1.5. Polyp trực tràng
Polyp trực tràng là hiện tượng xuất hiện các khối u lồi do các tế bào niêm mạc trực tràng phát triển, tăng sinh quá mức bình thường. Polyp làm hẹp ống trực tràng dẫn đến nguy cơ táo bón, chảy máu khi đại tiện tăng cao.
Khi bị đi ngoài ra máu do polyp trực tràng, phân thường có màu đen hoặc đỏ. Tuy nhiên, triệu chứng đi ngoài ra máu của polyp đại tràng thường diễn biến âm thầm. Người bệnh có thể không nhìn thấy máu trong phân bằng mắt thường.
Triệu chứng thường gặp ở người bệnh polyp trực tràng là: chảy máu trực tràng, đau quặn bụng, đau buốt hậu môn, sa trực tràng.
1.6. Tác dụng phụ của thuốc
Theo các nghiên cứu chuyên khoa, thuốc chống đông máu có tác dụng phụ là đi ngoài ra máu. Người sử dụng thuốc chống đông máu như warfarin, enoxaparin, apixaban có thể bị đi ngoài ra máu nếu dùng quá liều hoặc sai cách.
2. Giải pháp khắc phục tình trạng đi cầu ra máu
Các giải pháp khắc phục tình trạng đi cầu ra máu đạt hiệu quả nếu người bệnh đi ngoài ra máu ở mức độ nhẹ. Nếu tình trạng bệnh nhân đã tiến triển thành bệnh lý, thì các biện pháp không dùng thuốc chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện triệu chứng ở giai đoạn đầu. Nếu triệu chứng không có dấu hiệu cải thiện, người bệnh cần đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị theo phác đồ phù hợp.
Nếu đi cầu ra máu do táo bón, bệnh trĩ thì việc thay đổi chế độ ăn uống, lối sống và bổ sung men vi sinh sẽ giúp khắc phục tình trạng này.
2.1. Cải thiện chế độ ăn uống
Đi cầu ra máu dẫn đến kém hấp thu, suy dinh dưỡng, thiếu máu. Do đó, người bệnh cần thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học và đầy đủ dưỡng chất.
- Bổ sung chất xơ: Chất xơ có tác dụng nhuận tràng, cải thiện hoạt động tiêu hóa và ngăn ngừa tình trạng táo bón, khó tiêu. Người bệnh nên ăn nhiều rau, củ, quả trong chế độ ăn hằng ngày.
- Hạn chế thực phẩm khó tiêu: Ăn nhiều thức ăn khó tiêu gây rối loạn tiêu hóa, khó tiêu và có thể dẫn đến đau rát vùng hậu môn khi đại tiện. Người bệnh cần tránh ăn quá nhiều đạm, nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh hoặc đồ ăn cay, nóng.
- Bổ sung thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như: thịt bò, cá hồi, súp lơ xanh, cà rốt,..
2.2. Uống nhiều nước
Người bệnh cần uống từ 2 đến 3 lít nước mỗi ngày. Nước giúp cải thiện hoạt động tiêu hóa và làm mềm phân. Nếu cơ thể không được cung cấp đủ nước, ruột sẽ hút nước từ phân khiến phân trở nên khô cứng và khó tống xuất ra ngoài. Người bệnh có thể uống nước ép trái cây, nước canh.
2.3. Thực hiện lối sinh hoạt lành mạnh, khoa học
Rèn luyện thói quen đại tiện hàng ngày: Tập thói quen đại tiện hàng ngày giúp phân được đào thải ra ngoài thường xuyên và giảm nguy cơ táo bón. Ngoài ra, người bệnh cần lưu ý không nên rặn mạnh, không dùng điện thoại khi đi vệ sinh. Giữ vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ cũng rất quan trọng.
Tăng cường vận động: Hoạt động thể chất giúp kích thích ruột co bóp, cải thiện hoạt động của các cơ co thắt hậu môn. Người bệnh nên tập thể dục đều đặn, thường xuyên để cải thiện sức khỏe. Một số bài tập mà người bệnh nên tham khảo là: chạy bộ, đi xe đạp, bơi lội,…
Tránh làm việc nặng: Người bệnh cần nghỉ ngơi, tránh làm việc nặng. Người bệnh cần lưu ý:
- Hạn chế đứng hoặc ngồi liên tục trong thời gian dài
- Tránh lao động nặng, khuân vác việc nặng
- Nghỉ ngơi hợp lý sau giờ làm việc
2.4. Bổ sung men vi sinh
Táo bón, trĩ hay các bệnh lý gây đi ngoài ra máu đều liên quan đến tình trạng loạn khuẩn ruột. Bổ sung men vi sinh đúng cách sẽ giúp tái thiết lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột, bảo vệ niêm mạc ruột, cải thiện hoạt động hệ tiêu hóa.
Tham khảo men vi sinh Imiale A+ – sản phẩm duy nhất trên thị trường Việt Nam chứa 6 tỷ lợi khuẩn sống – gắn đích – phân lập thuần khiết tới chủng: Bifidobacterium BB-12 và Lactobacillus LA-5 cùng chất xơ hòa tan Inulin. Imiale A+ đã được chứng minh qua 450 nghiên cứu khoa học là giải pháp hiệu quả cho rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích.
2.5. Các bài thuốc dân gian trị đi ngoài ra máu
Ngoài các giải pháp trên, một số bài thuốc dân gian có tác dụng khắc phục tình trạng đi ngoài ra máu hiệu quả:
Bài thuốc từ rau diếp cá
Theo y học cổ truyền, rau diếp cá có tác dụng sát trùng, tiêu viêm, kích thích tiêu hóa. Rau diếp cá có hỗ trợ cải thiện đi ngoài ra máu. Người bệnh có thể dùng rau diếp cá bằng cách uống nước ép rau diếp. Cách làm như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị khoảng 20g lá diếp cá tươi, rửa sạch
- Bước 2: Xay lá diếp cá thành nước
- Bước 3: Uống trước khi ăn khoảng 1 giờ
Ngoài ra, người bệnh có thể ăn rau sống. Lưu ý, rửa sạch rau bằng cách ngâm với nước muối loãng.
Bài thuốc từ rau sam
Theo Đông y, rau sam có tính hàn và có các chất kháng sinh tự nhiên. Rau sam cải thiện hoạt động tiêu hóa, trị đi ngoài ra máu. Người bệnh có thể uống nước cốt rau sam. Cách làm như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị khoảng 200g rau sam và 3 thìa mật ong
- Bước 2: Rửa rau sạch, ngâm với nước muỗi pha loãng khoảng 15 phút
- Bước 3: Giã nát rau, chắt lấy nước cốt và pha với mật ong
- Bước 4: uống đều đặn mỗi ngày, uống khi bụng đói
Bài thuốc từ lá ngải cứu
Lá ngải cứu là vị thuốc quý mang tính ấm và có tác dụng chống viêm, nhuận tràng. Lá ngải cứu là bài thuốc dân gian chữa đi cầu ra máu. Người bệnh có thể dùng ngải cứu chế biến với trứng thành món ăn hằng ngày để cải thiện đi ngoài ra máu.
3. Đi ngoài ra máu có nguy hiểm không?
Đi ngoài do máu có thể xuất phát từ lối sống thiếu khoa học dẫn đến táo bón, khó tiêu nhưng cũng có thể là lời cảnh báo của một bệnh lý. Dù nguyên nhân do đâu, nếu không điều trị và khắc phục kịp thời, đi ngoài ra máu có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm.
Đi ngoài ra máu có nguy hiểm hay không phụ thuộc vào nguyên nhân và lượng máu chảy. Nếu phát hiện và điều trị kịp thời, đi ngoài ra máu có thể không ảnh hưởng đến sức khỏe. Trong trường hợp nhẹ, đi ngoài ra máu có thể dẫn đến các hệ quả sau:
- Sút cân, suy giảm sức đề kháng: Đi ngoài ra máu làm giảm hấp thu, rối loạn tiêu hóa, người bệnh sẽ bị thiếu hụt vitamin và khoáng chất chất thiết yếu. Người bị đi ngoài ra máu dễ bị thiếu máu, thiếu canxi, thiếu năng lượng dẫn đến mệt mỏi, sút cân và dễ mắc bệnh lý nhiễm trùng, nhiễm khuẩn.
- Ảnh hưởng đến tâm lý: Người bệnh gặp khó khăn và bị đau rát khi đại tiện. Việc xuất hiện máu trong phân làm tâm lý người bệnh trở nên hoang mang, sợ hãi. Từ đó, đi ngoài ra máu gián tiếp ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống bệnh nhân.
Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, đi ngoài ra máu sẽ tiến triển thành các bệnh lý nguy hiểm. Người bệnh có thể bị thiếu máu, viêm nhiễm hoặc ung thư đường tiêu hóa.
Đi ngoài ra máu có thể là một triệu chứng nguy hiểm, người bệnh cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để thăm khám nếu xuất hiện một trong các dấu hiệu sau:
- Chảy máu nhiều hoặc xuất hiện cục máu đông
- Đi cầu ra máu kéo dài hơi 2 tuần
- Sốt cao
- Mệt mỏi, chóng mặt, khó thở
- Mất nước: Da khô, tiểu ít, mắt trũng, tụt huyết áp
- Sút cân không rõ nguyên nhân
- Xuất hiện u cục nổi ở bụng
Để ngăn ngừa tình trạng đi cầu ra máu, người bệnh cần thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Ngoài ra, khám sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng 1 lần là biện pháp hiệu quả để đảm bảo sức khỏe cũng như hạn chế các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, bao gồm đi cầu ra máu.
Người bệnh không nên quá lo lắng khi đi cầu ra máu. Xác định được nguyên nhân và điều trị kịp thời sẽ giảm được nhiều biến chứng nguy hiểm của đi ngoài ra máu. Để khắc phục tình trạng đi ngoài ra máu, người bệnh cần kết hợp các biện pháp cải thiện chế độ ăn, lối sống và bổ sung men vi sinh hợp lý. Trường hợp nặng, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để thăm khám kịp thời.