Đi ngoài phân nát có thể do nguyên nhân thông thường như thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý hoặc nghiêm trọng hơn là những vấn đề bệnh lý đường tiêu hóa. Do đó, bệnh nhân không nên chủ quan trước tình trạng này. Trong bài viết sau đây, IMIALE A+ sẽ giải đáp cho người đọc về nguyên nhân gây ra tình trạng đi ngoài phân nát và phương pháp xử trí hiệu quả.
1. Nguyên nhân gây ra tình trạng đi ngoài phân nát
Đi ngoài phân nát là vấn đề xảy ra tại đường tiêu hóa do sự chuyển động bất thường của nhu động ruột, một số nguyên nhân dưới đây gây ra tình trạng đi ngoài phân nát:
Chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học: ăn uống không đúng giờ, thức khuya, căng thẳng,… có thể khiến hệ tiêu hóa hoạt động thất thường, gây tổn thương dạ dày, rối loạn tiêu hóa khiến bệnh nhân đi ngoài phân nát.
Ngộ độc thực phẩm: các loại thực phẩm sống như gỏi cá, tôm sống,…; thực phẩm ôi thiu, quá hạn sử dụng chứa nhiều vi khuẩn gây tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng.
Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh: một số thuốc kháng sinh như penicillin, cephalosporin,… tiêu diệt cả lợi khuẩn đường tiêu hóa nên gây loạn khuẩn đường ruột, dẫn đến rối loạn tiêu hóa: tiêu chảy, táo bón, buồn nôn.
Viêm đại tràng: là bệnh lý đường tiêu hóa, niêm mạc đại tràng xuất hiện viêm loét, tổn thương. Triệu chứng của bệnh gồm: đau bụng, đi ngoài phân nát, chướng bụng,…Nếu không được điều trị kịp thời, viêm đại tràng kéo dài sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng như ung thư đại tràng, chảy máu đại tràng,…
Hội chứng ruột kích thích (IBS): là tình trạng rối loạn co bóp nhu động ruột, gây ra những triệu chứng khó chịu cho người bệnh như: đau quặn bụng, đi ngoài phân đầu rắn đuôi nát, đấy hơi, mệt mỏi,…Tuy bệnh lành tính, không gây tổn thương thực thể đại tràng nhưng khó để chữa khỏi dứt điểm, các triệu chứng dai dẳng, tái đi tái lại kéo dài gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Bệnh cường tuyến giáp: tuyến giáp tiết nhiều hormon T3 và T4 khiến đường ruột bị kích thích, tăng nhu động ruột gây tiêu chảy, đi ngoài phân nát kéo dài, kèm theo các triệu chứng khác như nhịp tim nhanh, mất ngủ, dễ cáu gắt,…
Bệnh lý về gan: gan là cơ quan đảm nhiệm rất nhiều chức năng quan trọng của bộ máy tiêu hóa, nếu gan bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến chức năng của hệ tiêu hóa. Một số bệnh lý về gan như men gan tăng, gan nhiễm mỡ, viêm gan B,…có thể gây ra tình trạng đau bụng, tiêu chảy, đi ngoài phân nát.
>>>Tham khảo thêm: Đi ngoài phân nhầy có bình thường không? Phân nhầy có màu có nguy hiểm không?
2. Biện pháp điều trị đi ngoài phân nát an toàn, hiệu quả
Bệnh nhân có thể tham khảo và áp dụng một số biện pháp giúp cải thiện tình trạng đi ngoài phân nát dưới đây:
Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý:
- Uống đủ 1,5-2 lít nước mỗi ngày giúp thức ăn được tiêu hóa nhanh hơn và tăng hấp thu chất dinh dưỡng vào cơ thể, hỗ trợ quá trình trao đổi chất.
- Bổ sung chất xơ: mỗi ngày bệnh nhân nên bổ sung 25-30g chất xơ từ các loại rau củ, hoa quả như rau cải, súp lơ,….
- Tránh các loại thực phẩm không tốt cho tiêu hoá: Không ăn đồ sống, chưa qua chế biến, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh
- Tránh đồ uống chứa chất kích thích như rượu, bia, cafe,….
- Tăng cường thể dục thể thao: bệnh nhân nên vận động thường xuyên, thực hiện các bài tập như chạy bộ, tập yoga,…giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, hạn chế tình trạng đi ngoài phân nát.
- Tránh áp lực, stress, làm việc căng thẳng thường xuyên. Hãy tạo cho bản thân tâm lý lạc quan, nghỉ ngơi và thư giãn. Từ đó giúp phòng ngừa sự tiến triển của hội chứng ruột kích thích gây đi ngoài phân nát.
- Massage bụng giúp khí huyết được lưu thông và cải thiện sự co bóp nhu động ruột.
Bên cạnh đó, có thể tham khảo một số mẹo dân gian giúp cải thiện tình trạng đi ngoài phân nát sau:
- Trà hoa cúc: trong trà hoa cúc có chứa Chamomile giúp giảm co thắt của nhu động ruột, cải thiện tình trạng đi ngoài phân nát kéo dài. Bạn nên uống trà hoa cúc hàng ngày để thấy rõ sự cải thiện tình trạng đi ngoài phân nát. Đối với những bệnh nhân đang sử dụng thuốc chống đông máu thì không nên dùng trà hoa cúc. Bởi nồng độ hoạt chất chống đông máu trong hoa cúc khá lớn nên nếu uống thêm thuốc chống đông sẽ gây loãng máu.
- Lá ổi non: thành phần lá ổi non chứa hoạt chất tanin, có công dụng kháng khuẩn, săn se niêm mạc ruột giúp giảm tình trạng tiêu chảy, phân nát. Bệnh nhân có thể xay 8-10 lá ổi non với 350ml nước, sau đó đun sôi lên và uống trực tiếp hoặc ăn sống lá ổi non cũng đem lại hiệu quả tốt.
- Lá mơ lông: theo dân gian, lá mơ lông có công dụng có tác dụng sát khuẩn, điều hòa co bóp nhu động ruột, hỗ trợ điều trị viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, đi ngoài phân nát. Bệnh nhân có thể ăn sống lá mơ hoặc thái nhỏ lá mơ lông trộn với trứng rồi chiên, mỗi tuần nên ăn 3-4 lần để tình trạng đi ngoài phân nát được cải thiện.
Bổ sung lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh, cải thiện tình trạng đi ngoài phân nát:
Nguyên nhân đi ngoài phân nát chủ yếu do rối loạn hệ vi sinh đường ruột, số lượng lợi khuẩn bị tiêu diệt nhiều hơn hại khuẩn. Vì vậy, bổ sung lợi khuẩn sống là việc cần thiết giúp cải thiện tình trạng đi ngoài phân nát và ngăn chặn nguyên nhân gây ra đi ngoài phân nát. Vai trò của việc bổ sung lợi khuẩn là:
- Thiết lập sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột giúp điều hòa nhu động ruột
- Tăng cường sản sinh kháng thể giúp tiêu diệt hại khuẩn
Lợi khuẩn IMIALE A+ bổ sung hai chủng lợi khuẩn thiết yếu Bifidobacterium BB-12 và Lactobacillus LA-5, kết hợp với chất xơ hòa tan hàm lượng cao là công thức tối ưu cho đường ruột khỏe mạnh. IMIALE A+ có tới hơn 450 bằng chứng lâm sàng chứng minh giúp cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa, táo bón, viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích,…là nguyên nhân gây đi ngoài phân nát.
>>> Xem thêm: Công thức vượt trội cho tiêu hóa từ Đan Mạch – Lợi khuẩn sống kết hợp chất xơ hòa tan
3. Lưu ý khi đi ngoài phân nát
Hầu hết bệnh nhân đi ngoài phân nát không có gì đáng lo ngại nhưng để tránh những hậu quả nghiêm trọng, bệnh nhân nên lưu ý những điều sau:
Không tự ý sử dụng các loại thuốc khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ
Không lạm dụng các biện pháp dân gian kéo dài nếu không thấy sự cải thiện bệnh
Nếu thấy triệu chứng bất thường bất thường kèm đi ngoài phân nát thì bệnh nhân nên đi khám sớm nhất:
- Phân lẫn máu
- Đau bụng, sốt cao
- Nôn ra máu
>>>Tham khảo thêm: Đi ngoài phân đen là dấu hiệu của bệnh gì, có nguy hiểm không?
Đi ngoài phân nát là tình trạng rối loạn tiêu hóa khá phổ biến mà ai cũng từng gặp, tuy nhiên nếu đi ngoài phân nát kéo dài thì có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý đường tiêu hóa. Song song, việc thực hiện các biện pháp điều trị trên thì bệnh nhân cần đến cơ sở y tế thăm khám để loại trừ mắc các bệnh khác như viêm đại tràng, cường giáp,…
Nếu có thắc mắc cần được tư vấn và giải đáp, bạn đừng ngần ngại liên hệ theo HOTLINE 19009482 để được các chuyên gia của IMIALE A+ hỗ trợ tận tình.