Theo một báo cáo năm 2019, tại Việt Nam có khoảng 15 đến 20% dân số bị đau đại tràng co thắt. Đây là một bệnh lý điển hình của đại tràng. Mặc dù không có tổn thương thực thể ở đại tràng nhưng bệnh nhân lại có biểu hiện rối loạn chức năng đại tràng như phân lỏng, đại tràng tăng co bóp.
Mục lục
1. Đặc trưng điển hình của đau đại tràng co thắt
Đau đại tràng co thắt là kết quả của sự co thắt đột ngột và tự phát của các cơ đại tràng, thường xảy ra trong viêm đại tràng (còn có tên gọi khác là hội chứng ruột kích thích). Bệnh viêm đại tràng mãn tính là một trong những rối loạn phổ biến ảnh hưởng đến ruột già. Các dấu hiệu và triệu chứng của đau đại tràng co thắt thường khác nhau nhưng lại xuất hiện trong một khoảng thời gian dài. Các triệu chứng điển hình nhất như:
- Đau bụng, chuột rút, đầy bụng. Nếu bệnh nhân viêm đại tràng thường đau bụng âm ỉ, đau cố định ở một vị trí, ở hố chậu phải hoặc hố chậu trái thì bệnh nhân viêm đại tràng co thắt lại đau dữ dội, quằn quại, âm ỉ và cảm giác có cục nổi lên ở vùng bụng.
- Đầy hơi hoặc chướng bụng.
- Đau nhiều khiến bệnh nhân căng thẳng, stress.
>>> Xem thêm: 10 triệu chứng viêm đại tràng co thắt không thể bỏ qua
2. Nguyên nhân gây đau đại tràng co thắt
Nguyên nhân chính gây ra đau đại tràng co thắt hiện nay chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, có một số yếu tố đã được xác định là yếu tố nguy cơ của bệnh:
Co thắt cơ ruột
Cấu tạo của ruột non là các lớp cơ dọc và cơ vòng sẽ co lại khi thức ăn di chuyển qua để tiêu hóa chúng. Nếu các cơn co thắt mạnh hơn và kéo dài hơn có thể gây ra ứ khí, đầy hơi và tiêu chảy. Ngược lại, các cơn co thắt đường ruột yếu có thể làm chậm quá trình di chuyển của thức ăn dẫn đến phân cứng và khô hơn.
Nhiễm trùng nặng
Viêm đại tràng co thắt có thể phát triển sau một cơn tiêu chảy nghiêm trọng, hay từ viêm dạ dày ruột do vi khuẩn hoặc virus gây ra.
Căng thẳng, stress
Những người thường xuyên chịu áp lực, căng thẳng, đặc biệt là những đối tượng thường xuyên phải chịu áp lực từ nhỏ có xu hướng xuất hiện nhiều triệu chứng của hội chứng ruột kích thích hơn.
Thay đổi của vi khuẩn đường ruột
Sự thay đổi của vi khuẩn, nấm, virus cư trú trong ruột đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hệ vi khuẩn ở người bị hội chứng ruột kích thích khác so với người khỏe mạnh.
Thay đổi nội tiết tố
Nội tiết tố cũng là một trong những các nguyên nhân gây viêm đại tràng co thắt. Theo thống kê, 70% người bị viêm đại tràng co thắt là nữ giới.
Ăn uống không điều độ
Sử dụng nhiều thực phẩm khó tiêu, ăn nhiều dầu mỡ, ăn đồ sống hay uống nhiều rượu, bia cũng là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến viêm đại tràng co thắt.
3. 10 phương pháp giảm nhanh đau đại tràng co thắt
3.1. Giảm đau đại tràng với nha đam
Nha đam có tính kháng khuẩn cao, có tác dụng nhuận tràng và giãn cơ trơn, giảm các cơn đau do co thắt đại tràng. Ngoài ra trong nha đam có nhiều vitamin rất tốt cho cơ thể.
Cách làm rất đơn giản:
- Bước 1: Lấy 5 lá nha đam tươi, rửa sạch.
- Bước 2: Bóc bỏ vỏ lấy phần thịt bên trong.
- Bước 3: Xay nhuyễn phần thịt rồi hòa thêm 1 chút mật ong.
Uống nước nha đam vừa chế biến 2 lần mỗi ngày có thể cải thiện tình trạng đau đại tràng co thắt đáng kể.
3.2. Giảm đau đại tràng với lá ổi
Trong lá ổi chứa flavonoid có tác dụng kích thích cơ trơn ruột giúp giảm đau do co thắt, Ngoài ra, lá ổi còn có tác dụng kháng khuẩn, cầm tiêu chảy.
Để giảm đau đại tràng bằng lá ổi, thực hiện như sau:
- Bước 1: Lấy 50g lá ổi non (lấy phần búp), rửa sạch.
- Bước 2: Thêm 2 bát nước và sắc trong 15 phút.
- Bước 3: Chia làm nhiều chén nhỏ uống trong ngày.
>>> Xem bài viết: Mách bạn 8 mẹo chữa hội chứng ruột kích thích bằng thuốc nam
3.3. Thay đổi chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị viêm đại tràng co thắt. Để giảm các cơn đau, bệnh nhân cần biết cách lựa chọn các thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa như:
- Bổ sung chất đạm từ thịt, cá, sữa đậu nành, sữa không có lactose.
- Ăn nhiều rau xanh, trái cây để ngăn ngừa táo bón, cung cấp chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
- Trong trường hợp tiêu chảy, bệnh nhân nên sử dụng các loại rau củ quả chứa nhiều Cenlulozơ như: rau, khoai, rau muống.
Ngoài ra bệnh nhân cũng cần phải tránh xa một số loại thực phẩm sau:
- Tránh sử dụng đồ uống có cồn, có chứa chất kích thích như cà phê, rượu, bia, thuốc lá.
- Không nên ăn nhiều đồ cay, nóng như: hạt tiêu, ớt,.. vì có thể làm cho triệu chứng của bệnh nặng hơn.
- Hạn chế sử dụng mỡ động vật, đồ chiên, xào.
3.4. Massage bụng giảm đau đại tràng
Có hai cách xoa bụng để giảm cơn đau đại tràng co thắt:
Massage bụng ở tư thế thẳng đứng
Bệnh nhân đứng thẳng, tay trái chống vào eo sao cho ngón cái cái hướng xuống và các ngón còn lại nằm sau eo. Tay phải úp lên vùng rốn rồi xoay tròn theo chiều kim đồng hồ, xoa đều từ vùng rốn lan dần ra xung quanh và dọc theo khung đại tràng từ 100 đến 150 vòng.
Lần hai, đổi tay, dùng tay trái để massage, tay phải chống vào eo. Bàn tay trái đặt lên ổ bụng và massage ngược lại từ ngoài di chuyển dần bên vào bên trong rốn, xoa liên tục khoảng 100 đến 150 vòng. Động tác xoa này vừa có tác dụng giảm đau vừa giúp nhu động ruột có ổn định hơn đồng thời kích thích tiêu hóa và chống táo bón.
Massage bụng ở tư thế nằm ngửa
Bệnh nhân nằm ngửa, thả lỏng người, đặt bàn tay trái và tay phải phải chồng lên nhau, đặt nằm trên ổ bụng. Dùng hai tay đồng thời xoa dọc theo khung đại tràng theo chiều kim đồng hồ khoảng 100 vòng.
Người bệnh có thể thực hiện massage bụng vào bất cứ thời điểm nào trong ngày khi xuất hiện các cơn đau. Tuy nhiên, xoa bụng vào buổi sáng và khi mới dậy là thời điểm tốt nhất. Lưu ý, không nên xoa bụng khi đang quá no hay quá đói, đặc biệt là khi tinh thần mệt mỏi, không thoải mái.
3.5. Uống trà gừng
Gừng là gia vị có tính ấm, vị cay, có tác dụng kháng viêm và khả năng chống oxy hóa cao. Y học cổ truyền đã công nhận gừng là một vị thuốc giúp kiểm soát cơn đau và giảm đau đại tràng co thắt hiệu quả. Đồng thời gừng cũng giúp đẩy lùi viêm nhiễm rất tốt.
Để sử dụng trà gừng giảm đau do đại tràng co thắt, bạn làm như sau:
- Bước 1: Rửa sạch gừng, xắt nhỏ.
- Bước 2: Lấy 2 thìa gừng tươi xắt nhỏ cho vào cốc.
- Bước 3: Thêm nước đã đun sôi vừa đủ.
Uống khi nước còn ấm, có thể thêm mật ong để dễ uống.
3.6. Uống trà hoa cúc
Rất nhiều nghiên cứu cho thấy hoa cúc có chứa các chất chống oxy hóa, giãn mạch, chống co thắt nên giúp làm giảm các cơn đau đại tràng nhanh chóng. Ngoài ra, trong hoa cúc cũng chứa các hoạt chất kháng viêm, giảm triệu chứng đầy hơi, táo bón.
Cách pha trà hoa cúc như sau: Sử dụng ba muỗng cà phê hoa cúc phơi khô, cho vào trong ấm hãm lấy nước. Uống mỗi ngày, dùng cho đến khi khỏi bệnh.
3.7. Chườm nóng bằng muối rang
Chườm nóng là biện pháp giảm đau tức thời, có tác dụng với nhiều cơn đau khác nhau. Nhiệt lượng tỏa ra từ trong muối rang sẽ giúp mạch giãn nở, khí huyết lưu thông, từ đó làm dịu các cơn đau, đem đến cho người bệnh cảm giác thư thái dễ chịu.
Để chườm nóng với muối rang bạn cần làm như sau:
- Bước 1: Lấy muối hột to, đem rang nóng, cho vào một miếng vải.
- Bước 2: Bọc ủ muối để giữ ấm.
- Bước 3: Chườm lên bụng trong khoảng 20 phút.
Lưu ý: Khi muối nguội có thể rang lại hai đến ba lần nữa rồi chườm lại.
3.8. Bổ sung lợi khuẩn
Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, các lợi khuẩn có trong đường ruột ở tỉ lệ cân bằng sẽ giúp ruột hoạt động, tiêu hóa ổn định hơn. Khi bệnh nhân bị viêm đại tràng, có nghĩa là vi khuẩn gây hại cư trú ở ruột đang phát triển. Để chữa lành, kháng sinh thường được kê đơn để tiêu diệt các vi khuẩn có hại này. Tuy nhiên, việc sử dụng này cũng sẽ diệt mất các lợi khuẩn có trong đường ruột, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Vì vậy, việc bổ sung lợi khuẩn cho bệnh nhân viêm đại tràng rất quan trọng. Không chỉ giúp cân bằng lại hệ vi sinh, mà còn bảo vệ đại tràng khỏi sự tấn công của các vi khuẩn có hại. Bạn có thể bổ sung lợi khuẩn bằng việc sử dụng sữa chua, men tiêu hóa.
3.9. Giảm căng thẳng lo lắng
Theo nhiều kết quả nghiên cứu, các bệnh lý của đại tràng và thần kinh có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Khi căng thẳng, lo lắng thì cơn đau đại tràng sẽ biểu hiện rõ hơn. Do đó, theo các chuyên gia bệnh nhân nên có tinh thần thoải mái, vui vẻ, để quá trình điều trị bệnh diễn ra thuận lợi hơn. Bạn có thể áp dụng các cách như: thư giãn, ngủ đủ giấc, sắp xếp lịch trình, công việc khoa học để cải thiện tinh thần.
3.10. Thực hiện các bài vận động nhẹ nhàng
Thói quen tập thể dục rất tốt trong việc kiểm soát nhiều biến chứng của viêm đại tràng. Hàng ngày, tập thể dục không những giúp tăng sức đề kháng, kích thích hệ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch mà còn giúp giảm căng thẳng, stress. Tùy theo sở thích bạn, có thể lựa chọn bơi lội, đạp xe, tập yoga hoặc các môn thể thao khác.
>>> Xem bài viết: Phác đồ điều trị viêm đại tràng co thắt [Cập nhật 2022]
4. Imiale A+- Giải pháp tối ưu cho đường ruột khỏe
Bổ sung lợi khuẩn là một trong những cách để giúp đường ruột khỏe mạnh hơn, giảm các cơn đau đại tràng co thắt tốt hơn. Imiale A+ – Lợi khuẩn được nhập khẩu từ Đan Mạch đã được nghiên cứu và phát triển trong 148 năm với hơn 450 bằng chứng khoa học về hiệu quả và an toàn, được cơ quan an toàn thực phẩm Châu Âu chứng nhận, được FDA thông qua lưu hành tại rất nhiều quốc gia trên thế giới.
Nhờ sự kết hợp giữa hai chủng Bifidobacterium BB-12 và Lactobacillus LA-5 cùng với công nghệ bao kép Cryoprotectant độc quyền, Imiale A+ là là sản phẩm duy nhất trên thị trường hiện nay đáp ứng đủ 4 tiêu chí bền vững, đem lại hiệu quả tức thời cho các chứng rối loạn tiêu hóa do nhiễm khuẩn:
- Bền vững với môi trường bảo quản
- Bền vững theo thời gian
- Bền vững với môi trường axit dịch vị
- Bền vững với dịch mật
Imiale A+ giúp cải thiện 100% tình trạng táo bón, giảm 70% tỷ lệ tiêu chảy do sử dụng kháng sinh và giảm các triệu chứng của viêm đại tràng rõ rệt. Theo thống kê cho thấy, sử dụng loại sản phẩm này mỗi ngày sẽ giúp giảm hơn 4 lần triệu chứng của hội chứng ruột kích thích, giảm 50% thời gian nằm viện sau phẫu thuật đại tràng. Đồng thời giúp tăng số lượng bạch cầu chống viêm trong cơ thể để. Đây thực sự là một công thức tối ưu cho đường ruột chắc khỏe.
Đau đại tràng co thắt có thể diễn biến mãn tính và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu không được điều trị kịp thời khi có các triệu chứng của bệnh, áp dụng các biện pháp giảm đau không hiệu quả, bạn nên đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Nếu cần được tư vấn và giải đáp thắc mắc, bạn đừng ngần ngại liên hệ HOTLINE 19009482 để được các chuyên gia sức khỏe của Imiale A+ hỗ trợ tận tình.