Đau bụng âm ỉ có thể là triệu chứng rối loạn tiêu hóa thông thường và tự hết, nhưng cũng có khi là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý tiềm ẩn. Vị trí, cường độ và tần suất cơn đau khác nhau ở mỗi người phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra cơn đau. Vì vậy, hãy cùng Imiale A+ tìm hiểu nguyên nhân và cách xử trí đau bụng âm ỉ theo vị trí nhé.
Mục lục
1. 8 nguyên nhân gây đau bụng âm ỉ theo vị trí.
Đau bụng âm ỉ là cơn đau với cường độ nhẹ, không dữ dội quặn thắt khiến người bệnh chủ quan và không quá để ý tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh. Trong một số trường hợp, đau bụng âm ỉ do người bệnh ăn quá nhiều đồ ăn, hoặc ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ gây khó tiêu và đau bụng. Khi đó, cơn đau thường nhẹ và hết mà không cần sử dụng biện pháp đặc trị nào.
Đa số trường hợp, đau bụng âm ỉ thường là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý tiêu hóa tiềm ẩn. Dưới đây là 3 vị trí đau bụng thường gặp.
1.1. Đau bụng dưới âm ỉ.
Lấy rốn làm tâm, ổ bụng được chia thành 2 vùng là bụng trên (vùng bụng trên rốn) và bụng dưới (vùng bụng dưới rốn). Bụng dưới là vùng chứa hầu hết ruột non và ruột già, do đó đau ở đây rất có khả năng liên quan đến các bệnh đường ruột..
1.1.1. Viêm ruột thừa.
Ruột thừa nằm ở bụng dưới bên phải (hố chậu phải). Khi ruột thừa bị viêm, ở giai đoạn sớm, bệnh nhân có khả năng sẽ xuất hiện những cơn đau âm ỉ vùng hố chậu phải. Mức độ cơn đau sẽ tăng dần theo thời gian và lan ra khắp các vị trí khác của ổ bụng. Đau tăng lên khi ho, khi thay đổi tư thế.
Viêm ruột thừa là tình trạng khẩn cấp, cần được nhận biết để có thể phẫu thuật và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm như viêm ổ bụng, áp xe ruột thừa…
Đặc biệt, tuyệt đối KHÔNG sử dụng thuốc giảm đau khi đau bụng vùng hố chậu phải do có thể che lấp đi triệu chứng viêm ruột thừa, dẫn đến không phát hiện và phẫu thuật kịp thời, gây ra hậu quả khó lường.
1.1.2. Viêm đại tràng mạn tính.
Viêm đại tràng mãn tính là tình trạng viêm niêm mạc đại tràng tái đi tái lại trong một thời gian dài dẫn đến mãn tính. Khi đó, viêm có thể xảy ra và gây đau ở bất kì vị trí nào của đại tràng. Tuy nhiên, cơn đau âm ỉ thường xảy ra ở vùng bụng dưới, đặc biệt là 2 hố chậu.
Cơn đau âm ỉ thường xen lẫn với các cơn đau quặn khác khiến người bệnh luôn cảm thấy khó chịu ở vùng bụng dưới và muốn đi tiêu ngay lập tức để giảm bớt tình trạng này.
Ngoài đau bụng âm ỉ, người bệnh viêm đại tràng còn có một số triệu chứng khác như: đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, phân có thể có máu kèm đầy hơi, chướng bụng… Nếu xuất hiện đồng thời các triệu chứng này, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được khám và chẩn đoán xác định bệnh sớm nhất.
>>>Xem thêm : Viêm đại tràng dai dẳng – Vòng bệnh lý luẩn quẩn đã có giải pháp
1.1.3. Viêm ruột.
Viêm ruột gồm 2 tình trạng đặc trưng là viêm loét đại tràng và bệnh Crohn. Hiện nguyên nhân gây ra bệnh chưa rõ ràng, tuy nhiên hậu quả là viêm niêm mạc đường tiêu hóa, thường gây ra tình trạng đau âm ỉ hoặc đau quặn khắp vùng bụng dưới.
Để nhận biết tình trạng viêm ruột, người bệnh có thể dựa trên các triệu chứng khác như:
- Tiêu chảy, phân lỏng, có thể có lẫn máu và nhầy.
- Chán ăn, sụt cân.
- Có thể sốt.
- Xuất hiện lỗ rò quanh hậu môn
Các triệu chứng này khá giống với viêm đại tràng, cần chẩn đoán phân biệt qua các xét nghiệm cận lâm sàng như nội soi đại tràng, X-quang…
1.1.4. Viêm túi thừa.
Túi thừa hình thành ở thành đại tràng, thường phát triển mạnh hơn ở phần dưới bên trái. Khi bị tác nhân lạ như vi khuẩn tấn công dẫn đến viêm túi thừa, bệnh nhân sẽ xuất hiện một cơn đau đặc trưng vùng bụng dưới bên trái, có thể đi kèm sốt nhẹ. Tuy nhiên, tỉ lệ bệnh nhân mắc viêm túi thừa không nhiều, chủ yếu gặp ở các bệnh nhân ngoài 60 tuổi.
1.2. Đau bụng âm ỉ quanh rốn.
Đau bụng âm ỉ quanh rốn thường do rối loạn tiêu hóa hoặc một số bệnh lý như:
1.2.1. Giun sán.
Nước ta có khí hậu nóng ẩm quanh năm, thuận lợi cho các giun sán, ấu trùng giun phát triển, cùng với thói quen ăn rau sống, gỏi cá sống ở nhiều nơi khiến cho tình trạng nhiễm kí sinh trùng và đau bụng do giun sán trở nên phổ biến.
Khi mắc giun, sán, người bệnh thường có cảm giác đau bụng âm ỉ hoặc từng cơn quanh rốn kèm theo biểu hiện ăn không ngon, chán ăn và buồn nôn. Ngoài ra, bệnh nhân có thể xuất hiện triệu chứng rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, đi ngoài ra máu hoặc đôi khi đại tiện ra giun.
Trong trường hợp này, tình trạng đau bụng có thể hết khi sử dụng thuốc tẩy giun: Albendazole, Mebendazole… Lưu ý tham khảo ý kiến của dược sĩ / bác sĩ trước khi sử dụng.
1.2.2. Thoát vị rốn.
Triệu chứng phổ biến nhất của thoát vị rốn là bệnh nhân cảm nhận được một khối phình lên cùng với những cơn đau âm ỉ xung quanh rốn. Ở trẻ em, thoát vị rốn thường tự lành mà không cần bất kì can thiệp y tế nào. Đối với người lớn, phẫu thuật gần như là biện pháp ưu tiên do tình trạng bệnh sẽ không thể tự cải thiện và nguy cơ biến chứng cao.
1.3. Đau bụng trên âm ỉ
Đau bụng trên âm ỉ có thể là dấu hiệu của những bệnh sau:
1.3.1. Viêm dạ dày – ruột.
Đau bụng do viêm dạ dày-ruột có thể khu trú ở vùng thượng vị hoặc lan ra khắp bụng. Trong trường hợp này, bệnh nhân thường gặp một số triệu chứng phổ biến như buồn nôn, nôn, chướng bụng và tiêu chảy kèm theo cơn đau bụng.
Nếu người bệnh chỉ bị đau dạ dày đơn thuần, cơn đau sẽ có tính chất đặc trưng là xuất hiện ở vùng trên rốn, đau âm ỉ từng cơn hoặc đau quặn, đau tăng lên khi đói hoặc quá no cùng với biểu hiện chướng bụng và chán ăn.
1.3.2. Sỏi mật.
Sỏi mật hình thành bên trong túi mật và thường không gây ra bất kì triệu chứng gì cho đến khi xuất hiện biến chứng tắc mật. Khi đó, triệu chứng đặc trưng nhất là bệnh nhân sẽ xuất hiện cơn đau ở phần bụng trên bên phải, thường được gọi là đau bụng mật. Đau có tính chất kéo dài và âm ỉ từ một đến vài giờ, đau tăng dần và thỉnh thoảng kèm theo những cơn đau quặn ở vùng thượng vị. Ngoài ra, bệnh nhân có thể xuất hiện một vài triệu chứng đi kèm như buồn nôn và nôn, sốt, ớn lạnh,…
75% nguyên nhân gây ra sỏi mật được phát hiện là do dư thừa cholesterol. Do đó, những người mắc bệnh lý chuyển hóa như đái tháo đường, béo phì hoặc người có chế độ ăn giàu cholesterol là những đối tượng nguy cơ cao mắc sỏi mật.
2. Cần làm gì khi đau bụng âm ỉ.
Đau bụng âm ỉ có rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó, việc điều trị phụ thuộc vào tác nhân gây bệnh cũng như tính chất cơn đau. Dưới đây là một số biện pháp đề xuất cho bệnh nhân khi bị đau bụng âm ỉ.
2.1. Điều trị tại nhà.
Nếu nguyên nhân gây ra đau bụng đã được biết rõ ràng là do những bệnh lý thông thường như nhiễm giun sán hay rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón,…) thì bệnh nhân có thể tự điều trị tại nhà hoặc dùng thuốc theo chỉ dẫn của người có chuyên môn.
Thông thường, các bệnh lý trên là hậu quả của chế độ ăn uống không hợp lý, do đồ ăn không đảm bảo vệ sinh. Việc điều chỉnh chế độ ăn có thể cải thiện tình trạng đau bụng:
- Nên ăn thức ăn dễ tiêu hóa: Đồ ăn lỏng (cháo, soup,…), bổ sung hoa quả, rau xanh…
- Tránh ăn thực phẩm giàu chất béo, đồ chiên rán, caffeine, rượu hay đồ uống có ga.
Ngoài ra, người bệnh có thể bổ sung lợi khuẩn hỗ trợ tiêu hóa, đảm bảo hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh và duy trì các hoạt động bình thường.
Trong trường hợp áp dụng các biện pháp không dùng thuốc không cải thiện, người bệnh có thể sử dụng thuốc theo chỉ định. Một số thuốc thông dụng:
- Thuốc điều trị tiêu chảy: Loperamide,…
- Thuốc điều trị táo bón: Lactulose, Duphalac,…
- Thuốc điều trị viêm dạ dày: Esomeprazole, Maalox,…
- Thuốc điều trị giun sán: Mebendazole, Albendazole,…
2.2. Đi khám bác sĩ.
Nếu đau bụng âm ỉ kèm theo các triệu chứng nghi ngờ tình trạng bệnh lý, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được chẩn đoán bệnh. Ngoài ra, nếu cơn đau kéo dài dai dẳng trên 7 ngày mà không rõ nguyên nhân, cơn đau trở nên dữ dội hoặc kèm theo triệu chứng như sốt, đại tiện ra máu,… người bệnh cũng nên đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và chữa trị kịp thời.
2.3. Không sử dụng thuốc giảm đau.
Khuyến cáo không sử dụng thuốc giảm đau khi đau bụng âm ỉ do nó có thể che lấp các triệu chứng đau, khó khăn trong việc chẩn đoán bệnh và xử lý kịp thời dẫn đến những biến chứng nguy hiểm tính mạng.
2.4. Dự phòng tái đau bụng sau khi hết đau.
Khi kết thúc điều trị và triệu chứng đau bụng thuyên giảm, bệnh nhân cần duy trì chế độ ăn và tập luyện khoa học, đồng thời bổ sung lợi khuẩn để tăng sức đề kháng của cơ thể nhằm tránh bệnh tái phát.
3. Imiale A+ – Giải pháp cho tiêu hóa khỏe mạnh
Những bệnh lý liên quan đến rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, viêm đại tràng mãn tính, viêm ruột (gồm IBS và Crohn),… đều có khả năng gây ra triệu chứng đau bụng âm ỉ và dai dẳng. Đa số trường hợp đều là bệnh mạn tính, do đó bệnh nhân thường dùng thuốc trong thời gian khá dài và lo ngại về tác dụng phụ của các thuốc này.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hầu hết những bệnh nhân mắc các bệnh lý tiêu hóa đều có sự mất cân bằng vi sinh đường ruột. Tỷ lệ các vi khuẩn có lợi giảm dần và các vi khuẩn có hại tăng lên dẫn đến giảm sức đề kháng đường ruột và làm trầm trọng hơn những rối loạn sẵn có. Do đó, việc bổ sung lợi khuẩn là vô cùng cần thiết.
Tuy nhiên, không phải bổ sung loại lợi khuẩn nào cũng mang lại hiệu quả tái thiết lập cân bằng vi sinh và giảm triệu chứng bệnh lý rõ ràng. Bệnh nhân cần phải sử dụng loại lợi khuẩn sống, thiết yếu và bám dính tốt tại đích tác dụng.
Men vi sinh Imiale A+ chứa 6 tỷ lợi khuẩn bao gồm 2 chủng thiết yếu Bifidobacterium BB-12 và Lactobacillus LA-5 tăng gấp đôi khả năng bám dính tại đại tràng, kết hợp với 4g chất xơ là môi trường cho lợi khuẩn tồn tại và phát triển sẽ giúp lợi khuẩn đạt chất lượng tối ưu, gắn đích hiệu quả. Ngoài ra, Imiale A+ sử dụng công nghệ bao kép độc quyền Cryoprotectant giúp bảo vệ lợi khuẩn trước môi trường acid dạ dày, đến gắn đích tại đại tràng và phát huy tác dụng.
>>>Tham khảo sản phẩm tại đây: IMIALE A+ hỗ trợ rối loạn tiêu hóa
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây đau bụng âm ỉ, có thể do rối loạn tiêu hóa thông thường, cũng có thể do bệnh lý. Vì vậy, người bệnh không nên chủ quan khi gặp các triệu chứng tưởng chừng đơn giản này mà không phát hiện bệnh để xử lý dứt điểm, gây hậu quả khó lường.
Nếu cần được tư vấn và giải đáp thắc mắc, bạn đừng ngần ngại liên hệ HOTLINE 19009482 để được các chuyên gia sức khỏe của Imiale A+ hỗ trợ tận tình.