Chẩn đoán hội chứng ruột kích thích hiện nay chủ yếu dựa vào dấu hiệu lâm sàng và loại trừ các bệnh lý khác dựa trên những đánh giá sẵn có. Hội chứng ruột kích thích được chẩn đoán và xử lý sớm giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh đáng kể. Vì vậy, bài viết dưới đây, Imiale A+ sẽ tổng hợp các cách chẩn đoán hội chứng ruột kích thích cũng như phác đồ điều trị chuẩn y khoa của căn bệnh này.
Mục lục
1. Dấu hiệu nhận biết hội chứng ruột kích thích?
Hội chứng ruột kích thích là một bệnh lý tiêu hóa khá phổ biến. Người bệnh hoàn toàn không có tổn thương thực thể, nhưng nhu động ruột thay đổi thất thường, gây ra các rối loạn tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, táo bón hoặc xen kẽ cả hai.
Thông thường, bệnh nhân hội chứng ruột kích thích thường gặp phải các triệu chứng sau:
1.1. Đau bụng mạn tính
Đau bụng trong IBS được bệnh nhân mô tả là cảm giác đau quặn như chuột rút ở bụng với vị trí và cường độ đau khác nhau tùy thuộc mức độ nặng nhẹ của bệnh.
Cơn đau bụng trong IBS thường liên quan đến đại tiện. Ở một số bệnh nhân, cơn đau bụng thường thuyên giảm khi đại tiện, tuy nhiên một số người khác lại có tình trạng đau trở nên trầm trọng hơn.
1.2. Đầy hơi
Đa số bệnh nhân IBS đều xuất hiện triệu chứng đầy hơi, bụng căng trướng khó chịu hoặc ợ hơi. Tình trạng này còn phụ thuộc nhiều vào chế độ ăn uống của bệnh nhân khi đang ở giai đoạn IBS bùng phát.
1.3. Thay đổi thói quen đi ngoài
Bệnh nhân thường xuất hiện rối loạn tiêu hóa đặc trưng như tiêu chảy, táo bón hoặc xen kẽ cả hai, hoặc những ngày bình thường xen kẽ ngày tiêu chảy, táo bón.
- Tiêu chảy: Tiêu chảy xảy ra khi bệnh nhân có tình trạng tăng nhu động ruột. Tiêu chảy thường xảy ra vào lúc sáng sớm mới ngủ dậy hoặc ngay sau bữa ăn. Hầu hết các lần đi tiêu đều xảy ra trước cơn đau quặn bụng dưới, tính chất cấp bách và bệnh nhân có cảm giác đại tiện không hết hoặc mót rặn sau khi đi tiêu.
- Táo bón: Khi nhu động ruột giảm, bệnh nhân IBS sẽ xuất hiện táo bón, đặc trưng bởi giảm số lần đi tiêu, phân cứng, đau khi đại tiện cũng như mót rặn kể cả khi trực tràng rỗng
>>> Xem thêm: Triệu chứng hội chứng ruột kích thích không thể bỏ qua
2. Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng ruột kích thích chuẩn Manning
Hiện nay chẩn đoán hội chứng ruột kích thích chủ yếu dựa trên các triệu chứng lâm sàng kết hợp với các tiêu chuẩn sau:
2.1. Tiêu chuẩn Rome IV
Một số tiêu chuẩn chẩn đoán dựa trên triệu chứng đã được đề xuất để chẩn đoán hội chứng ruột kích thích. Hiện nay, tiêu chuẩn chẩn đoán được phổ biến và sử dụng rộng rãi nhất là tiêu chuẩn Rome IV.
Theo tiêu chí Rome IV, IBS được định nghĩa là đau bụng tái phát, trung bình, ít nhất một ngày mỗi tuần trong ba tháng, kết hợp với nhiều hơn hai trong số các triệu chứng sau:
- Đau và khó chịu liên quan đến đại tiện
- Thay đổi tần suất đại tiện
- Thay đổi độ đặc của phân.
2.2. Tiêu chuẩn Manning
Tiêu chí Manning được áp dụng để chẩn đoán hội chứng ruột kích thích dựa trên các dấu hiệu như:
- Giảm đau sau khi đi tiêu
- Phân có xu hướng lỏng hơn khi đau
- Luôn có cảm giác đi ngoài không hết phân
- Xuất hiện chất nhầy trong phân
Tiêu chuẩn Manning ít phổ biến hơn trong chẩn đoán hội chứng ruột kích thích so với tiêu chuẩn Rome IV do kém chính xác hơn.
3. Phân loại hội chứng ruột kích thích
Bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích ( IBS ) được phân thành các nhóm khác nhau chủ yếu dựa trên thói quen đại tiện vào những ngày IBS bùng phát. Có 4 phân nhóm IBS chủ yếu:
- IBS-D: Hội chứng ruột kích thích với tiêu chảy chiếm ưu thế
- IBS-C: Hội chứng ruột kích thích với táo bón chiếm ưu thế
- IBS-M: Hội chứng ruột kích thích với thói quen đại tiện hỗn hợp (táo bón và tiêu chảy xen kẽ)
- IBS-U: Hội chứng ruột kích thích không được phân loại ( không thuộc 3 loại trên)
4. Xét nghiệm cận lâm sàng
Hiện nay không có bất kỳ xét nghiệm nào có khả năng chẩn đoán chính xác liệu bệnh nhân có mắc hội chứng ruột kích thích hay không. Mục đích của các xét nghiệm cận lâm sàng là nhằm loại trừ tất cả các bệnh lý tiêu hóa khác, hướng tới chẩn đoán hội chứng ruột kích thích.
- Xét nghiệm công thức máu
- Xét nghiệm phân chủ yếu thực hiện ở bệnh nhân tiêu chảy, với mục đích tìm mầm bệnh (vi khuẩn, virus, ký sinh trùng…), định lượng calprotectin, lactoferrin trong phân để tầm soát và loại trừ viêm ruột (IBD)
- Nội soi đại trực tràng: Đánh giá liệu có bất kì tổn thương thực thể nào ở hệ tiêu hóa không.
Để biết chi tiết quá trình nội soi đại trực tràng, tham khảo: Quy trình nội soi đại tràng và những điều cần lưu ý
5. Phác đồ điều trị IBS
5.1. Biện pháp không dùng thuốc
Ở những bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích với triệu chứng nhẹ hoặc tần suất xuất hiện không liên tục, các chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân nên áp dụng các biện pháp như thay đổi chế độ ăn và lối sống trước khi bắt đầu dùng thuốc.
Xây dựng chế độ ăn phù hợp
Tăng cường vận động
Bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích được khuyến cáo nên tích cực hoạt động thể dục thể thao 20-60 phút mỗi ngày nhằm tăng cường miễn dịch cơ thể nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng.
Các bài tập thể dục vô cùng đa dạng, từ chạy bộ nhẹ nhàng cho đến những bài tập thể lực đều có khả năng cải thiện nhu động ruột, điều hòa nhịp co cơ sinh lý, cải thiện triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở người IBS.
Bổ sung lợi khuẩn
Các nghiên cứu gần đây cũng như các bằng chứng lâm sàng đã chứng minh và nhấn mạnh vai trò của hệ vi sinh vật đường ruột trong sinh lý bệnh của hội chứng ruột kích thích, cũng như hiệu quả của lợi khuẩn trong cải thiện triệu chứng lâm sàng của bệnh.
Dưới đây là một số vai trò của men vi sinh đã được chứng minh và thừa nhận đối với bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích:
- Cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, ức chế sự bám dính của mầm bệnh vào biểu mô ruột bằng cách sản xuất bacteriocin, SCFA và chất hoạt động bề mặt sinh học
- Cải thiện chức năng hàng rào bảo vệ niêm mạc ruột
- Cải thiện khả năng miễn dịch đường ruột bằng cách kích thích sản xuất kháng thể IgA miễn dịch
Do đó, việc bổ sung lợi khuẩn bằng các sản phẩm men vi sinh là vô cùng cần thiết đối với bệnh nhân hội chứng ruột kích thích. Đề xuất tham khảo men vi sinh Imiale A+ bổ sung lợi khuẩn sống, thiết yếu Bifidobacterium BB-12 và Lactobacillus LA-5, kết hợp với 4g chất xơ cùng công nghệ bao kép tiên tiến giúp lợi khuẩn đạt chất lượng và hiệu quả tối đa khi vào cơ thể, bám dính tại đại tràng và phát huy tác dụng trong thời gian ngắn.
>>> Xem thêm: Cách trị hội chứng ruột kích thích tại nhà đơn giản, hiệu quả nhất
5.2. Biện pháp dùng thuốc
Ở những bệnh nhân có triệu chứng nhẹ đến trung bình không đáp ứng với điều trị ban đầu cũng như những bệnh nhân có triệu chứng từ trung bình đến nặng, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định thuốc điều trị nhằm giúp cải thiện chất lượng cuộc sống.
5.2.1. Thuốc điều trị tiêu chảy do hội chứng ruột kích thích
Đối với nhóm bệnh nhân IBS-D, tiêu chảy là triệu chứng chiếm ưu thế. Hiện tại FDA chỉ chấp thuận duy nhất thuốc Alosetron, một chất đối kháng thụ thể 5-HT3 cho bệnh nhân nhóm này với vai trò giảm đau bụng, ức chế nhu động ruột và bài tiết tại đại tràng.
Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định một vài thuốc cầm tiêu chảy khác như Loperamide, … để tránh tình trạng mất nước do tiêu chảy gây nguy hiểm cho người bệnh.
5.2.2. Thuốc điều trị táo bón do hội chứng ruột kích thích
Ở nhóm bệnh nhân IBS-C với triệu chứng táo bón là chủ yếu thì lựa chọn đầu tay là các thuốc nhuận tràng. Thuốc an toàn nhất trong nhóm này là thuốc nhuận tràng tạo khối như Psyllium, tuy nhiên thường thì bệnh nhân không đáp ứng với nhóm này. Thuốc được chỉ định cho đa số bệnh nhân là PEG, một thuốc thuộc nhóm nhuận tràng thẩm thấu do giá thành rẻ, hiệu quả nhanh chóng và ít tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài.
5.2.3. Thuốc giảm triệu chứng đau bụng do co thắt ở người hội chứng ruột kích thích
Đau bụng mãn tính kéo dài kèm theo rối loạn nhu động ruột là những triệu chứng điển hình đối với bệnh nhân IBS, do đó thuốc giảm đau bụng với cơ chế giảm co thắt kèm theo giãn cơ đôi khi cần thiết để cải thiện cuộc sống cho bệnh nhân. Một số thuốc điển hình bác sĩ có thể kê đơn như Duspatalin, Buscopan, …
Để tìm hiểu chi tiết, tham khảo: Hội chứng ruột kích thích uống thuốc gì?
Hội chứng ruột kích thích là một rối loạn chức năng tiêu hóa mãn tính và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của 10 -15% người trên toàn thế giới. Chẩn đoán hội chứng ruột kích thích chủ yếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng như đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy và táo bón. Các xét nghiệm cận lâm sàng chủ yếu có vai trò sàng lọc loại trừ các bệnh lý tiêu hóa khác không phải IBS. Bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích cần kết hợp cả biện pháp không dùng thuốc cũng như chế độ dùng thuốc khi cần để nhằm kiểm soát IBS.
Nếu cần được tư vấn và giải đáp thắc mắc, bạn đừng ngần ngại liên hệ HOTLINE 19009482 để được các chuyên gia sức khỏe của Imiale A+ hỗ trợ tận tình.