Buscopan là thuốc chống co thắt thường được chỉ định cho bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích với tác dụng giảm đau tạm thời. Ngoài ra, thuốc còn được chỉ định trong các trường hợp đau thận, mật cấp tính. Hãy cùng Imiale A+ tìm hiểu về thành phần, cơ chế, và những điều cần lưu ý trong quá trình sử dụng Buscopan.
Mục lục
1. Buscopan là thuốc gì?
Thành phần hoạt chất: Hyoscine butylbromide
Chỉ định: Buscopan được chỉ định chủ yếu với bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích, thậm chí với người bệnh có đang có cơn đau quặn thận, mật.
Cơ chế tác dụng: Hyoscine butylbromide thuộc nhóm thuốc kháng cholinergic (ức chế phó giao cảm). Thuốc không đi được vào hệ thần kinh trung kinh nên chỉ có tác dụng làm giãn cơ trơn ngoại vi, bao gồm cơ trơn hệ tiêu hóa, tiết niệu. Do đó, buscopan được sử dụng để giảm triệu chứng đau do co thắt cơ trơn tiêu hóa – một đặc trưng của hội chứng ruột kích thích.
Các dạng bào chế: Buscopan được sử dụng ở Việt Nam với 2 dạng bào chế chính, đó là dạng dung dịch tiêm và viên nén để uống.
- Dạng viên nén: hàm lượng 10mg/ viên
- Dạng dung dịch tiêm: hàm lượng 20mg/mL
2. Công dụng thuốc Buscopan
Buscopan có tác dụng giãn cơ trơn, do đó kiểm soát các cơn đau cấp tính do co thắt cơ trơn, bao gồm cơ trơn hệ tiêu hóa (dạ dày, ruột), túi mật, bằng quang, sinh dục…
Vì thế, thuốc được sử dụng để điều trị đau ở các bệnh lý:
- Hội chứng ruột kích thích.
- Sỏi túi mật
- Sỏi thận, sỏi bàng quan
- Viêm bể thận, viêm bàng quan
- Đau bụng kinh
3. Liều dùng, cách dùng thuốc Buscopan
3.1. Buscopan viên
Liều dùng:
- Người lớn: 2 viên x 4 lần/ ngày. Để giảm triệu chứng của Hội chứng ruột kích thích, liều khởi đầu được khuyến cáo là 1 viên x 3 lần/ ngày, có thể tăng lên đến 2 viên x 4 lần/ ngày nếu cần.
- Trẻ em 6 – 12 tuổi: 1 viên x 3 lần/ ngày.
- Không dùng buscopan cho trẻ dưới 6 tháng tuổi
Cách dùng: Người bệnh nên uống cả viên nén nguyên vẹn, không nên bẻ hoặc hòa tan thuốc.
3.2. Buscopan tiêm
Liều dùng:
- Người lớn: Tiêm một ống 20mg cho một lần tiêm. Có thể tiêm tiếp 1 liều sau 30 phút nếu cần. Liều tối đa hàng ngày là 100mg.
- Trẻ em: Không nên dùng buscopan tiêm cho trẻ em
Cách dùng: Tiêm bắp hoặc tiêm tiêm tĩnh mạch
4. Lưu ý khi sử dụng thuốc Buscopan trị đau bụng do hội chứng ruột kích thích
4.1. Lưu ý trước khi sử dụng buscopan
Thuốc Buscopan cần được sử dụng một cách thận trọng, đặc biệt trên các đối tượng sau:
- Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú
- Mắc các bệnh lý như:
- Có vấn đề về tuyến tiền liệt
- Bệnh tiêu hóa. Ví dụ: trào ngược dạ dày – thực quản, tiêu chảy, viêm loét đại tràng, tắc nghẽn đường ruột hoặc táo bón nghiêm trọng…
- Huyết áp cao, hoặc đi kèm đau tim
- Tăng nhãn áp
- Nhịp tim nhanh
- Mắc hội chứng Down
- Tổn thương dây thần kinh
- Nhược cơ
- Trẻ em dưới 12 tuổi hoặc người cao tuổi trên 65 tuổi.
- Bệnh nhân đang dùng bất cứ loại thuốc nào khác, bao gồm cả thực phẩm bổ sung, thuốc thảo dược vì có thể làm tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ, đặc biệt là:
- Thuốc chống trầm cảm 3 vòng: doxepin
- Thuốc chống dị ứng: desloratadine, loratadine,…
- Thuốc để kiểm soát nhịp tim: quinidine, disopyramide
- Thuốc chống loạn thần: haloperidol, fluphenazine
- Thuốc chống nôn: Metoclopramide
- Amantadine – điều trị bệnh Parkinson hoặc cúm
- Thuốc điều trị bệnh hô hấp: tiotropium, ipratropium,…
- Từng bị dị ứng với hyoscine butylbromide hoặc các thành phần khác trong thuốc
4.2. Khi nào cần đến gặp bác sĩ
Trong quá trình dùng thuốc, nếu bệnh nhân gặp các vấn đề sau đây thì cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn và tìm hướng giải quyết:
- Đau bụng dữ dội không rõ nguyên nhân, kéo dài hoặc trở nên trầm trọng hơn. Có thể đi kèm các triệu chứng như sốt, buồn nôn, nôn, đau bụng, tụt huyết áp, ngất xỉu hoặc đi ngoài ra máu.
- Xuất hiện bất kỳ triệu chứng mới nào hoặc không cải thiện sau 2 tuần dùng thuốc.
4.3. Tác dụng không mong muốn
Khi sử dụng buscopan, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như sau:
4.4. Dấu hiệu quá liều và cách xử trí
Các trường hợp nghiêm trọng nguy hiểm tính mạng do quá liều buscopan chưa được ghi nhận. Hầu hết các biểu hiện thường tương đối nhẹ nhàng và tương tự tác dụng phụ như bí tiểu, khô miệng, đỏ da, nhịp tim nhanh, giảm nhu động đường tiêu hóa, rối loạn thị giác thoáng qua,…
Nếu những triệu chứng này quá nghiêm trọng, người bệnh cần đến ngay các cơ sở ý tế để được tư vấn và điều trị, ví dụ:
- Trong giai đoạn đầu, khi thuốc chưa hấp thu hoàn toàn vào máu, người bệnh có thể được rửa dạ dày để hạn chế nồng độ thuốc tăng quá cao.
- Trong trường hợp liệt hô hấp, người bệnh nên được chỉ định đặt nội khí quản và hô hấp nhân tạo.
- Đặt ống thông tiểu khi bí tiểu…
4.5. Lưu ý khi tiêm bắp
Tiêm bắp Buscopan có thể dẫn đến tụ máu trong cơ. Trường hợp này, bệnh nhân có thể được cân nhắc tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch.
5. Có sử dụng thuốc Buscopan kéo dài được không?
Chưa có nghiên cứu nào chỉ ra sử dụng buscopan kéo dài có thể làm tăng hiệu quả điều trị hội chứng ruột kích thích, thậm chí còn gây hại đối với người dùng. Thuốc chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng tạm thời mà không điều trị dứt điểm nguyên nhân gây bệnh.
Vì vậy, thuốc chỉ được sử dụng khi có cơn đau cấp. Hầu hết các đợt điều trị sẽ kéo dài trong vòng 2 tuần trở xuống. Người bệnh không nên tự ý tiếp tục sử dụng mà không có chỉ định của bác sĩ.
Buscopan là thuốc biệt dược chứa Hyoscine butylbromide. Thuốc được bào chế dưới dạng tiêm hoặc uống, để điều trị đau do co thắt cơ trơn ruột, tiết niệu. Một số tác dụng không mong muốn có thể gặp phải khi sử dụng thuốc thường tương đối nhẹ nhàng như khô miệng, chóng mặt, hạ huyết áp, tăng nhịp tim,… Nếu các triệu chứng này trở nên tồi tệ hơn, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để được tư vấn và xử trí đúng cách.
Nếu cần được tư vấn và giải đáp thắc mắc, bạn đừng ngần ngại liên hệ HOTLINE 19009482 để được các chuyên gia sức khỏe của Imiale A+ hỗ trợ tận tình.