Theo thống kê, có tới 38% bà bầu bị táo bón. Nguyên nhân có thể do mẹ bầu thay đổi nội tiết tố, thói quen sinh hoạt và sử dụng một số thực phẩm bổ sung trong thai kỳ. Tuy nhiên, cách trị táo táo bón cho bà bầu còn hạn chế do cần đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, đặc biệt hạn chế dùng thuốc để tránh tác dụng phụ. Vì vậy, mẹ hãy cùng Imiale A+ tìm hiểu những cách trị táo bón cho bà bầu an toàn nhất qua bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Nguyên nhân gây táo bón ở bà bầu
Ngoài những nguyên nhân gây táo bón thông thường, sự thay đổi về tâm sinh lí, thuốc là những yếu tố chính làm tăng khả năng bị táo bón khi mang thai. Những nguyên nhân gây táo bón trong thai kỳ bao gồm:
1.1. Tăng hormone progesterone
Trong thai kỳ, nồng độ progesterone tăng cao – hormone có tác dụng giãn cơ trơn, an thai nhưng đồng thời làm giảm nhu động ruột và làm chậm quá trình đào thải các chất cặn bã ra ngoài cơ thể. Vì vậy, thời gian tái hấp thu nước vào lòng ruột càng kéo dài khiến phân trở nên khô cứng, dẫn đến táo bón.
1.2. Tử cung chèn ép đường ruột
Thai nhi càng lớn càng làm tăng kích thước tử cung. Điều này gây ra sự chèn ép lên ống tiêu hóa. Không gian đường tiêu hóa giảm khiến quá trình đào thải phân càng gặp khó khăn hơn.
1.3. Bà bầu bổ sung sắt, canxi
Mẹ bầu cần bổ sung sắt và canxi trong thai kỳ để đảm bảo con phát triển khỏe mạnh, tuy nhiên, những thực phẩm bổ sung này có thể gây ra tác dụng phụ táo bón. Nguy cơ táo bón càng tăng cao khi mẹ sử dụng sai cách như dùng quá liều, uống sai thời điểm so với hướng dẫn,… Nguyên nhân là do Canxi và sắt có khả năng tạo phức với nhiều loại thực phẩm, gây khó tiêu, táo bón. Đặc biệt các dạng sắt và canxi vô cơ sẽ khó hấp thu, dễ gây táo bón cho mẹ hơn.
1.4. Bổ sung nhiều thực phẩm
Mẹ bầu thường có xu hướng ăn nhiều, ăn cho mình ăn cả cho con. Quan điểm này không hẳn là sai. Tuy nhiên, việc bổ sung quá mức các chất dinh dưỡng như chất béo, protein càng khiến hệ tiêu hóa của mẹ quá tải, gây ra táo bón.
1.5. Nôn nghén
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, nôn nghén xảy ra gây khó chịu ít nhiều cho mẹ bầu. Nếu tình trạng ốm nghén diễn ra kéo dài hoặc nghiêm trọng hơn bình thường có thể dẫn đến mất nước, thiếu chất. Cơ thể mẹ bầu mất nước, thiếu dinh dưỡng dễ gặp tình trạng táo bón, phân khô cứng, khó đại tiện nếu không được bổ sung kịp thời.
1.6. Ít vận động
Nặng bụng, đau mỏi tay chân trong thai kỳ khiến nhiều mẹ bầu ngại vận động. Điều này có thể làm giảm nhu động ruột, dẫn đến táo bón ở mẹ.
1.7. Tâm lý lười đi vệ sinh
Bầu khiến việc ngồi vệ sinh cũng trở nên khó khăn, khiến mẹ e ngại việc đại tiên. Lâu ngày, cơ thể sẽ quen dần với cảm giác nhịn đi tiêu, dẫn đến táo bón.
1.8. Stress, căng thẳng
Thần kinh căng thẳng có thể gây ra một số thay đổi về dẫn truyền thần kinh và hormon trong cơ thể, đặc biệt tăng tiết cortisol – tác động lên sự co bóp ở ruột, làm chậm quá trình tống chất cặn bã ra ngoài.
>>>Xem thêm: Tại sao bị táo bón? 10 Nguyên nhân gây táo bón thường gặp
2. 6 cách trị táo bón cho bà bầu an toàn nhất
Cách trị táo bón cho bà bầu cần ưu tiên tiêu chí an toàn lên hàng đầu, vừa cải thiện tình trạng của mẹ, đồng thời đảm bảo sức khỏe cho con. Sau đây là những cách trị táo bón tại nhà hiệu quả, đặc biệt an toàn cho mẹ bầu:
2.1. Uống nhiều nước
Khi mất nước, lòng ruột sẽ tăng hút nước từ các chất thải để bù lại lượng nước cho cơ thể. Phân sẽ trở nên khô cứng và khó đi ngoài. Đó là lý do vì sao mỗi người cần bổ sung đủ nước mỗi ngày để phòng ngừa cũng như cải thiện táo bón. Phương pháp này cũng tuyệt đối an toàn và hiệu quả đối với bất cứ bà bầu bị táo bón.
Các chuyên gia cho rằng, mỗi người cần uống tối thiểu 2-3l nước mỗi ngày. Ở bà bầu, nhu cầu nước có thể cao hơn để hỗ trợ quá trình mang thai và đại tiện. Ngoài ra, bà bầu có thể sử dụng một số đồ uống khác như: sữa ít béo, trà, nước trái cây không thêm đường…
2.2. Bổ sung chất xơ
Chất xơ có tác dụng giữ nước nên làm mềm phân và hoàn toàn an toàn, không gây tác dụng phụ đối mẹ và bé. Để hệ tiêu hóa hoạt động tốt nhất, bà bầu nên ăn nhiều chất xơ, khuyến cáo 25-30g mỗi ngày. Tuy nhiên, ăn nhiều hơn lượng chất xơ được khuyến cáo có thể không làm tăng hiệu quả mà còn gây ra đầy bụng, khó tiêu.
Nguồn thực phẩm bổ sung chất xơ hữu ích là từ các loại rau củ, hoa quả, các loại ngũ cốc nguyên hạt như các loại đậu, táo, chuối,…
2.3. Bổ sung sắt, canxi hợp lý
Khi xuất hiện triệu chứng táo bón trong quá trình bổ sung sắt và canxi, mẹ có thể thay đổi sang chế phẩm khác ít gây táo bón hơn, ví dụ đổi sang dùng dạng canxi, sắt hữu cơ.
Nếu tình trạng táo bón kéo dài, mẹ cần liên hệ với bác sĩ để được giảm liều sắt nếu có thể.
2.4. Vận động nhẹ nhàng
Vận động có tác dụng điều hòa nhu động ruột, làm tăng co bóp để tống chất cặn bã ra ngoài cơ thể. Điều này có tác dụng tích cực trên bà bầu bị táo bón.
Các chuyên gia khuyên rằng, mẹ bầu nên duy trì thói quen tập thể dục trong 20-30 phút mỗi ngày. Các bài tập nhẹ nhàng, dễ thực hiện sẽ thích hợp cho phụ nữ có thai, ví dụ như yoga, đi bộ, tập dưỡng sinh,… Mẹ nên hạn chế hết mức các bài tập cường độ mạnh, có độ khó cao vì có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
2.5. Chế độ sinh hoạt hợp lý
Để cải thiện táo bón, mẹ cần giữ tinh thần thoải mái.Mẹ bầu nên phân bổ thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh suy nghĩ tiêu cực. Bên cạnh đó, tập thể dục cũng là biện pháp để giải tỏa căng thẳng hiệu quả.
2.6. Bổ sung lợi khuẩn
Lợi khuẩn cân bằng hệ vi sinh đường ruột, đồng thời tăng hút nước làm mềm phân và điều hòa nhu động ruột, giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru. Đặc biệt lợi khuẩn (men vi sinh) hoàn toàn an toàn, mẹ bầu có thể bổ sung men vi sinh trong thai kỳ để ngăn ngừa và cải thiện táo bón. Một số chủng lợi khuẩn còn có vai trò kích thích sinh chất kháng khuẩn, kháng thể giúp tăng cường đề kháng cho cả mẹ và thai nhi.
Tuy nhiên, trên thị trường có nhiều loại men vi sinh. Mẹ cũng cần lựa chọn sản phẩm uy tín, tránh “tiền mất tật mang”.
3. Vai trò của lợi khuẩn với bà bầu bị táo bón
Lợi khuẩn không chỉ giúp cải thiện tình trạng táo bón mà còn mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ:
- Ngăn ngừa và cải thiện tình trạng táo bón: Lợi khuẩn giúp điều hòa nhu động ruột, tăng hút nước làm mềm phân, giúp mẹ đại tiện dễ dàng hơn.
- Cân bằng hệ vi sinh đường ruột: Cân bằng hệ vi sinh đường ruột giúp mẹ đảm bảo hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh và duy trì các hoạt động chức năng bình thường. Mẹ bầu được bổ sung lợi khuẩn sẽ không còn phải lo ngại về tình trạng rối loạn tiêu hóa, táo bón, tiêu chảy.
- Tăng cường đề kháng: Bổ sung lợi khuẩn giúp cơ thể tăng cường sản xuất các tế bào miễn dịch, đồng thời tăng sản xuất các kháng thể như IgA, nâng cao đề kháng, tránh ốm vặt ở cả mẹ và thai nhi.
Hơn nữa, bổ sung lợi khuẩn còn là giải pháp an toàn, không gây tác dụng phụ. Mẹ bầu yên tâm sử dụng lợi khuẩn trong suốt thai kỳ.
Tuy nhiên, mẹ cần lựa chọn sản phẩm uy tín, chất lượng. Chất lượng của men vi sinh phụ thuộc lớn vào chủng lợi khuẩn, công nghệ bào chế. Mẹ lưu ý lựa chọn sản phẩm có chứa chủng lợi khuẩn thiết yếu tại đường ruột, đặc biệt là lợi khuẩn tại đại tràng. Ngoài ra, công nghệ bào chế cần hiện đại để đảm bảo lợi khuẩn giữ nguyên được tác dụng khi tới đại tràng.
Men vi sinh Imiale A+ chứa 6 tỷ lợi khuẩn thiết yếu Bifidobacterium BB-12 và Lactobacillus LA-5, trong đó Bifidobacterium BB-12 cư trú chủ yếu tại đại tràng. Bifidobacterium BB-12 kết hợp Lactobacillus LA-5 cho khả năng bám dính niêm mạc tăng gấp đôi. Đặc biệt, Imiale A+ bổ sung 4g chất xơ hòa tan Inulin cung cấp dinh dưỡng cho lợi khuẩn tồn tại và phát triển cho hiệu quả tối ưu.
Imiale A+ ứng dụng công nghệ bao kép độc quyền Cryoprotectant, lợi khuẩn được bao bọc trong lớp phospholipid kép, đảm bảo bền vững khi qua môi trường acid dạ dày để đến gắn đích tại đại tràng, thể hiện tác dụng.
>>> Chi tiết sản phẩm Imiale A+: IMIALE A+ hỗ trợ rối loạn tiêu hóa
4. Khi nào bà bầu bị táo bón cần đi bác sĩ
Các triệu chứng táo bón trong thai kỳ thường không nghiêm trọng. Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn nên thông báo với bác sĩ các tình trạng của bản thân. Bác sĩ có thể tư vấn một số biện pháp để làm giảm các triệu chứng hoặc tư vấn kế hoạch giám sát để phòng ngừa trường hợp bệnh xấu đi.
Đối với các trường hợp táo bón nghiêm trọng hoặc kéo dài hơn bình thường, cần liên hệ ngay với các chuyên gia y tế để được thăm khám và điều trị. Sau đây là một số triệu chứng mà mẹ bầu không nên chủ quan:
- Nôn ra máu
- Phân có lẫn máu đỏ tươi hoặc phân đen. Phân lẫn nhầy
- Đau bụng
- Giảm cân đột ngột
- Khó chịu quá mức làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày
- Sốt
Bà bầu bị táo bón hoàn toàn có thể cải thiện tại nhà bằng những biện pháp an toàn. Mẹ nên uống nhiều nước, ăn thực phẩm giàu chất xơ, vận động nhẹ nhàng và bổ sung men vi sinh để duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh trong suốt thai kỳ. Bên cạnh đó, mẹ cần tự theo dõi tình trạng của bản thân và tới gặp bác sĩ khi có các dấu hiệu bất thường
Nếu cần được tư vấn và giải đáp thắc mắc về vấn đề táo bón khi bầu, bạn đừng ngần ngại liên hệ HOTLINE 19009482 để được các chuyên gia sức khỏe của Imiale A+ hỗ trợ tận tình.