Viêm ruột là bệnh lý tiêu hóa khá phổ biến, trong đó đường ruột bị tổn thương dẫn đến viêm, loét gây ra các triệu chứng điển hình như đau bụng, tiêu chảy. Viêm ruột không được điều trị sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Để hiểu rõ hơn và bệnh lý này, Imiale A+ sẽ giúp người đọc tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh, các triệu chứng viêm ruột thường gặp và cách khắc phục.
Mục lục
1. Viêm ruột là gì?
Viêm ruột (Inflammatory bowel disease – IBD) là một nhóm bệnh đặc trưng bởi tình trạng viêm đường ruột mãn tính. Bệnh diễn ra theo từng đợt tái phát và thuyên giảm mà không có quy luật. Có nhiều nguyên nhân khiến bệnh khởi phát nhưng chủ yếu là do nhiễm trùng bởi vi khuẩn, virus, ký sinh trùng.
Các triệu chứng của viêm ruột liên quan trực tiếp đến vị trí và mức độ tổn thương đường tiêu hóa. Viêm ruột thường gây ra đau bụng, đi ngoài phân máu và tiêu chảy. Điều này ảnh hưởng đến tinh thần cũng như sức khỏe người bệnh. Một số ít trường hợp bệnh tiến triển rất xấu, có thể đe dọa tính mạng.
Theo thống kê, có tới 50% bệnh nhân viêm ruột gặp phải ít nhất một biến chứng ngoài ruột, bao gồm xương, khớp, da, mắt, gan, mật,… Hầu hết những biến chứng này không liên quan đến tình trạng bệnh. Các biến chứng khác liên quan trực tiếp đến mức độ nghiêm trọng bệnh như thiếu máu, ung thư đại trực tràng, chậm phát triển và rối loạn dậy thì ở trẻ…
2. Phân loại viêm ruột
Viêm ruột được phân loại dựa vào vị trí và mức độ tổn thương niêm mạc tiêu hóa, bao gồm bệnh Crohn và viêm loét đại trực tràng.
Đối với viêm loét đại tràng, tổn thương chỉ xảy ra lớp bề mặt niêm mạc đại tràng (ruột già). Ngược lại, bệnh Crohn gây ra tổn thương sâu và rộng hơn, tình trạng viêm có thể xuyên qua lớp bên dưới niêm mạc và ảnh hưởng đến toàn bộ ống tiêu hóa, nhưng chủ yếu ở đoạn cuối ruột non.
Ngoài ra, có thể phân biệt hai thể bệnh trên dựa vào một số đặc điểm như đối tượng bệnh nhân mắc, triệu chứng… Sự giống và khác nhau được thể hiện qua bảng sau.
3. Nguyên nhân dẫn đến viêm ruột
Cho đến nay, nguyên nhân chính xác của viêm ruột vẫn chưa được biết rõ nhưng có thể bao gồm các nguyên nhân dưới đây:
3.1. Yếu tố môi trường
Khi ăn phải thức ăn, nước uống không sạch sẽ, cơ thể có thể nhiễm phải virus, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng. Những sinh vật xâm này xâm nhập vào ruột, kích hoạt hệ miễn dịch và gây nhiễm trùng tiêu hóa.
Dưới đây là một số tác nhân gây bệnh thường gặp:
- Vi khuẩn: E.coli, vi khuẩn thương hàn Salmonella, vi khuẩn lỵ Shigella, vi khuẩn tả Vibrio Cholerae
- Virus: Rotavirus, Adenovirus,…
- Ký sinh trùng: Lỵ amip, Giardia lamblia, Cryptosporidium,…
3.2. Hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức (Tự miễn)
Miễn dịch là một loạt phản ứng tự nhiên của cơ thể có tác dụng chống lại các tác nhân ngoại lai hoặc các tế bào chết của cơ thể. Tuy nhiên, vì lý do nào đó, hệ miễn nhầm lẫn tế bào của ruột là tác nhân lạ, kích hoạt phản ứng miễn dịch, phá hủy các tế bào lành tại ông tiêu hóa ngay cả khi không có nhiễm trùng. Kết quả dẫn đến viêm ruột.
3.3. Di truyền
Các nghiên cứu chỉ ra, nguy cơ mắc viêm ruột tăng lên nếu người thân trong gia đình có tiền sử mắc bệnh tương tự. Tuy nhiên, phần lớn bệnh nhân mắc bệnh viêm ruột không có yếu tố di truyền trên.
3.4. Một số yếu tố tăng nguy cơ mắc viêm ruột
Hút thuốc
Hút thuốc có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Crohn lên gấp 2 lần và làm tăng khả năng xuất hiện các biến chứng liên quan. Ngược lại, bệnh viêm loét đại tràng thường xuất hiện ở bệnh nhân không hút thuốc.
Căng thẳng, stress
Tâm lý căng thẳng được cho là yếu tố làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh mà không phải nguyên nhân khởi phát viêm ruột.
4. Triệu chứng viêm ruột
Nhìn chung, các triệu chứng viêm ruột khác nhau tùy vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm và vị trí viêm. Các triệu chứng có thể từ nhẹ đến nặng. Người bệnh trải qua luân phiên giữa 2 giai đoạn bệnh bùng phát và thuyên giảm.
Dưới đây là những triệu chứng điển hình của bệnh Crohn và viêm loét đại tràng:
5. Viêm ruột có nguy hiểm không?
Viêm ruột đôi khi chỉ là tổn thương tại đường tiêu hóa gây ra bởi vi khuẩn, virus. Lúc này, người bệnh hoàn toàn có thể điều trị khỏi mà không để lại biến chứng và KHÔNG gây nguy hiểm gì.
Tuy nhiên, các triệu chứng của viêm ruột không đặc trưng, dễ nhầm lẫn với các rối loạn tiêu hóa thông thường khiến người bệnh chủ quan, không phát hiện và điều trị sớm, trình trạng sẽ trở nên NGUY HIỂM hơn. Một số biến chứng có thể gặp được trình bày trong bảng dưới đây:
6. Điều trị viêm ruột
Hiện nay chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu. Mục tiêu điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng, bao gồm biện pháp dùng thuốc, không dùng thuốc và phẫu thuật.
6.1. Biện pháp dùng thuốc
Thuốc điều trị bệnh viêm ruột có thể dùng đơn độc hoặc phối hợp để cải thiện triệu chứng và duy trì giai đoạn bệnh thuyên giảm. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị bệnh giảm dần theo thời gian, bệnh có thể trở nặng nếu không có lựa chọn thay thế. Dưới đây là một số nhóm thuốc được sử dụng trong điều trị viêm ruột:
Thuốc chống viêm Aminosalicylic (5-ASA)
- Tác dụng: Chống viêm
- Chỉ định: Đây là lựa chọn ưu tiên trên bệnh nhân mắc bệnh viêm ruột. Thuốc được sử dụng trong thời gian dài để duy trì thời gian bệnh thuyên giảm
- Một số thuốc điển hình: Mesalamine, Sulfasalazine,…
Corticoid:
- Tác dụng: Chống viêm, ức chế miễn dịch.
- Chỉ định: Điều trị các đợt bùng phát bệnh viêm ruột. Nhóm thuốc này thường được sử dụng khi các thuốc chống viêm nhẹ hơn không có hiệu quả.
- Một số thuốc điển hình: Beclomethasone dipropionat, Budesonide, Hydrocortisone, Prednisolone.
Thuốc điều hòa miễn dịch
- Tác dụng: Thuốc làm giảm sự tấn công của hệ miễn dịch lên các tế bào ống tiêu hóa, từ đó có tác dụng giảm viêm.
- Chỉ định: Đây là lựa chọn thích hợp khi bệnh nhân đã sử dụng Corticoid và aminosalicylic mà không hiệu quả.
- Một số thuốc điển hình: Methotrexate, azathioprine, mercaptopurine,…
Thuốc sinh học
- Tác dụng: Giảm viêm do thuốc này tác dụng trực tiếp lên một hoặc một số protein tham gia quá trình viêm.
- Chỉ định: Thuốc được sử dụng trên bệnh nhân viêm ruột mức độ trung bình và nặng
- Một số thuốc điển hình: adalimumab, golimumab, infliximab,..
Các thuốc khác: Kháng sinh, thuốc trị tiêu chảy, thuốc nhuận tràng,…
Việc lựa chọn thuốc dựa trên cơ địa người bệnh, mức độ nghiêm trọng của bệnh, tính an toàn và lựa chọn của bệnh nhân. Để thuốc có hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, tránh lạm dụng hoặc tự ý ngừng thuốc, nhất là thuốc kháng sinh.
6.2. Biện pháp không dùng thuốc
Bên cạnh việc điều trị theo phác đồ, người bệnh viêm ruột cần tuân thủ các biện pháp không dùng thuốc để tăng hiệu quả điều trị.
6.2.1. Thay đổi chế độ dinh dưỡng
6.2.2. Điều chỉnh chế độ sinh hoạt
Tập thể dục: Người bệnh nên tạo thói quen vận động mỗi 20-30 phút mỗi ngày. Tập thể dục giúp điều hòa nhu động ruột và khả năng miễn dịch của cơ thể.
Bỏ hút thuốc lá: Bỏ thuốc đem lại nhiều lợi ích tích cực đối với bệnh nhân viêm ruột. Mặc dù thuốc lá thực sự có lợi đối với bệnh loét đại tràng nhưng những bất lợi với sức khỏe của thuốc lá lại lớn hơn bất kì ích lợi nào.
6.2.3. Bổ sung men vi sinh
Bệnh viêm ruột làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Lợi khuẩn sụt giảm, hại khuẩn tăng sinh khiến tình trạng bệnh nặng nề thêm. Để ngăn ngừa vòng xoắn bệnh lý này, người bệnh cần được bổ sung men vi sinh hàng ngày.
Lợi khuẩn cải thiện viêm ruột bởi chúng giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tạo hàng rào bảo vệ niêm mạc ruột không bị tấn công bởi vi khuẩn có hại. Từ đó, lợi khuẩn giúp cải thiện các triệu chứng tiêu chảy, táo bón và tăng cường đề kháng.
6.3. Phẫu thuật
Theo thống kê, cứ 5 người mắc bệnh viêm loét đại tràng thì có 1 người không đáp ứng với chế độ điều trị dùng thuốc và không dùng thuốc. Lúc này, biện pháp phẫu thuật cắt bỏ một phần ruột kết bị viêm có thể giúp cải thiện triệu chứng.
Khoảng 60-75% bệnh nhân mắc bệnh Crohn cần phẫu thuật để sửa chữa những tổn thương tại ống tiêu hóa
Bệnh viêm ruột có thể gây nên khó chịu với người bệnh như đau bụng, tiêu chảy, giảm cân… Bệnh không thể điều trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, tích cực thực hiện chế độ ăn, sinh hoạt lành mạnh và tuân thủ phác đồ điều trị bằng thuốc sẽ giúp người bệnh kéo dài thời gian bệnh thuyên giảm.
Nếu cần được tư vấn và giải đáp thắc mắc, bạn đừng ngần ngại liên hệ HOTLINE 1900 9482 để được các chuyên gia sức khỏe của Imiale A+ hỗ trợ tận tình.