Xác định vị trí đau bụng giúp người bệnh nhận biết cũng như bác sĩ đưa ra chẩn đoán bệnh ban đầu và đưa ra giải pháp xử lý bệnh kịp thời. Tùy từng vị trí sẽ cảnh báo tình trạng bệnh lý khác nhau, dẫn đến điều trị khác nhau. Bài viết dưới đây, Imiale A+ sẽ giúp bạn nhận biết được các bệnh lý tương ứng với vị trí đau và cách để kiểm soát triệu chứng này.
Bụng là khoang lớn nhất của cơ thể, chứa đựng toàn bộ cơ quan tiêu hóa (bao gồm dạ dày, ruột non, ruột già, gan, tuyến tụy, túi mật) và một số cơ quan nội tạng khác như lách, thận.
Bụng được giới hạn ở vị trí nằm giữa lồng ngực và xương chậu. Để thuận tiện cho việc xác định vị trí đau bụng, vùng bụng được chia thành 9 phần bởi 2 đường thẳng đứng và 2 đường nằm ngang như sau:
Như vậy, 9 phần của bụng được chia thành 3 vùng chính:
- Bụng bên trái: Từ trên xuống dưới là hạ sườn trái, thắt lưng trái và hố chậu trái
- Vùng bụng giữa: Từ trên xuống dưới là thượng vị (trên rốn), vùng rốn, hạ vị (dưới rốn).
- Bụng bên phải: Từ trên xuống dưới là hạ sườn phải, thắt lưng phải, hố chậu phải.
1. Đau bụng bên trái cảnh báo bệnh gì?
1.1. Đau bụng trên bên trái (hạ sườn trái)
Hạ sườn trái chủ yếu chứa lá lách, một phần của dạ dày và tuyến tụy. Ngoài ra, thận trái, ruột non, đại tràng ngang, đại tràng xuống cũng nằm tại vùng này. Vì vậy, bất cứ bệnh lý nào xảy ra với các cơ quan trên cũng có khả năng gây đau tức hạ sườn phải, điển hình là:
- Bệnh về lách: lách to, áp xe lách, vỡ/dập lách,…
- Bệnh về dạ dày: viêm (loét) dạ dày, thủng dạ dày, liệt dạ dày
- Bệnh về tụy: viêm tụy
1.2. Đau bụng bên trái ngang rốn (thắt lưng trái)
Thắt lưng trái là vị trí của thận trái, một phần ruột non và đại tràng xuống. Như vậy, những bệnh lý gây nên đau bụng bên trái bao gồm bệnh thận như viêm bể thận, sỏi thận,… hoặc những tất cả những bệnh liên quan đến ruột non, ruột già mà có tổn thương tại vị trí này như viêm ruột, tắc ruột…
1.3. Đau bụng dưới bên trái (hố chậu trái)
Cơ quan nội tạng chính của hố chậu trái là đại tràng sigma – đoạn cuối đại tràng. Ở nữ giới, tại đây có thêm một phần của hệ thống sinh dục nữ, đó là buồng trứng và ống dẫn trứng trái. Như vậy, đau bụng dưới bên trái có thể là dấu hiệu của những bệnh lý liên quan đến các cơ quan này, bao gồm:
- Bệnh ở đại tràng sigma: viêm túi thừa, viêm loét đại trực tràng.
- Bệnh liên quan đến bộ phận sinh dục nữ: xoắn buồng trứng, u nang buồng trứng, áp xe vòi trứng,…
Cách xử trí:
- Thay đổi chế ăn nếu nguyên nhân gây bệnh xuất phát từ các cơ quan tiêu hóa, chủ yếu là gan, tụy, dạ dày, ruột. Nguyên tắc chung là ăn chế độ giảm mỡ, tăng cường chất xơ, uống nhiều nước, hạn chế rượu bia, đồ cay nóng…
- Tư thế nằm nghiêng, co chân
- Sử dụng thuốc như giảm đau, kháng sinh,… theo chỉ định của bác sĩ
2. Đau bụng bên phải: nguyên nhân và giải pháp
2.1.Đau bụng trên bên phải (hạ sườn phải)
Vùng hạ sườn phải là vị trí các bộ phận như gan, túi mật và các ống dẫn mật. Vì thế, đau bụng trên bên phải nghi ngờ mắc các bệnh gan mật. Tuy nhiên, cũng không thể loại trừ các bệnh lý liên quan đến thận phải, đoạn cuối ruột non, đại tràng lên và đại tràng ngang do các cơ quan này cũng chiếm một phần ở vị trí hạ sườn phải.
Dưới đây là một số bệnh lý có thể gặp nếu xuất hiện các cơn đau tại hạ sườn phải:
- Bệnh lý về gan: viêm gan, áp xe gan, xơ gan,…
- Bệnh lý về đường mật và túi mật: viêm hoặc nhiễm trùng đường mật/ túi mật, tắc mật,…
- Bệnh liên quan ruột non: Bệnh Crohn- một bệnh viêm ruột
2.2. Đau bụng bên phải ngang rốn (thắt lưng phải)
Cơ thể người là đối xứng, nên các bệnh lý do đau bụng bên phải ngang rốn cũng giống với bên còn lại mà bài viết đã trình bày trước đó, bao gồm: Sỏi thận, nhiễm trùng tiết niệu, táo bón…
2.3. Đau bụng dưới bên phải (hố chậu phải)
Khác với hố chậu trái chứa đoạn cuối đại tràng, hố chậu phải là vị trí bắt đầu của đại tràng, tức manh tràng. Đây cũng là vị trí của ruột thừa – cơ quan thuộc ống tiêu hóa, nối liền manh tràng. Bên cạnh đó, hố chậu phải còn chứa một phần của buồng trứng và ống dẫn trứng phải.
Viêm ruột thừa là bệnh lý nguy hiểm nhất khi nhắc đến đau bụng dưới bên phải. Ngoài ra, đau bụng dưới bên phải cũng có thể do có vấn đề vùng manh tràng và buồng trứng.
Cách xử trí:
- Cách xử trí đau bụng bên gần như tương tự đau bụng bên trái.
- Nếu có cơn đau bất thường tại hố chậu phải, người bệnh không nên tự ý dùng thuốc giảm đau. Bởi đây có thể là dấu hiệu của viêm ruột thừa, nếu sử dụng thuốc sẽ che lấp triệu chứng bệnh, dẫn đến không phát hiện tình trạng bệnh để xử lý, viêm nhiễm sẽ lan rộng ra cả ổ bụng rất nguy hiểm. Do đó, khi đau dữ dội vùng bụng dưới bên phải, người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế để được điều trị. Hầu hết bệnh nhân sẽ được dùng thuốc kháng sinh và được phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa sau đó.
3. Nguyên nhân đau giữa bụng và cách xử lý
3.1. Đau vùng trên rốn (thượng vị)
Các cơ quan nằm ở vùng thượng vị bao gồm một số cơ quan trong ống tiêu hóa: phần dưới thực quản, một phần của dạ dày, phần đầu của tá tràng – thuộc ruột non nối tiếp dạ dày. Ngoài ra, một phần của hệ thống gan, mật, tuyến tụy cũng nằm tại vị trí này. Vì vậy, đau vùng trên rốn thường gợi ý những bệnh lý dưới đâu:
- Bệnh tại thực quản: Trào ngược dạ dày thực quản
- Bệnh dạ dày: viêm, loét dạ dày, thủng dạ dày tá tràng
- Bệnh tụy: viêm tụy
3.2. Đau vùng rốn
Chiếm diện tích lớn nhất tại vùng quanh rốn là ruột non, kèm theo hệ thống động mạch mạc treo, có vai trò cung cấp máu cho ruột. Vì vậy, đau vùng rốn có thể cảnh báo những bệnh do tổn thương hoặc rối loạn tại ruột non như viêm dạ dày ruột, tắc ruột,… hoặc thiếu máu cục bộ mạch mạc treo (giảm tưới máu/oxy cho ruột), phình động mạch chủ tại rốn.
Bên cạnh đó, đau quanh rốn cũng gợi ý những bệnh lý liên quan đến ruột kết, chủ yếu là đại tràng ngang.
3.3. Đau vùng dưới rốn (hạ vị)
Bàng quang là nội tạng chính tại vùng hạ vị. Những bệnh lý ảnh hưởng đến cơ quan này như viêm bàng quang, nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc sinh dục thường là nguyên nhân chính gây đau vùng dưới rốn.
Ở nữ giới, đây cũng là vị trí đau điển hình khi có vấn đề về tử cung (cơ quan sinh dục nằm ngay sau bàng quang) như mang thai ngoài tử cung.
Cách xử trí:
- Chườm ấm, mát xa bụng.
- Thay đổi lối sống, chế độ dinh dưỡng phù hợp tùy tình trạng bệnh.
- Nếu đau bụng do viêm nhiễm cơ quan sinh duc, người bệnh nên chú ý giữ vùng kín luôn sạch sẽ, thông thoáng
- Sử dụng thuốc theo chỉ định từ bác sĩ.
4. Khi nào đau bụng cần đi khám bác sĩ?
Đa số các trường hợp, đau bụng chỉ là một phản ứng của cơ thể sau chế độ ăn không phù hợp. Đó cũng có thể phản ánh tình trạng rối loạn tiêu hóa nhẹ nhàng như táo bón, tiêu chảy,… Đối với những nguyên nhân này, đau bụng chỉ diễn ra nhẹ nhàng và nhanh chóng biến mất, thậm chí không cần điều trị.
Tuy nhiên, không phải lúc nào đau bụng cũng tự khỏi và không gây nguy hiểm. Một số trường hợp đau bụng cảnh báo tình trạng nguy hiểm, cấp tính cần được đến ngay cơ sở y tế để xử lý kịp thời, bao gồm:
- Khi đau bụng tại các vị trí cảnh báo bệnh nguy hiểm, ví dụ:
- Đau hạ sườn phải: tổn thương gan
- Đau hạ sườn trái: thủng dạ dày
- Đau bụng dưới bên phải: viêm ruột thừa
- Triệu chứng kéo dài trên 1 tuần
- Triệu chứng nặng dần, đau bụng dữ dội và không cải thiện trong 24 đến 48 giờ
- Không rõ nguyên nhân đau bụng
- Đau bụng kèm với bất kỳ triệu chứng nào sau đây:
- Sốt dai dẳng hoặc sốt cao (37,7०C với người lớn, 38०C với trẻ em).
- Không thể ăn uống trong 2 ngày liên tiếp
- Buồn nôn hoặc nôn liên tục.
- Có máu trong phân, nước tiểu hoặc dịch nôn.
- Sưng và đau khi chạm vào bụng
- Đau ở bất kỳ bộ phận nào khác của cơ thể
- Vàng mắt, vàng da
- Khó thở hoặc các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn khi gắng sức
5. Imiale A+ – Công thức tối ưu cho đường ruột khỏe
Imiale A+ chứa 6 tỷ lợi khuẩn Bifidobacterium BB-12 và Lactobacillus LA-5 – lợi khuẩn ưu thế, chiếm 90% lợi khuẩn đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh. Đặc biệt, Imiale A+ bổ sung 4g chất xơ hòa tan Inulin, hỗ trợ cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa, táo bón, tiêu chảy…
Imiale A+ là sản phẩm số 1 về bằng chứng lâm sàng với hơn 450 nghiên cứu chứng minh hiệu quả cải thiện hiệu quả tình trạng viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa, táo bón, giảm tác dụng phụ khi sử dụng kháng sinh, và tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Imiale A+ được các tổ chức thế giới uy tín chứng nhận và tin dùng: FDA (Hoa Kỳ), EFSA (Châu Âu), WGO (Tổ chức Tiêu hóa Thế giới) khuyên dùng.
Tóm lại, vị trí đau bụng chỉ có ý nghĩa định hướng trong nhận biết, chẩn đoán bệnh. Người bệnh không nên tự ý xử lý trước khi có sự chẩn đoán chính xác của bác sĩ. Trong một số trường hợp đặc biệt, nhận diện vị trí đau và bệnh lý tương ứng có thể hỗ trợ người bệnh phát hiện nhanh chóng và điều trị kịp thời các các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như viêm ruột thừa, tổn thương gan,…
Nếu cần được tư vấn và giải đáp thắc mắc, bạn đừng ngần ngại liên hệ HOTLINE 1900 9482 để được các chuyên gia sức khỏe của Imiale A+ hỗ trợ tận tình.