Sữa bầu cung cấp một lượng lớn các vitamin, khoáng chất và dưỡng chất cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, một số trường hợp bà bầu khi uống sữa bầu bị tiêu chảy. Vậy nguyên nhân tình trạng này là gì, nên tiếp tục uống sữa hay khắc phục ra sao? Hiểu được nỗi lo lắng này, Imiale A+ sẽ giải đáp cho mẹ qua bài viết dưới đây.
1. Tại sao uống sữa bầu bị tiêu chảy?
Uống sữa bầu bị tiêu chảy có thể do nguyên nhân từ sữa, cũng có thể do thay đổi sinh lý của mẹ bầu trong quá trình mang thai:
Không dung nạp lactose
Phần lớn nguyên nhân gây tiêu chảy ở bà bầu là do không dung nạp được Lactose trong sữa bầu. Lactose là một loại đường đôi có trong sữa và các chế phẩm từ sữa. Thông thường cơ thể sẽ tiết ra enzyme Lactase để tiêu hóa đường Lactose thành hai loại đường đơn là Glucose và Galactose. Hai loại đường đơn này được hấp thụ thẳng vào máu qua niêm mạc ruột.
Không dung nạp Lactose xảy ra khi ruột non không tiết đủ enzyme tiêu hóa Lactase. Lúc này, đường Lactose trong thức ăn sẽ di chuyển xuống ruột già, được hệ vi khuẩn tại đây lên men và gây ra triệu chứng không dung nạp sau khi uống sữa bầu như:
- Tiêu chảy, đi ngoài nhiều lần
- Sôi bụng
- Phân chua
Dị ứng với thành phần trong sữa
Dị ứng các thành phần trong sữa khác với không dung nạp lactose. Đây là tình trạng hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng với một loại protein có trong sữa. Khi bị dị ứng sữa bầu bà bầu sẽ có biểu hiện khó thở, tiêu chảy, nôn…trong 5 phút đến 3 giờ sau khi sử dụng sữa và các thực phẩm làm từ sữa. Ngoài ra, bà bầu cũng có thể xuất hiện các triệu chứng khác như phát ban, sưng môi hoặc mắt, phân có máu…
Uống quá nhiều sữa bầu
Sữa bầu là sản phẩm giàu dinh dưỡng trong thành phần giúp cung cấp đầy đủ lượng dinh dưỡng cần thiết cho mẹ và bé trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên khi uống quá nhiều sữa so với lượng cần thiết thì sẽ gây nên các vấn đề ngoài ý muốn như tiêu chảy, đầy bụng…
Do khi uống quá nhiều sữa trong một thời gian sẽ gây ra tăng lượng đường Lactose trong cơ thể bà bầu. Lúc này lượng enzyme Lactase trong dạ dày không đủ để phân hủy lượng đường này. Điều đó dẫn đến cơ thể không phân hủy hết Lượng đường có trong cơ thể bà bầu dẫn đến đau bụng tiêu chảy…
Uống sữa bầu sai thời điểm
Không phải bất kỳ thời điểm cũng thích hợp uống sữa bầu. Một số thời điểm không nên uống sữa bầu như sau khi ăn, lúc bụng đói, trước khi vận động, sau khi ăn trái cây… vì sữa có thể tương tác với thức ăn gây đau bụng, tiêu chảy.
Pha sữa bầu sai cách
Pha sữa sai cách cũng là nguy cơ dẫn đến tình trạng tiêu chảy ở bà bầu. Các trường hợp pha sai cách sữa bầu như: cho bột trước sau đó mới cho nước vào, pha sữa bằng nước quá nóng hay quá nguội, pha sữa không theo hướng dẫn của nhà sản xuất…Những lỗi sai này khiến đường ruột khó tiêu hóa chất dinh dưỡng, đầy hơi, chướng bụng và tiêu chảy.
Dụng cụ pha sữa không vệ sinh
Các dụng cụ pha sữa như muỗng, ly, ấm nước khi để ngoài rất dễ bám bẩn và nhiễm khuẩn. Nếu không vệ sinh kỹ sẽ gây ra những ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa như tiêu chảy, đau bụng sau khi uống sữa bầu. Do đó để đảm bảo an toàn, bà bầu nên chú ý vệ sinh các dụng cụ bằng máy tiệt khuẩn trước khi pha sữa.
Tâm lý căng thẳng
Các bà bầu trong quá trình mang thai đa số đều có tâm lý căng thẳng lo âu về sức khỏe của bản thân và sự phát triển của thai nhi. Tâm lý có ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của cơ thể. Khi căng thẳng, hệ tiêu hóa sẽ không tiết ra đủ lượng acid để tiêu hóa thức ăn trong đó có sữa. Sữa và thức ăn không được tiêu hóa sẽ ứ đọng trong dạ dày làm bà bầu chướng bụng, đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy,…
2. Uống sữa bầu bị tiêu chảy có ảnh hưởng đến thai nhi?
Khi đàn mang thai sức đề kháng của các bà bầu thường kém hơn so với người bình thường nên khi mắc tiêu chảy cũng nặng hơn, mức độ nguy hiểm cao hơn. Tiêu chảy không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bà bầu mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.
Thai nhi thiếu chất, kém phát triển
Khi bị tiêu chảy thường kéo dài bà bầu sẽ trở nên mệt mỏi, ăn uống kém, suy kiệt….Điều này làm mẹ bầu không thể hấp thụ đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé trong ngày. Khi không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng, thai nhi sẽ bị thiếu chất, suy dinh dưỡng, chậm phát triển. Bé sinh ra có thể bị còi cọc, nhỏ bé hơn các bạn cùng trang lứa. Biến chứng nguy hiểm nhất của tiêu chảy là tình trạng chết lưu trong bụng mẹ.
Tiêu chảy kéo dài có thể kích thích tử cung co bóp dễ gây sảy thai, sinh non
Việc đi ngoài nhiều lần làm tăng nguy cơ sảy thai sinh non ở bà bầu. Khi bị tiêu chảy các bà bầu thường gặp triệu chứng đau bụng âm ỉ vùng quanh rốn. Đôi khi có thể đau dữ dội, trội lên thành cơn, mỗi lần như vậy bà bầu lại mót đi ngoài ra phân lỏng. Các cơ đau bụng có thể kích thích tử cung co bóp ảnh hưởng đến sự an toàn của thai nhi.
3. Xử trí khi uống sữa bầu bị tiêu chảy
Bổ sung nước và điện giải
Khi bị tiêu chảy một lượng lớn nước bị đào thải ra khỏi cơ thể. Mất nước có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng nhất là khi đang mang thai: suy nhược cơ thể, thiếu nước ối, ảnh hưởng đến thai nhi…
Lúc này, mẹ bầu cần nhanh chóng bổ sung đủ lượng nước và chất điện giải cần thiết. Mẹ bầu có thể uống nước để thay thế lượng nước đã mất, hãy đảm bảo rằng nguồn nước đó không chứa vi sinh vật. Tiêu chảy có thể làm mất các chất điện giải quan trọng như kali, natri,… Mẹ cũng có thể uống nước ép trái cây như nước ép cam, táo,…để thay thế lượng điện giải đã mất.
Pha sữa đúng cách
Để pha sữa bầu đúng cách, bà bầu cần pha với nước ấm từ 37-40 độ C. Nếu nước quá nóng thì protein và các vi chất có trong sữa sẽ bị phân hủy, còn khi nước quá người sẽ khiến sữa bị vón cục. Sau khi cho nước và sữa vào trong cốc, bà bầu nên khuấy đều đến khi tan hoàn toàn rồi mới uống. Nên pha sữa đúng liều lượng và thể tích nước trên bao bì để phát huy tối đa công dụng của sữa cho bà bầu và thai nhi.
Ngoài ra, mẹ bầu trước và sau khi pha sữa nên vệ sinh dụng cụ pha sữa sạch sẽ để đảm bảo vệ sinh, hạn chế nguy cơ tiêu chảy khi uống sữa bầu.
Uống sữa đúng cách
Nếu thai nhi đang phát triển khỏe mạnh thì bà bầu nên uống trung bình từ 250-500ml sữa bầu mỗi ngày. Nếu uống quá nhiều sữa trong ngày có thể dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh thừa cân, suy tim, suy hô hấp….Ngược lại khi uống không đủ sữa bầu sẽ khiến bé bị còi cọc, chậm phát triển.
Lượng sữa trung bình trong một ngày có thể chia ra uống nhiều lần nhỏ. Để đỡ ngán, bà bầu có thể lựa chọn vị sữa và loại sữa mình yêu thích hoặc uống cùng với bánh quy, ngũ cốc…Thời gian uống sữa là không có định tuy nhiên hạn chế uống sữa trước khi đi ngủ hay trước khi ăn để tránh đầy bụng khó ngủ hoặc chắn không muốn ăn. Ngoài ra, bà bầu cũng nên tránh uống sữa vào lúc đói, trước khi vận động, sau khi ăn trái cây vì có thể gây tiêu chảy, buồn nôn….
Khi uống sữa không nên uống vội vàng, ngụm lớn vì có thể làm cho cơ thể quá tải, không hấp thu kịp gây đau bụng, tiêu chảy…Nên uống chậm rãi, từng ngụm nhỏ để dễ tiêu hóa và hấp thu. Thời gian thích hợp nhất để uống sữa bầu là sau khi ăn khoảng 2 giờ.
Lựa chọn sữa bầu phù hợp
Khi bà bầu mắc chứng không dung nạp được Lactose, thì việc dùng các sữa cho bà bầu thông thường là điều không thể.Bà bầu lúc này có thể sử dụng các loại sữa bầu không chứa Lactose để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi.
Nhu cầu canxi cần thiết mỗi ngày của bà bầu vào khoảng 1000mg/ ngày. Lượng thức ăn hàng ngày không thể cung cấp đầy đủ lượng canxi cần thiết hàng ngày, vì vậy bà bầu cần bổ sung canxi từ sữa bầu. Sữa bầu là nguồn cung cấp dinh dưỡng và canxi dồi dào.
Trong trường hợp bà bầu không dung nạp được Lactose có trong sữa thì có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt canxi. Lúc này mẹ có thể bổ sung canxi từ các nguồn khác như: Sử dụng các loại thực phẩm giàu canxi như cá hồi, hạnh nhân, cải xoăn, bông cải xanh, đậu bắp, cá mòi và đậu pinto. Hoặc dùng các viên bổ sung canxi theo tư vấn của bác sĩ.
Bổ sung men vi sinh
Sự thay đổi nội tiết khi mang thai, ốm nghén dễ khiến bà bầu bị rối loạn tiêu hóa thai kỳ. Vì vậy, để đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu có thể bố sung men vi sinh để duy trì hệ vi sinh ở trạng thái cân bằng, ngăn ngừa hiệu quả các rối loạn tiêu hóa.
Việc bổ sung men vi sinh không chỉ giúp cải thiện các bệnh lý về tiêu hóa như: tiêu chảy, đầy bụng, táo bón, đau bụng…ở bà bầu mà còn có công dụng:
- Tăng khả năng hấp thu dưỡng chất: Men vi sinh tiết ra các enzym hỗ trợ tiêu hóa giúp hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm….giúp mẹ và bé luôn khỏe mạnh.
- Tăng cường sức đề kháng: Các vi khuẩn có lợi trong men vi sinh giúp tiêu diệt các vi khuẩn có hại trong cơ thể bà bầu từ đó hỗ trợ hệ tiêu hóa trở nên khỏe mạnh hơn. Khi hệ tiêu hóa khỏe mạnh thì hệ miễn dịch cũng trở nên khỏe mạnh.
- Giảm nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ: Theo nghiên cứu năm 2017, trên 288 bệnh nhân mắc tiểu đường thai kỳ. Men vi sinh giúp làm giảm kháng insulin ở các bà bầu. Bên cạnh đó nghiên cứu năm 2012 trên 12 mẫu nghiên cứu có đối chứng cho thấy men vi sinh khi mang thai giúp làm giảm lượng đường trong máu. Do đó, bổ sung men vi sinh trong thai kỳ giúp làm giảm đường trong máu, cải thiện sức khỏe và giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường thai kỳ.
Qua bài viết trên, hy vọng mẹ đã giải đáp được tại sao uống sữa bầu bị tiêu chảy. Lúc này, mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân và có giải pháp khắc phục sớm. Nếu tình trạng vẫn không cải thiện, mẹ nên đến bác sĩ để được thăm khám và tư vấn. Nếu có bất cứ thắc mắc hay vấn đề cần giải đáp, đừng ngần ngại liên hệ tới Hotline 1900 9482 của Imiale A+ để được hỗ trợ sớm nhất.