Uống kháng sinh bị tiêu chảy là tác dụng phụ thường gặp khiến nhiều người bệnh tự ý thay đổi chế độ liều hoặc ngừng thuốc. Tuy nhiên, điều này có thể khiến tình trạng nhiễm trùng khó kiểm soát hoặc gây ra kháng kháng sinh. Vậy khi uống kháng sinh bị đi ngoài cần xử trí thể nào? Hãy để Imiale A+ giải đáp thắc mắc giúp bạn.
Mục lục
1. Phân biệt uống kháng sinh bị tiêu chảy
Tiêu chảy do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, tiêu chảy do kháng sinh có những dấu hiệu điển hình để nhận biết như sau:
Thời điểm xuất hiện triệu chứng: 1 tuần – 2 tháng sau khi bắt đầu dùng kháng sinh.
Thời gian bị tiêu chảy sau khi uống kháng sinh: một vài ngày. Một số ít trường hợp, tiêu chảy kéo dài dai dẳng, cần sử dụng thuốc, thậm chí nhập viện để điều trị.
Các triệu chứng điển hình: Đối với hầu hết mọi người, tiêu chảy liên quan đến kháng sinh gây ra các triệu chứng nhẹ nhàng như:
- Thay đổi tính chất phân: Phân lỏng và/hoặc sống
- Tăng số lần đi tiêu: thường trên 3 lần/ngày
Tuy nhiên, nếu tiêu chảy do kháng sinh bắt nguồn từ sự phát triển quá mức của Clostridioides difficile – một loại vi khuẩn sản sinh độc tố thì các triệu chứng thường nghiêm trọng hơn. Ngoài việc gây ra phân lỏng và đi tiêu thường xuyên hơn, nhiễm trùng C. difficile có thể gây ra:
- Tiêu chảy nghiêm trọng kèm mất nước
- Đau quặn bụng dưới
- Sốt nhẹ
- Buồn nôn
- Chán ăn
- Phân sống, có mủ hoặc lẫn máu
2. Nguyên nhân khiến uống kháng sinh bị tiêu chảy
Kháng sinh được chỉ định để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn. Tuy nhiên, thuốc lại vô tình tiêu diệt hoặc ngăn cản sự phát triển của các lợi khuẩn trong hệ thống tiêu hóa. Điều này tạo điều kiện cho các vi sinh vật gây tiêu chảy phát triển, dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột vốn có và gây tiêu chảy dai dẳng nếu không có biện pháp xử lý kịp thời.
Tuy nhiên, không phải đối tượng nào uống kháng sinh cũng gặp tình trạng tiêu chảy. Tình trạng này thường xảy ra ở những đối tượng đang gặp vấn đề trên tiêu hóa, đặc biệt là có sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Những đối tượng có nguy cơ cao là:
- Bệnh nhân nhiễm khuẩn đường ruột: Việc sử dụng kháng sinh không phù hợp trong khi bệnh nhân có sẵn bệnh lý nhiễm khuẩn đường ruột đôi khi có thể gây hại. Thuốc không tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh đường ruột mà lại tiêu diệt lợi khuẩn khiến tình trạng tiêu chảy sẽ càng tồi tệ hơn.
- Bệnh nhân ung thư đại tràng: Bệnh nhân này thường có sức khỏe đường ruột kém, dễ bị rối loạn hệ vi sinh đường ruột. Sử dụng kháng sinh có thể làm nặng thêm tình trạng rối loạn này và tăng nguy cơ bị tiêu chảy.
- Bệnh nhân điều trị bằng phác đồ kháng sinh dài ngày. Ví dụ: viêm loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn Helicobacter pyrio (HP), lao,…Phác đồ điều trị dài ngày khiến vi khuẩn có lợi bị tiêu diệt nhiều hơn. Đồng thời, các vi khuẩn có hại dễ đột biến kháng thuốc và phát triển mạnh mẽ. Những điều này càng thuận lợi khiến nhóm đối tượng này gặp tình trạng tiêu chảy khi uống thuốc kháng sinh.
3. Cách xử trí khi uống kháng sinh bị tiêu chảy
Cách xử trí lúc này tương tự với các tình trạng tiêu chảy khác: Ưu tiên biện pháp bù nước và điện giải để phòng ngừa mất nước, kết hợp với một số biện pháp xử trí thích hợp khác như thay đổi chế độ ăn khoa học, bổ sung men vi sinh. Bên cạnh đó, người bệnh cần lưu ý không tự ý ngừng kháng sinh, nhất là khi không có triệu chứng nguy hiểm như mất nước nặng…
3.1. Bổ sung nước và điện giải
Tiêu chảy khiến cơ thể mất một lượng nước và các chất điện giải qua niêm mạc ruột. Để chống lại tình trạng mất nước và rối loạn điện giải, hãy uống thật nhiều nước hoặc đồ uống có chứa chất điện giải như oresol. Một số loại nước khác đem lại lợi ích tương tự như nước dừa, nước hầm rau củ/xương hoặc nước hoa quả pha loãng.
Lượng nước cần bổ sung sẽ phụ thuộc nhu cầu và tình trạng mất nước của mỗi người, tối thiểu 2-3 lít nước/ngày.
Tránh đồ uống có nhiều đường, chứa cồn hoặc caffeine, chẳng hạn như rượu bia, cà phê, trà và coca,…vì có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng.
Nếu bệnh nhân bị mất nước nặng và không thể bổ sung nước bằng đường uống, nước có bù bằng đường truyền tĩnh mạch. Biện pháp này cần được thực hiện tại các cơ sở y tế.
3.2. Chế dinh dưỡng khoa học
Chế độ ăn uống cần phải được duy trì để cơ thể có đủ chất dinh dưỡng, mau chóng hồi phục sau tiêu chảy.
Người bệnh cần tăng cường những thực phẩm như:
- Thức ăn nhạt: chuối, táo, cơm,…
- Thực phẩm chứa nhiều protein: thịt nạc, trứng,…
- Sữa chua hoặc các thực phẩm lên men: dưa cải muối, kim chi,…
Bên cạnh đó, lưu ý tránh những thực phẩm dễ gây tiêu chảy như:
- Sữa và các sản phẩm từ sữa: phô mai,
- Thực phẩm nhiều chất béo: thịt mỡ, đồ chiên rán
- Thực phẩm cay nóng
- Thực phẩm giàu chất xơ: ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu và hầu hết các loại rau củ quả
Người bệnh thường có thể trở lại chế độ ăn uống bình thường ngay sau khi triệu chứng tiêu chảy biến mất.
3.3. Bổ sung men vi sinh
Men vi sinh (Probiotics) bổ sung lợi khuẩn, cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, đặc biệt là tiêu chảy do uống kháng sinh. Những tác dụng này có được dựa trên những cơ chế sau:
- Lợi khuẩn giúp cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột
- Lợi khuẩn cạnh tranh vị trí gắn tại niêm mạc ruột với các vi khuẩn có hại
- Lợi khuẩn giúp điều hòa nhu động tiêu hóa
- Lợi khuẩn nâng cao sức đề kháng của cơ thể
Tham khảo TPBVSK Imiale A+ chứa hai chủng lợi khuẩn thiết yếu Bifidobacterium BB-12 và Lactobacillus LA-5, kết hợp chất xơ hòa tan hàm lượng cao, là công thức tối ưu cho đường ruột khỏe mạnh. Imiale A+ được ứng dụng công nghệ bao kép độc quyền Cryoprotectant, đảm bảo lợi khuẩn sống, bền vững khi qua acid dạ dày để gắn đích tại đại tràng và thể hiện tác dụng nhanh chóng.
3.4. Không tự ý ngưng thuốc kháng sinh
Mặc dù việc ngừng kháng sinh sẽ giúp làm giảm các triệu chứng, tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng cần thiết. Nguyên nhân thứ nhất, nếu triệu chứng tiêu chảy nhẹ, bệnh có thể tự cải thiện sau một vài ngày nên không nhất thiết phải ngừng kháng sinh. Thứ hai, kháng sinh cần dùng đúng số ngày được chỉ định để bệnh lý nhiễm trùng của người bệnh được điều trị khỏi hoàn toàn và tránh nguy cơ kháng thuốc.
Tuy nhiên, nếu chứng nặng hơn, người bệnh cần liên hệ bác sĩ để được đổi thuốc hoặc kê thêm thuốc điều trị triệu chứng. Tuyệt đối không tự ngừng hoặc giảm liều kháng sinh.
3.5. Không tự ý dùng thuốc cầm tiêu chảy
Việc tự ý dùng thuốc cầm tiêu chảy khi người bệnh chưa thực sự hiểu rõ về nguyên nhân tiêu chảy có thể gây hại cho cơ thể. Mặc dù thuốc có tác dụng nhanh chóng, tuy nhiên, thuốc lại ngăn cản cơ thể đào thải độc tố ra ngoài. Trong một số trường hợp, điều này có thể khiến tình trạng tiêu chảy tái phát hoặc trở nên tồi tệ hơn.
4. Tiêu chảy do dùng kháng sinh có nguy hiểm không?
Hầu hết người bệnh uống thuốc kháng sinh bị tiêu chảy không nghiêm trọng, ít bị ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Người bệnh cũng không nhất thiết phải ngừng kháng sinh. Tuy nhiên, một số trường hợp nặng có thể mất nước với các biểu hiện như: tụt huyết áp, lú lẫn, khô miệng, khát nước dữ dội, đi tiểu ít hoặc không, suy nhược cơ thể…
Những biến chứng này có thể được ngăn chặn một phần nếu người bệnh được bổ sung men vi sinh từ các thực phẩm chức năng.
Để cải thiện triệu chứng tiêu chảy do uống kháng sinh cũng như ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra, người bệnh cần uống nhiều nước, tuân thủ chế độ dinh dưỡng khoa học và bổ sung lợi khuẩn. Người bệnh không nên tự ý đổi thuốc hoặc ngừng kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ.