Bệnh nhân ung thư cần được điều trị trong thời gian dài, có thể điều trị suốt đời. Trong quá trình điều trị, người bệnh thường gặp nhiều tác dụng phụ mà phổ biến nhất là tiêu chảy. Tiêu chảy kéo dài và gây giảm sút chất lượng cuộc sống nếu người bệnh không có giải pháp phù hợp. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân, giải pháp và những lưu ý khi điều trị tiêu chảy trên bệnh nhân ung thư qua bài viết dưới đây!
Mục lục
1. Nguyên nhân tiêu chảy ở bệnh nhân ung thư
Tiêu chảy ở bệnh nhân ung thư do các nguyên nhân phổ biến sau:
1.1. Do triệu chứng ung thư
Đây là biểu hiện của nhiều bệnh ung thư đường tiêu hóa (ung thư dạ dày, ung thư đại – trực tràng, ung thư tuyến tụy…) hay ung thư nội tiết, ung thư tuyến giáp thể tủy… Tình trạng tiêu chảy ở những bệnh nhân này thường kéo dài trong suốt quá trình điều trị. Các biện pháp thường chỉ có tác dụng hạn chế chứ không thể điều trị dứt điểm triệu chứng tiêu chảy này.
1.2. Do hóa trị, xạ trị
Hóa trị, xạ trị diệt các tế bào ung thư hiệu quả, tuy nhiên có thể trực tiếp làm tổn thương niêm mạc ruột. Niêm mạc ruột tổn thương giảm khả năng tiết enzym tiêu hóa và khả năng hấp thu, dẫn đến thức ăn và nước không được hấp thu và bị thải ra ngoài gây tiêu chảy.
1.3. Do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột
Bệnh nhân ung thư có hệ miễn dịch yếu, đồng thời các yếu tố miễn dịch như bạch cầu, kháng thể cũng phần nào bị tiêu diệt trong quá trình điều trị. Đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh đường ruột phát triển gây mất cân bằng hệ vi sinh, dẫn đến tiêu chảy. Ngoài ra, sử dụng thuốc điều trị cũng có thể tiêu diệt cả lợi khuẩn, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột dẫn đến tiêu chảy trên bệnh nhân ung thư.
2. Đánh giá mức độ tiêu chảy và giải pháp cho bệnh nhân ung thư
Tiêu chảy trên bệnh nhân ung thư được Cancer Therapy Evaluation Program – Common Toxicity Criteria, Version 2.0 (Chương trình đánh giá liệu pháp Ung thư – Độc tính thường gặp) chia thành 4 mức độ với độ nguy hiểm tăng dần. Tùy từng cấp độ mà giải pháp cho bệnh nhân cũng khác nhau.
2.1. Mức độ 1 và 2
Bệnh nhân ung thư tiêu chảy ở mức độ 1 và 2 có những biểu hiện:
- Số lần đi ngoài tăng từ 4-6 lần/ngày.
- Lượng phân tăng từ nhẹ – trung bình.
- Tiêu chảy không ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày.
Phần lớn bệnh nhân tiêu chảy mức độ 1-2 có thể cải thiện nếu người bệnh thực hiện những biện pháp sau:
- Thay đổi chế độ ăn: Người bệnh nên uống nhiều nước (2-3 L/ngày), có thể uống Oresol để bổ sung nước và điện giải. Đồng thời, những bệnh nhân này cần ăn đồ ăn dễ tiêu như cháo, súp, trứng, hoa quả (chuối, táo…), tránh ăn những đồ ăn khó tiêu (hải sản: tôm, cua, ghẹ…, đồ ăn nhiều dầu mỡ, nhiều chất xơ, hay các loại đậu, đỗ tránh đầy bụng và khiến tình trạng tiêu chảy nặng hơn.
- Thay đổi chế độ sinh hoạt: Với bệnh nhân ung thư, thay đổi chế độ sinh hoạt cũng giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy. Thức khuya hay làm việc quá sức dẫn đến stress, có thể khiến tình trạng tiêu chảy nặng hơn, do đó người bệnh nên tránh. Bên cạnh đó, người bệnh nên tập thể dục thường xuyên để nâng cao đề kháng, tăng trương lực cơ ruột và cải thiện tiêu chảy.
- Bổ sung lợi khuẩn: Lợi khuẩn đã được chứng minh có tác dụng làm giảm tỉ lệ tiêu chảy và mức độ nghiêm trọng của tiêu chảy trên bệnh nhân ung thư, đặc biệt là bệnh nhân ung thư mức độ 1-3. Vì vậy, bên cạnh thay đổi chế độ ăn hợp lý, người bệnh có thể bổ sung chế phẩm chứa lợi khuẩn như men vi sinh, sữa chua… để loại bỏ các vi khuẩn gây tiêu chảy, nâng cao đề kháng cho hệ tiêu hóa.
2.2. Mức độ 3
Những biểu hiện khi người bệnh ung thư bị tiêu chảy mức độ 3:
- Số lần đi ngoài tăng hơn 7 lần/ngày
- Đi ngoài không kiểm soát
- Cần truyền tĩnh mạch liên tục
- Lượng phân tăng nghiêm trọng
- Tiêu chảy làm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.
Lúc này, tình trạng của người bệnh đang khá nguy hiểm. Vì vậy, nếu tiêu chảy không kiểm soát được bằng những biện pháp như thay đổi chế độ ăn và bổ sung lợi khuẩn, người bệnh cần sử dụng thuốc trị tiêu chảy.
Tuy nhiên, bệnh nhân cần được sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Một số thuốc được chỉ định cho tiêu chảy ở bệnh nhân ung thư: Loperamid, Diphenoxylate…
2.3. Mức độ 4
Đây là mức độ tiêu chảy nghiêm trọng nhất, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh (VD: rối loạn huyết động…). Khi gặp phải tình trạng này, cần đưa bệnh nhân ung thư đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
3. Nhưng lưu ý khi điều trị tiêu chảy ở bệnh nhân ung thư
Điều trị tiêu chảy ở bệnh nhân ung thư là một quá trình lâu dài. Để quá trình ấy đạt hiệu quả nhất, người bệnh cần lưu ý:
3.1. Luôn có chế độ ăn và sinh hoạt hợp lý
Chế độ ăn hợp lý vừa giúp cải thiện tiêu chảy vừa bổ sung dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư. Bên cạnh đó, chế độ sinh hoạt hợp lý cũng giúp bệnh nhân nâng cao đề kháng, giảm tỉ lệ tiêu chảy.
3.2. Bổ sung lợi khuẩn cả trước và trong quá trình điều trị
Khi bị tiêu chảy mới bổ sung lợi khuẩn có thể làm giảm tác dụng diệt vi khuẩn gây hại và nâng cao đề kháng đường tiêu hóa. Vì vậy, người bệnh ung thư bị tiêu chảy lâu dài cần bổ sung lợi khuẩn tiêu hóa cả trước và trong quá trình điều trị để cải thiện tiêu chảy lâu dài.
3.3. Báo với bác sĩ tình trạng tiêu chảy trước mỗi đợt điều trị
Tiêu chảy có thể là tác dụng phụ của phương pháp điều trị như hóa trị, xạ trị. Vì vậy, người bệnh cần báo tình trạng tiêu chảy với bác sĩ để bác sĩ có giải pháp phù hợp như giảm liều, kéo dài thời gian 1 đợt điều trị…
3.4. Với bệnh nhân hóa trị, không tự ý giảm liều, bỏ liều hoặc ngừng điều trị
Tiêu chảy là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng không tuân thủ điều trị ở bệnh nhân ung thư. Người bệnh có thể tự ý giảm liều, bỏ liều thậm chỉ ngừng điều trị, gây ảnh hưởng xấu đến kết quả điều trị. Vì vậy, người bệnh tuyệt đối không tự ý giảm liều, bỏ liều hoặc ngừng điều trị khi gặp phải tình trạng tiêu chảy.
3.5. Liên hệ bác sĩ khi triệu chứng kéo dài
Nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài, bệnh nhân ung thư nên đến bác sĩ điều trị để tìm hiểu nguyên nhân và có giải pháp kịp thời, tránh để lâu dài làm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.
4. Lợi khuẩn sống gắn đích – giải pháp tối ưu giảm tỷ lệ tiêu chảy ở bệnh nhân ung thư
Gần đây, các nhà khoa học đã nghiên cứu và tìm ra giải pháp tối ưu nhất cho bệnh nhân ung thư bị tiêu chảy – Lợi khuẩn sống gắn đích. Lợi khuẩn sống gắn đích là lợi khuẩn có khả năng sống sót trong môi trường pH dạ dày để đến được đích tác dụng, đặc biệt là các vị trí lợi khuẩn thông thường khó đến được như đại tràng.
Hai chủng lợi khuẩn sống gắn đích được chứng minh lâm sàng hiệu quả nhất là Lactobacillus LA-05 và Bifidobacterium BB-12. Đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh tác dụng vượt trội khi sử dụng kết hợp cả hai chủng lợi khuẩn này trong hỗ trợ cải cải thiện tình trạng tiêu chảy ở bệnh nhân ung thư.
>>> Xem bài viết: Bằng chứng khoa học của Imiale A+ trên bệnh nhân ung thư
Cơ chế giảm tiêu chảy ở bệnh nhân ung thư của hai chủng lợi khuẩn này được cho là:
- BB-12 và LA-05 bám dính tốt, tạo hàng rào bảo vệ niêm mạc ruột: BB-12 và LA-05 bám dính vào niêm mạc tiêu hóa, tạo lớp màng bao niêm mạc, bảo vệ niêm mạc tránh những tác động bất lợi từ phương pháp điều trị như hóa trị, xạ trị. Đặc biệt, kết hợp BB-12 và LA-05 làm tăng độ bám dính gấp hơn 2 lần và làm giảm sự bám dính của vi sinh vật gây hại vào đường tiêu hóa đáng kể so với sử dụng các chủng lợi khuẩn riêng biệt. Do đó, hai chủng lợi khuẩn này được khuyến khích kết hợp trong các chế phẩm dùng cho bệnh nhân ung thư bị tiêu chảy.
- BB-12 và LA-05 thiết lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột, kìm hãm và tiêu diệt vi khuẩn gây hại đường tiêu hóa: Đây là hai chủng lợi khuẩn được tìm thấy nhiều nhất ở đường tiêu hóa, đặc biệt là ruột non và đại tràng. Bổ sung lợi khuẩn giúp thiết lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột, đồng thời lợi khuẩn cạnh tranh thức ăn và vị trí bám với các vi khuẩn có hại, kìm hãm và tiêu diệt chúng. Từ đó, tình trạng tiêu chảy trên bệnh nhân ung thư được cải thiện đáng kể.
- BB-12 và LA-05 giúp tăng cường miễn dịch: Phần lớn tế bào miễn dịch nằm ở ruột, nên BB-12 và LA-05 tạo màng bao bảo vệ đường ruột cũng chính là bảo vệ hệ miễn dịch, giúp bệnh nhân ung thư nâng cao đề kháng. Bệnh nhân ung thư được nâng cao đề kháng sẽ giảm nguy cơ bị vi khuẩn tấn công, dẫn đến giảm tỉ lệ và mức độ nghiêm trọng của tiêu chảy.
- BB-12 và LA-05 kích thích sản sinh enzym tiêu hóa, giúp tiêu hóa dễ dàng: BB-12 và LA-05 kích thích sản sinh enzym tiêu hóa, nhờ đó người bệnh ung thư tiêu hóa và hấp thu thức ăn dễ dàng hơn, cải thiện tình trạng tiêu chảy.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Imiale A+ là sản phẩm đầu tiên tại Việt Nam kết hợp 2 chủng lợi khuẩn sống gắn đích Bifidobacterium BB-12 và Lactobacillus LA-05, được các chuyên gia khuyên dùng nhằm cải thiện tiêu chảy trên bệnh nhân ung thư. Nhờ công nghệ bao kép độc quyền Cryoprotectant, lợi khuẩn trở nên bền vững để sống sót khi đi qua môi trường acid dạ dày, nhanh chóng tới đích bám dính và thể hiện tác dụng. Đồng thời, sản phẩm được các tổ chức Quốc tế uy tín khuyên dùng: Chứng nhận GRAS của FDA (Hoa Kỳ), chứng nhận của EFSA (Châu Âu).
Tiêu chảy ở bệnh nhân ung thư có thể cải thiện nếu biết nguyên nhân và giải pháp đúng đắn. Ngoài ra, trong quá trình điều trị, người bệnh cần lưu ý chế độ ăn và sinh hoạt, có thể bổ sung lợi khuẩn tiêu hóa để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
Nếu cần được tư vấn và giải đáp thắc mắc, bạn đừng ngần ngại liên hệ HOTLINE 19009482 để được các chuyên gia sức khỏe của Imiale A+ hỗ trợ tận tình.