Theo nghiên cứu, tiêu chảy sau hóa trị, xạ trị ung thư xảy ra ở 80% bệnh nhân ung thư, gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Tiêu chảy kéo dài gây khó khăn trong quá trình điều trị và giảm khả năng hồi phục trên bệnh nhân. Để hiểu rõ nguyên nhân tiêu chảy, từ đó đưa ra giải pháp khắc phục phù hợp, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây!
Mục lục
- 1. Nguyên nhân tiêu chảy sau hóa, xạ trị ung thư
- 2. Đánh giá mức độ tiêu chảy sau hóa trị, xạ trị
- 3. Nguyên tắc điều trị trên bệnh nhân tiêu chảy sau hóa trị, xạ trị ung thư
- 4. 5 giải pháp cải thiện tiêu chảy sau hóa trị, xạ trị trên bệnh nhân ung thư
- 4. Lợi khuẩn sống gắn đích – Giải pháp tối ưu cho bệnh nhân tiêu chảy sau hóa trị và xạ trị
1. Nguyên nhân tiêu chảy sau hóa, xạ trị ung thư
Hiện nay, hóa trị, xạ trị là hai phương pháp hiệu quả và quan trọng trong phác đồ điều trị ung thư. Tuy nhiên, đây cũng là phương pháp gây ra nhiều tác dụng không mong muốn, mà điển hình là tiêu chảy. Nguyên nhân được cho là:
1.1. Niêm mạc ruột tổn thương sau hóa trị, xạ trị
Xạ trị là phương pháp sử dụng chùm tia phóng xạ tiêu diệt các tế bào ung thư. Vì vậy, quá trình xạ trị có thể làm tổn thương niêm mạc, làm giảm chức năng tiết enzym tiêu hóa và hấp thu của ruột. Nước và thức ăn không được tiêu hóa sẽ được thải ra ngoài, gây tiêu chảy. Với bệnh nhân hóa trị (điều trị bằng thuốc), thuốc có thể bám dính và hủy hoại niêm mạc ruột, gây tiêu chảy với cơ chế tương tự.
1.2. Tác dụng không mong muốn của thuốc điều trị ung thư
Một số thuốc trong phác đồ điều trị ung thư gây tiêu chảy nặng như capecitabine, irinotecan hay ipilimumab…. Do đó, ở những bệnh nhân sử dụng các thuốc này, nguy cơ tiêu chảy rất cao. Ngoài ra, bệnh nhân ung thư có hệ miễn dịch yếu, dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Đây là cơ hội cho vi khuẩn gây bệnh phát triển và gây tiêu chảy.
1.3. Do triệu chứng ung thư
Bản chất một số ung thư có triệu chứng tiêu chảy như ung thư đại tràng, ung thư tuyến tụy, ung thư tuyến giáp thể tủy,… Triệu chứng tiêu chảy này kéo dài suốt cả trong và sau quá trình hóa trị, xạ trị của bệnh nhân.
2. Đánh giá mức độ tiêu chảy sau hóa trị, xạ trị
Mức độ tiêu chảy là căn cứ giúp người bệnh đánh giá tình trạng tiêu chảy, từ đó có biện pháp xử trí thích hợp. Vì vậy, đánh giá mức độ tiêu chảy sau hóa trị, xạ trị có vai trò quan trọng.
Theo Cancer Therapy Evaluation Program – Common Toxicity Criteria, Version 2.0 (Chương trình đánh giá liệu pháp Ung thư – Độc tính thường gặp), tiêu chảy ở bệnh nhân ung thư được chia thành 4 mức độ:
Độ 1:
- Số lần đi ngoài tăng 4 lần/ngày.
- Lượng phân tăng nhẹ
Độ 2:
- Số lần đi ngoài tăng 4-6 lần/ngày.
- Cần tiêm truyền tĩnh mạch trong thời gian >24h.
- Lượng phân tăng trung bình
- Không ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày.
Độ 3:
- Số lần đi ngoài tăng hơn 7 lần/ngày.
- Đi ngoài không kiểm soát
- Cần truyền tĩnh mạch liên tục.
- Lượng phân tăng nghiêm trọng.
- Cản trở đến cuộc sống thường ngày.
Độ 4: Tiêu chảy có thể đe dọa tính mạng (VD: rối loạn huyết động)
Trong đó, mức độ 1 được coi là tiêu chảy nhẹ, độ 2-3 là tiêu chảy trung bình và tiêu chảy độ 4 là tiêu chảy nghiêm trọng.
Tiêu chảy kéo dài sau hóa trị, xạ trị gây ra hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là tiêu chảy độ 3-4. Người bệnh có thể mất nước và điện giải, khiến cơ thể mệt mỏi, sụt cân và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc trì hoãn điều trị, giảm liều điều trị hoặc ngừng điều trị ở bệnh nhân ung thư. Vì vậy, hiệu quả điều trị trên những bệnh nhân này thường không như mong muốn và bệnh tiến triển nhanh chóng.
3. Nguyên tắc điều trị trên bệnh nhân tiêu chảy sau hóa trị, xạ trị ung thư
Tiêu chảy sau hóa trị, xạ trị ung thư nếu không được điều trị đúng cách sẽ kéo dài, dai dẳng gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư. Vì vậy, bệnh nhân ung thư bị tiêu chảy sau hóa trị, xạ trị cần điều trị tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
Nguyên tắc 1: Thiết lập chế độ dinh dưỡng hợp lý
Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng tiêu chảy, đồng thời nâng cao sức khỏe cho người bệnh, đặc biệt khi tiêu chảy ở mức độ nhẹ và trung bình. Người bệnh ung thư sau hoá trị, xạ trị cần bổ sung nhiều nước, ăn thực phẩm dinh dưỡng, dễ tiêu và tránh các thực phẩm khó tiêu, gây quá tải cho hệ tiêu hóa.
Nguyên tắc 2: Kiểm soát các triệu chứng (đau bụng, đi ngoài,…)
Tiêu chảy là tác dụng phụ khó tránh khỏi trong quá trình điều trị. Do đó, người bệnh chỉ có thể điều trị triệu chứng (đau bụng, đi ngoài…) chứ không điều trị dứt điểm. Việc kiểm soát triệu chứng sẽ giúp đảm bảo chất lượng sống của người bệnh cũng như là biện pháp khắc phục tác dụng không mong muốn trong quá trình điều trị.
Nguyên tắc 3: Kiểm tra định kỳ
Kiểm tra định kỳ giúp bác sĩ nắm bắt được tình trạng của người bệnh cũng như mức độ tiêu chảy, từ đó đưa ra giải pháp phù hợp.
Nguyên tắc 4: Tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ
Người bệnh ung thư bị tiêu chảy sau hóa trị, xạ trị cần tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý giảm liều điều trị, ngừng sử dụng thuốc điều trị vì có thể mất hiệu quả điều trị của thuốc, tăng mức độ tiến triển của bệnh. Ngoài ra, nếu sử dụng thuốc điều trị triệu chứng tiêu chảy, người bệnh cũng nên tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ, dược sĩ.
4. 5 giải pháp cải thiện tiêu chảy sau hóa trị, xạ trị trên bệnh nhân ung thư
Dưới đây là 5 giải pháp tại nhà đơn giản, giúp cải thiện tiêu chảy sau hóa trị, xạ trị trên bệnh nhân ung thư được các chuyên gia y tế chia sẻ:
4.1. Bổ sung nhiều nước
Để tránh tình trạng mất nước, người bệnh cần bổ sung nước bằng cách uống nhiều nước (2-3 L/ngày). Người bệnh có thể uống nước trái cây, oresol thay vì chỉ uống nước lọc.
4.2. Ăn thành nhiều bữa nhỏ
Chia nhỏ bữa ăn vừa giúp hấp thu dễ dàng hơn, vừa tránh hệ tiêu hóa bị quá tải khiến tình trạng tiêu chảy nặng hơn. Người bệnh nên chia thành 5-6 bữa nhỏ, hai bữa cách nhau 2-3 giờ và ăn các món dễ hấp thu như cháo, súp, khoai tây, trứng…
4.3. Tránh ăn một số thực phẩm khó tiêu
Thực phẩm khó tiêu (nhiều chất xơ, đồ ăn nhiều dầu mỡ…), đồ uống có chứa cafein hoặc cồn gây khó chịu đường tiêu hóa, khiến các triệu chứng tiêu chảy nặng hơn, do đó người bệnh ung thư nên tránh.
4.4. Bổ sung lợi khuẩn
Lợi khuẩn đã được chứng minh tác dụng cải thiện triệu chứng tiêu chảy trên bệnh nhân ung thư sau hóa trị, xạ trị, đặc biệt là 2 chủng vi khuẩn Lactobacillus acidophilus LA-05 và Bifidobacterium animalis subsp. lactis BB-12. Vì vậy, người bệnh ung thư nên bổ sung các chế phẩm chứa lợi khuẩn tiêu hóa như men vi sinh, sữa chua… trong chế độ ăn.
4.5. Sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy
Khi áp dụng các biện pháp không dùng thuốc mà không có hiệu quả người bệnh cần sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy để tránh tiêu chảy càng nghiêm trọng. Thuốc thường được chỉ định trong tiêu chảy sau hóa trị, xạ trị: Loperamid, Diphenoxylate… Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc để tránh các hậu quả không mong muốn.
Ngoài ra, người bệnh cần đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời nếu có một trong các dấu hiệu tiêu chảy nặng sau:
- Có máu trong phân
- Sụt cân
- Sốt (nhiệt độ cơ thể > 38⁰C)
- Không kiểm soát được nhu động ruột
4. Lợi khuẩn sống gắn đích – Giải pháp tối ưu cho bệnh nhân tiêu chảy sau hóa trị và xạ trị
Lợi khuẩn có vai trò quan trọng trong hỗ trợ bệnh nhân tiêu chảy sau hóa trị và xạ trị. Tuy nhiên, tỷ lệ sống sót của lợi khuẩn tại pH dạ dày chỉ chiếm 0,0005%, nên sử dụng các chế phẩm men vi sinh thông thường thường mất tác dụng khi qua dạ dày, dẫn đến không đạt hiệu quả cao trong cải thiện triệu chứng tiêu chảy trên bệnh nhân ung thư.
Vì vậy, các nhà khoa học đã nghiên cứu và tìm ra Lợi khuẩn sống gắn đích – Lợi khuẩn có khả năng sống sót trong điều kiện pH dạ dày khắc nghiệt, đến những vị trí lợi khuẩn thông thường khó đến, gắn đích và thể hiện tác dụng. Đây được coi là giải pháp tiên tiến, mang lại hiệu quả cao trên bệnh nhân ung thư.
Các nhà khoa học tập trung nghiên cứu hiệu quả của Lactobacillus LA-05 và Bifidobacterium BB-12 trên bệnh nhân ung thư. Đây là hai chủng lợi khuẩn có số lượng lớn nhất tại đường tiêu hóa, có vai trò cải thiện chức năng tiêu hóa, tăng cường đề kháng bệnh nhân ung thư theo những cơ chế chính sau:
- Tạo hàng rào bảo vệ niêm mạc ruột: Hai chủng lợi khuẩn này có khả năng bám dính cao. Chúng bám dính vào niêm mạc ruột, tạo hàng rào bảo vệ giúp niêm mạc ruột tránh khỏi những tác động có hại từ hóa trị hay xạ trị, giúp giảm tỉ lệ bệnh nhân bị tiêu chảy.
- Giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột: Lượng lớn lợi khuẩn được cung cấp từ các chế phẩm đã cạnh tranh dinh dưỡng và kìm hãm sự phát triển của các vi khuẩn gây tiêu chảy. Do đó, các bệnh nhân ung thư được bổ sung lợi giảm đáng số lần đi ngoài và giảm mức độ nghiêm trọng của tiêu chảy.
- Tăng cường miễn dịch: Tế bào miễn dịch phân bố chủ yếu ở ruột, nên bảo vệ đường ruột khỏi bị vi khuẩn tấn công cũng chính là bảo vệ hệ miễn dịch, giúp tăng cường đề kháng trên bệnh nhân ung thư. Nhờ vậy, bệnh nhân ung thư giảm tần suất tiêu chảy đáng kể.
- Kích thích tiết enzym tiêu hóa: Lactobacillus LA-05 và Bifidobacterium BB-12 có khả năng kích thích tiết enzym tiêu hóa, giúp người bệnh ung thư tiêu hóa dễ dàng, ăn ngon hơn và tăng cường đề kháng.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Imiale A+ ứng dụng công nghệ bao kép độc quyền Cryoprotectant – bao bọc lợi khuẩn trong màng phospholipid kép, giúp bảo vệ lợi khuẩn khi đi qua môi trường acid dạ dày, đồng thời giúp kéo dài tuổi thọ sản phẩm. Nhờ đó, 6 tỷ lợi khuẩn Lactobacillus LA-05 và Bifidobacterium BB-12 có thể dễ dàng đến đích tác dụng và cải thiện tình trạng tiêu chảy trên bệnh nhân ung thư.
Nhiều nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh tác dụng cải thiện tiêu chảy trên bệnh nhân ung thư của Imiale A+
>>> Xem bài viết: Bằng chứng khoa học của Imiale A+ trên bệnh nhân ung thư
Tiêu chảy là tình trạng phổ biến ở bệnh nhân ung thư sau hóa trị, xạ trị. Tuy nhiên, nếu hiểu rõ nguyên nhân và giải pháp khắc phục, tình trạng này có thể cải thiện đáng kể. Hy vọng qua bài viết trên, người bệnh ung thư có thể tìm được giải pháp khắc phục tiêu chảy cho riêng mình, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và cải thiện tình trạng bệnh.
Tài liệu tham khảo:
[1] Delia, P., Sansotta, G., Donato, V., Frosina, P., Messina, G., De Renzis, C., & Famularo, G. (2007). Use of probiotics for prevention of radiation-induced diarrhea. World journal of gastroenterology, 13(6), 912–915.
[2] https://zisttakhmir.com/administrator/files/UploadFile/Probiotics_withHoney.pdf