Tiêu chảy kéo dài là tình trạng đi ngoài phân lỏng liên tục từ 2 đến 4 tuần. Triệu chứng điển hình của tiêu chảy kéo dài là đi ngoài phân nước, đầy hơi, buồn nôn, đau bụng. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp những biến chứng nguy hiểm. Vậy tại sao bị tiêu chảy kéo dài?, cần làm gì khi gặp tình trạng này? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin hữu ích về tiêu chảy kéo dài.
Mục lục
1. Nguyên nhân gây tiêu chảy kéo dài
Tiêu chảy kéo dài thường là dấu hiệu của một bệnh lý hoặc là lời cảnh báo của chế độ ăn không khoa học. Sau đây là một số nguyên nhân thường gặp gây tiêu chảy kéo dài.
1.1. Tiêu chảy kéo dài do bệnh lý đường tiêu hóa
Theo các nghiên cứu khoa học, tình trạng viêm nhiễm, tổn thương đường tiêu hóa có thể gây ra tiêu chảy và đau bụng. Một số bệnh đường ruột có thể dẫn tới tiêu chảy kéo dài là:
- Loét dạ dày – tá tràng
- Viêm loét đại tràng
- Bệnh Crohn
- Hội chứng ruột kích thích
- Ung thư đại tràng
- Kém dung nạp Lactose
Trong đó, kém dung nạp Lactose là tình trạng bệnh lý khi cơ thể người bệnh tiết ít enzyme lactase, không đủ để phân cắt đường lactose (thường có trong sữa, các loại bánh kẹo…). Vì vậy, lactose không được tiêu hóa sẽ xuống ruột già, được hệ vi khuẩn ở đây lên men thành acid lactic và carbon dioxide (CO2), gây ra các triệu chứng sôi bụng, chướng bụng, tiêu chảy, đi ngoài phân chua.
>>>Xem thêm: 10 bệnh đại tràng thường gặp không thể chủ quan
1.2. Tiêu chảy kéo dài do bệnh nội tiết
Rối loạn nội tiết ảnh hưởng đến hoạt động hệ tiêu hóa. Người mắc bệnh cường giáp hoặc đái tháo đường thường có nguy cơ cao bị tiêu chảy kéo dài.
Bệnh cường giáp: Khi tuyến giáp hoạt động quá mức bình thường, nhu động ruột tăng mạnh, người bệnh sẽ kém hấp thu và đi ngoài thường xuyên.
Bệnh đái tháo đường: Đái tháo đường gây biến nhiều biến chứng, bao gồm biến chứng thần kinh. Dây thần kinh điều hòa nhu động ruột bị tổn thương sẽ làm thay đổi nhu động ruột, kéo theo thời gian tiêu hóa thức ăn giảm, thời gian lưu thức ăn ở dạ dày giảm và gây tiêu chảy. Ngoài ra, tiêu chảy cũng có thể là tác dụng phụ của một số thuốc tiểu đường.
1.3. Tiêu chảy kéo dài do tác dụng phụ của thuốc
Theo các thống kê y khoa, có tới trên 700 thuốc khác nhau có tác dụng phụ là tiêu chảy, đặc biệt là các thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau chống viêm không steroid, thuốc nhuận tràng…
- Thuốc kháng sinh: Kháng sinh diệt hại khuẩn gây bệnh, nhưng đồng thời tiêu diệt cả lợi khuẩn đường ruột. Lạm dụng kháng sinh làm tăng nguy cơ loạn khuẩn đường ruột. Từ đó, hệ tiêu hóa hoạt động kém, người dùng sẽ bị tiêu chảy kéo dài. Điển hình như thuốc amoxicillin, ampicillin, cefpodoxime.
- Thuốc chống viêm giảm đau không steroid (Nsaids): Ngoài tác dụng ức chế enzym tại ổ viêm thì các nsaids còn ức chế enzym bảo vệ niêm mạc dạ dày. Sử dụng Nsaids liều cao hoặc dùng kéo dài sẽ làm niêm mạc ruột bị tổn thương, lâu ngày sẽ mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột dẫn đến tiêu chảy liên tục.
- Thuốc nhuận tràng: Thuốc nhuận tràng được sử dụng để giúp người bị táo bón đi ngoài nhanh. Tuy nhiên, lạm dụng thuốc nhuận tràng có thể gây tiêu chảy.
Ngoài ra, một số thuốc cũng có thể gây tiêu chảy kéo dài là:
- Thuốc điều trị viêm loét dạ dày: Lansoprazole, Esomeprazole
- Thuốc điều trị đái tháo đường: Metformin
- Thuốc chống trầm cảm: Citalopram, Fluoxetine
1.4. Tiêu chảy kéo dài do thói quen ăn uống không lành mạnh
Ăn uống không đảm bảo vệ sinh là tiền để để các tác nhân gây bệnh xâm nhập đường tiêu hóa. Khi bị virus, vi khuẩn tấn công, niêm mạc ruột bị tổn thương dẫn tới tình trạng tiêu chảy lâu ngày. Một người dễ bị tiêu chảy kéo dài nếu có chế độ ăn như sau:
- Thường xuyên dùng thức ăn chưa được nấu chín: nem chua, rau sống, tiết canh
- Sử dụng thực phẩm ôi thiu, hết hạn sử dụng
- Chế biến thức ăn không sạch sẽ
- Không vệ sinh tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
>>>Xem thêm: Tiêu chảy – Tổng quan 11 điều cần biết
2. Cần làm gì khi bị tiêu chảy kéo dài
Tiêu chảy kéo dài khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu. Người bệnh có thể gặp các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, người bị tiêu chảy lâu ngày cần khẩn trương đến cơ sở y tế để khám và điều trị.
Điều trị tiêu chảy kéo dài được chia thành hai giai đoạn chính là điều trị ban đầu và điều trị đặc hiệu.
2.1. Điều trị ban đầu
Tiêu chảy kéo dài khiến người bệnh có nguy cơ cao bị mất nước và rối loạn điện giải. Tình trạng này có thể dẫn tới một số hậu quả khôn lường như ngất, nhiễm toan chuyển hóa, hạ huyết áp, trụy tim mạch. Do đó, bác sĩ sẽ chỉ định bù nước và điện giải cho bệnh nhân.
Bệnh nhân có thể được chỉ định uống dung dịch Oresol. Oresol bổ sung nước, đường glucose và chất điện giải cho người bệnh. Bệnh nhân cần sử dụng Oresol theo chỉ định và hướng dẫn của nhân viên y tế
Đối với trường hợp mất nước nặng, người bệnh có thể sẽ được chỉ định truyền dịch: dịch bổ sung chất dinh dưỡng; bổ sung nước, khoáng chất, chất điện giải; dịch bổ sung đạm. Việc truyền dịch phải được thực hiện tại cơ sở y tế đảm bảo an toàn để tránh những rủi ro nguy hiểm cho bệnh nhân.
2.2. Điều trị đặc hiệu
Thông thường, sau khi điều trị ban đầu, bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm để chẩn đoán nhiễm khuẩn, nhiễm trùng như xét nghiệm phân, nội soi tiêu hóa, xét nghiệm máu. Bệnh nhân thực hiện xét nghiệm để xác định nguyên nhân và tình trạng sức khỏe. Tùy vào nguyên nhân và tình trạng tiêu chảy, mỗi bệnh nhân sẽ có những chỉ định điều trị khác nhau.
Bệnh nhân có thể được chỉ định dùng thuốc cầm tiêu chảy. Tuy nhiên, đối với tiêu chảy kéo dài, đây chỉ là biện pháp khắc phục ngắn hạn. Người bệnh không nên sử dụng lâu dài để tránh lạm dụng thuốc và gặp phải các tác dụng phụ.
Xác định và điều trị nguyên nhân chính là chìa khóa để điều trị tiêu chảy kéo dài. Người bệnh sẽ có phác đồ điều trị đặc hiệu khi biết được cụ thể nguyên nhân. Ví dụ như tiêu chảy do nhiễm khuẩn, nhiễm trùng sẽ được điều trị bằng kháng sinh; tiêu chảy do thuốc sẽ cần dừng thuốc hoặc thay thế thuốc khác; tiêu chảy do bệnh lý khác thì người bệnh cần điều trị bệnh lý đó và theo dõi triệu chứng lâu dài.
>>>Xem thêm: Top 9+ thuốc tiêu chảy hiệu quả và an toàn nhất
3. Biện pháp hồi phục sức khỏe khi tiêu chảy kéo dài
Tiêu chảy kéo dài khiến người bệnh sút cân và suy nhược. Các biện pháp hồi phục sức khỏe sẽ giúp người bệnh rút ngắn thời gian điều trị. Không những thế, áp dụng các biện pháp hồi phục cũng chính là cách để phòng ngừa tiêu chảy hiệu quả.
3.1. Thay đổi chế độ ăn khoa học
Người bệnh cần uống nhiều nước để hạn chế nguy cơ bị mất nước. Nước hoa quả, nước canh, nước dừa, trà thảo mộc là những lựa chọn cần thiết cho bệnh nhân tiêu chảy.
Ngoài ra, chế độ ăn BRAT được khuyến nghị cho bệnh nhân tiêu chảy lâu ngày. Các loại thực phẩm trong chế độ BRAT bao gồm: chuối, gạo, bánh mì trắng và táo. Đây đều là các thực phẩm chứa nhiều tinh bột, ít đạm, ít chất béo và ít chất xơ nên không gây áp lực lớn cho hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, các món ăn nhạt, dễ tiêu này sẽ cải thiện tốt tình trạng buồn nôn cho người bệnh.
Tuy nhiên, chế độ BRAT chứa ít calo và chất dinh dưỡng. Do đó, người bệnh tránh thực hiện chế độ ăn này dài ngày dễ dẫn đến tình trạng thiếu chất, thiếu năng lượng. Ngoài chế độ BRAT, người bệnh có thể kết hợp một số loại thực phẩm như: Khoai lang, khoai tây, cháo yến mạch, bánh quy mặn
Ngoài ra, người bệnh cần tránh những nhóm thực phẩm có thể làm triệu chứng tiêu chảy thêm nặng nề, ví dụ như:
- Thức ăn chứa nhiều chất béo, thức ăn chiên rán
- Thực phẩm giàu protein như thịt lợn, thịt bò, cá hồi
- Thực phẩm chứa nhiều đường như bánh ngọt, nước ngọt, kẹo
- Đồ uống chứa cồn như rượu, bia
- Đồ uống chứa chất kích thích như cafe
3.2. Duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh
Duy trì lối sống và chế độ sinh hoạt lành mạnh giúp giảm nguy cơ mắc tiêu chảy và giúp người bệnh mau hồi phục sức khỏe. Người bệnh cần lưu ý:
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
- Luôn thực hiện ăn chín, uống sôi
- Lựa chọn thực phẩm đảm bảo vệ sinh
- Khám sức khỏe định kỳ ít nhất 2 lần trong năm
3.3. Bổ sung men vi sinh
Ở người bệnh tiêu chảy kéo dài có sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hại khuẩn tăng sinh, lợi khuẩn bị thiếu hụt. Vì vậy, bổ sung men vi sinh (chứa lợi khuẩn) cho bệnh nhân tiêu chảy kéo dài là biện pháp thiết yếu.
Bổ sung men vi sinh hợp lý giúp người bệnh tiêu chảy kéo dài sớm cải thiện, đồng thời hồi phục sức khỏe đường tiêu hóa nhanh hơn. Điều này được các nhà khoa học giải thích dựa trên các cơ chế sau:
- Lợi khuẩn tái thiết lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột
- Lợi khuẩn bám dính niêm mạc tạo hàng rào bảo vệ niêm mạc ruột
- Lợi khuẩn kích thích sinh kháng thể, tăng cường sức đề kháng
Khi hệ tiêu hóa được phục hồi, tình trạng tiêu chảy sẽ được thuyên giảm nhanh chóng. Vậy bổ sung men vi sinh như thế nào để đạt hiệu quả tối ưu nhất?
Trong hàng trăm nghìn chủng vi sinh, Lactobacillus LA-5 và Bifidobacterium BB-12 là chủng lợi khuẩn thủ lĩnh của đường tiêu hóa. Theo WHO, một sản phẩm men vi sinh cần đáp ứng các tiêu chí như: Chứa chủng lợi khuẩn thiết yếu, lợi khuẩn sống, bám dính tốt và được các tổ chức quốc tế uy tín chứng nhận và khuyên dùng.
Imiale A+ là sản phẩm duy nhất tại Việt nam chứa lợi khuẩn sống, gắn đích Bifidobacterium Bb-12 và Lactobacillus LA-5 (lợi khuẩn thiết yếu chiếm 90% hệ lợi khuẩn đường ruột). Imiale A+ sử dụng công nghệ bao kép Cryoprotectant giúp lợi khuẩn bền vững, sống, gắn đích và phát huy tác dụng nhanh chóng, hiệu quả, giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng kéo dài cũng như các bệnh lý mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột như: Viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa, táo bón, đầy chướng bụng.
Imiale A+ là sản phẩm số 1 về bằng chứng lâm sàng với hơn 450 nghiên cứu quốc tế, với hiệu quả và an toàn được kiểm chứng bởi tổ chức quốc tế uy tín: FDA, EFSA, WGO
Tiêu chảy kéo dài vừa là dấu hiệu của một bệnh lý, vừa là nguy cơ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Người bệnh tuyệt đối không nên thờ ơ trước tình trạng này. Ngoài ra, mỗi người hãy duy trì chế độ ăn, lối sống khoa học, lành mạnh kết hợp sử dụng men vi sinh để có hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh.
Nếu cần được tư vấn và giải đáp thắc mắc, bạn đừng ngần ngại liên hệ HOTLINE 1900 9482 để được các chuyên gia sức khỏe của Imiale A+ hỗ trợ tận tình.