Táo bón là tình trạng rối loạn tiêu hóa phổ biến (ước tính từ 12-19% dân số) và có xu hướng ngày càng gia tăng. Đây là tình trạng đi đại tiện không thường xuyên (ít hơn 3 lần 1 tuần) hoặc có cảm giác đau đớn khi đi tiêu. Khi các mẹo xử lý táo bón dân gian không hiệu quả, người bệnh táo bón cần sử dụng thuốc để cải thiện tình trạng này và tránh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Bài viết dưới đây tổng hợp 8 thuốc điều trị táo bón thông dụng và hiệu quả nhanh nhất.
Mục lục
- 1. Nguyên tắc sử dụng thuốc trị táo bón
- 2. 8 thuốc trị táo bón thông dụng, hiệu quả nhất hiện nay
- 2.1. Thuốc nhuận tràng trị táo bón Duphalac
- 2.2. Thuốc nhuận tràng Forlax
- 2.3. Sorbitol – Thuốc nhuận tràng điều trị táo bón
- 2.4. Natufib – Thuốc bổ sung chất xơ giúp cải thiện táo bón
- 2.5. Dung dịch thụt rửa trực tràng Fleet Enema
- 2.6. Dung dịch thụt rửa trực tràng trị táo bón Microlismi
- 2.7. Dung dịch thụt rửa trực tràng Microlax
- 2.8. Thuốc nhuận tràng trị táo bón Bisacodyl
- 3. Lưu ý và sai lầm cần tránh khi sử dụng thuốc trị táo bón
- 4. Bổ sung lợi khuẩn: giải pháp đánh bay táo bón hiệu quả – không dùng thuốc
1. Nguyên tắc sử dụng thuốc trị táo bón
Việc sử dụng thuốc trị táo bón không hợp lý có thể không giúp cải thiện bệnh mà khiến tình trạng bệnh nặng thêm. Vì vậy, khi sử dụng thuốc trị táo bón, người bệnh cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ: Tốt nhất bạn hãy đi khám bác sĩ để có một chẩn đoán chính xác nhất về nguyên nhân táo bón cũng như đưa ra một phác đồ điều trị hiệu quả nhất. Sau khi được kê đơn thuốc, hãy uống thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý thay đổi thuốc hay ngừng thuốc tự do mà không có chỉ định.
- Sử dụng đúng liều lượng: Liều dùng thuốc liên quan mật thiết đến tác dụng không mong muốn mà bạn có thể gặp phải. Do đó, hãy dùng đúng liều ghi trên hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc trên đơn thuốc của bác sĩ.
- Lựa chọn thuốc an toàn, có nguồn gốc rõ ràng: Hiện nay có rất nhiều thuốc trôi nổi trên thị trường và không dễ phân biệt được bằng mắt thường. Là một người tiêu dùng thông thái, bạn hãy chọn mua thuốc tại một nhà thuốc uy tín và sản phẩm phải có tem mác rõ ràng.
- Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng: Chúng tôi khuyến khích bạn hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng thuốc. Việc này giúp bạn hiểu rõ hơn về cách dùng của thuốc, liều dùng cũng như tác dụng không mong muốn có thể gặp phải.
- Sử dụng thuốc phù hợp với từng độ tuổi, mức độ táo bón: Mỗi loại thuốc táo bón được chỉ định cho đối tượng và mức độ táo bón khác nhau. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ để chọn đúng loại thuốc phù hợp với tình trạng táo bón của mình nhé.
>>> Xem thêm: 5 nhóm thuốc trị táo bón thông dụng cần biết
2. 8 thuốc trị táo bón thông dụng, hiệu quả nhất hiện nay
2.1. Thuốc nhuận tràng trị táo bón Duphalac
Thành phần: Duphalac là dung dịch Lactulose đường uống hàm lượng 3.335g/5ml ( 3.335g Lactulose có trong 5ml dung dịch Duphalac).
Cơ chế: Đây là thuốc thuộc nhóm thuốc nhuận tràng thẩm thấu, hoạt động theo cơ chế làm tăng sự bài tiết nước và các chất điện giải vào trong lòng ruột.
Công dụng: Duphalac có tác dụng làm mềm hóa và tăng thể tích khối phân, kích thích nhu động đại tràng và tống phân ra ngoài dễ dàng hơn.
Cách dùng: Liều khuyến cáo đối với từng nhóm đối tượng như sau:
- Trẻ em 1 tháng đến 1 tuổi: 5ml chia 1-2 lần/ ngày
- Trẻ em từ 1 đến 6 tuổi: 5-10ml chia 1-2 lần/ ngày
- Trẻ 7-14 tuổi: 15ml chia 1-2 lần/ngày
- Người lớn và thanh thiếu niên: 15-45ml chia 1-2 lần/ ngày
Liều dùng này được khuyên dùng trong vài ngày đầu, sau đó có thể hiệu chỉnh liều dựa trên mức độ cải thiện táo bón của bệnh nhân.
Lưu ý khi sử dụng:
Nếu chỉ dùng thuốc 1 lần 1 ngày, bệnh nhân nên sử dụng Duphalac ngay sau khi ăn sáng để đạt tác dụng điều trị tối ưu.
Bệnh nhân đặc biệt lưu ý cần uống đủ 1,5-2 lít nước một ngày để thuốc có thể hoạt động tốt nhất.
Tác dụng không mong muốn:
Nhìn chung, Duphalac là một thuốc điều trị táo bón khá an toàn đối với những đối tượng nhạy cảm như trẻ em, người già, phụ nữ có thai và cho con bú. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn có thể gặp một số rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn,…
>>> Xem thêm: Thuốc Duphalac (lactulose) trị táo bón – 9 thông tin cần biết
2.2. Thuốc nhuận tràng Forlax
Thành phần: Forlax là chế phẩm chứa macrogol 4000 (PEG 4000) hàm lượng 10mg được bào chế dưới dạng gói pha hỗn dịch uống.
Cơ chế: Forlax là một thuốc chữa táo bón thuộc nhóm nhuận tràng thẩm thấu, với cơ chế giống Duphalac.
Công dụng:Thuốc Forlax làm tăng thể tích phân và kích thích nhu động ruột để tống ra ngoài, chống táo bón.
Đối tượng sử dụng: Forlax chỉ dùng cho người lớn và trẻ em trên 8 tuổi. Đối với trẻ em, Forlax chỉ nên dùng một liệu trình tối đa 3 tháng. Nếu triệu chứng táo bón ở bé vẫn không cải thiện thì bạn nên dừng thuốc và đưa bé đi gặp chuyên gia.
Liều dùng:
Forlax được khuyến cáo dùng 1-2 gói pha trong 125-250ml nước, uống 1 liều duy nhất vào buổi sáng.
Liều dùng có thể dao động từ 1 gói mỗi 2 ngày (đặc biệt đối với trẻ em) đến 2 gói 1 ngày tùy đáp ứng của bệnh nhân đối với thuốc và tình trạng táo bón.
Tác dụng không mong muốn: Bệnh nhân có thể gặp một số rối loạn tiêu hóa như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy khi dùng Forlax nhưng nhìn chung không quá nặng nề. Đây là một thuốc khá hiệu quả và an toàn cho bệnh nhân khi dùng lâu dài.
2.3. Sorbitol – Thuốc nhuận tràng điều trị táo bón
Thành phần: Sorbitol 5g
Cơ chế: Sorbitol cũng là một thuốc thuộc nhóm nhuận tràng thẩm thấu, và kích thích tăng nhu động ruột để chữa táo bón.
Công dụng: Thuốc được sử dụng để điều trị chứng táo bón và khó tiêu cho cả người lớn và trẻ em.
Cách dùng – Liều dùng: 1 gói pha trong nửa cốc nước đối với người lớn và ½ gói đối với trẻ em. Thuốc nên được uống 1 lần duy nhất trước bữa ăn sáng 10 phút
Tác dụng không mong muốn: Bệnh nhân táo bón sử dụng Sorbitol để điều trị có thể gặp một số tác dụng không mong muốn trên đường tiêu hóa như buồn nôn, nôn và tiêu chảy dù không quá nặng nề.
>>> Xem bài viết: Sorbitol – Thành phần, công dụng và cách dùng
2.4. Natufib – Thuốc bổ sung chất xơ giúp cải thiện táo bón
Thành phần: Natufib (1 gói 3g) là chế phẩm chứa chất xơ hòa tan và các loại vitamin được bào chế dưới dạng bột cốm pha uống.
Cơ chế: Natufib là thuốc điều trị táo bón nhóm bổ sung chất xơ hòa tan. Thuốc này có cơ chế là hút nước, tăng lượng chất thải trong lòng ruột khiến việc tống phân ở bệnh nhân dễ dàng hơn.
Công dụng: Điều trị táo bón cho cả người lớn, trẻ em, phụ nữ có thai và cho con bú. Nhóm này là nhóm thuốc an toàn nhất đối với bệnh nhân táo bón nhưng có nhược điểm là tác dụng chậm và không rõ ràng.
Cách dùng: Pha 1 gói vào 20ml nước, uống sau ăn.
Liều dùng: Liều khuyến cáo của nhà sản xuất:
- Trẻ em dưới 2 tuổi: 1 gói x 1 lần / ngày
- Trẻ em 2 – 3 tuổi: 1 gói 1 lần, uống 2 gói/ ngày
- Trẻ em 4 – 6 tuổi: 1 gói 1 lần, uống 2-3 gói/ ngày
- Trẻ em 7 – 12 tuổi: 2 gói 1 lần, uống 4 gói 1 ngày
- Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 2 gói 1 lần, uống 4-6 gói 1 ngày
2.5. Dung dịch thụt rửa trực tràng Fleet Enema
Thành phần: Fleet Enema là một chế phẩm dung dịch thụt trực tràng chứa các muối phosphate, đóng gói dưới dạng 1 hộp 1 chai 133 ml.
Cơ chế: Fleet Enema thuộc nhóm thuốc nhuận tràng thẩm thấu và hoạt động theo cơ chế tăng bài tiết nước đến lòng ruột, từ đó làm mềm phân và tống ra ngoài dễ dàng hơn.
Công dụng: Thuốc được chỉ định cho bệnh nhân mắc táo bón không thường xuyên.
Cách dùng: Đối với thuốc thụt trực tràng, kỹ thuật thụt là vô cùng quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến tác dụng của thuốc. Dưới đây là hướng dẫn sử dụng dung dịch thụt Fleet Enema:
- Để người nằm nghiêng bên trái, đầu gối quỳ và 2 tay để thoải mái
- Với vị trí đầu gối – ngực: Quỳ, đầu cúi thấp và nhổm mông lên, mặt nghiêng sang phải, tay trái cuộn lại thoải mái dưới bụng
- Nhẹ nhàng đưa đầu ống thụt vào trong trực tràng và đẩy vào từ từ, đầu ống hướng vào giữa trực tràng.
- Bóp chai thuốc cho đến khi hầu như toàn bộ chất lỏng trong chai đã ra hết (không cần bóp hết)
- Rút đầu ống thuốc ra khỏi trực tràng và giữ nguyên tư thế cho đến khi có cơn buồn đại tiện (thường khoảng 2-5 phút).
Liều dùng:
- Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 1 chai 1 lần / 1 ngày
- Trẻ em từ 2-12 tuổi: sử dụng loại Fleet enema for children.Không dùng thuốc này cho trẻ dưới 2 tuổi.
Thận trọng: Sử dụng thận trọng Fleet enema cho người cao tuổi hoặc người có nguy cơ mắc các bệnh tăng huyết áp, tim mạch, suy thận.
>>> Xem bài viết: Thuốc thụt trực tràng Fleet – Lưu ý khi sử dụng
2.6. Dung dịch thụt rửa trực tràng trị táo bón Microlismi
Thành phần: Microlismi 9g là một chế phẩm dung dịch thụt trực tràng chứa Glycerol, dịch chiết cúc la mã, dịch chiết hoa thuộc họ Cẩm Quỳ,.. để điều trị táo bón.
Cơ chế: Tăng thấm nước vào phân, giúp làm mềm phân.
Công dụng: Microlismi có tác dụng nhanh và được chỉ định cho bệnh nhân táo bón thời gian ngắn.
Cách dùng: tương tự Fleet enema đã hướng dẫn bên trên.
Liều dùng: là 1-2 ống Microlismi trong 24 giờ.
Tác dụng không mong muốn – Thận trọng:
Thuốc này tuy có tác dụng nhanh chóng và rõ ràng nhưng không nên sử dụng trong thời gian dài. Bệnh nhân có thể gặp một vài tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc như đau bụng, tiêu chảy,…
Đối với những đối tượng nhạy cảm như phụ nữ có thai và cho con bú, trước khi dùng Microlismi cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn.
2.7. Dung dịch thụt rửa trực tràng Microlax
Thành phần: Microlax cũng là một chế phẩm dung dịch thụt trực tràng chứa thành phần chính là Sorbitol (70%)
Cơ chế: Microlax thuộc nhóm thuốc nhuận tràng thẩm thấu, làm tăng thể tích dịch ruột, kích thích nhu động ruột để tăng đẩy phân ra ngoài.
Công dụng: Microlax được chỉ định điều trị táo bón cho cả người lớn và trẻ em.
Cách dùng: Như Fleet Enema
Liều dùng: với liều như sau:
- Trẻ em dưới 3 tuổi: nửa ống 5ml 1 lần 1 ngày
- Người lớn và trẻ trên 3 tuổi: 1 ống 5ml 1 lần 1 ngày.
Tác dụng không mong muốn: Microlax chống chỉ định cho bệnh nhân viêm ruột. Thuốc có thể gây 1 số tác dụng phụ trên đường tiêu hóa như tiêu chảy, buồn nôn,… nhưng không nặng nề.
2.8. Thuốc nhuận tràng trị táo bón Bisacodyl
Thành phần: Bisacodyl 5mg
Cơ chế: Bisacodyl là một thuốc điều trị táo bón thuộc nhóm nhuận tràng kích thích. Nó hoạt động theo cơ chế kích thích trực tiếp trực tiếp nhu động ruột cũng như tăng bài tiết nước vào lòng ruột khiến phân mềm và tống ra ngoài nhanh hơn.
Công dụng: Điều trị táo bón cho người lớn và trẻ em trên 6 tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú.
Cách dùng – Liều dùng: Bisacodyl thường sử dụng như một liệu pháp cấp tốc đối với bệnh nhân không đi tiêu trong 3 ngày.
- Điều trị táo bón: Người lớn và trẻ em trên 10 tuổi: uống 1 đến 2 viên vào buổi tối. Có thể dùng liều cao hơn (3 hoặc 4 viên) nếu cần thiết
- Trẻ em 6 – 10 tuổi: uống 1 viên vào buổi tối.
Tác dụng không mong muốn: Đau bụng, buồn nôn,..
Lưu ý: Không được lạm dụng Bisacodyl để chữa táo bón thường xuyên vì nguy cơ lệ thuộc thuốc và nặng hơn tình trạng táo bón.
>>> Xem thêm: Bisacodyl – Thuốc nhuận tràng trị táo bón và lưu ý khi sử dụng
3. Lưu ý và sai lầm cần tránh khi sử dụng thuốc trị táo bón
- Không sử dụng quá nhiều thuốc cùng lúc: Việc sử dụng quá nhiều thuốc cùng lúc có thể không tăng tác dụng mà còn làm nặng hơn tác dụng không mong muốn trên bệnh nhân. Hãy chỉ sử dụng một vài loại thuốc phù hợp với từng cá nhân và tình trạng bệnh.
- Lựa chọn thuốc phù hợp với thể trạng: Đối với những đối tượng nhạy cảm như trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú, người có bệnh nền thì cần cân nhắc sử dụng thuốc sao cho hợp lý.
- Tránh lạm dụng thuốc: Bệnh nhân không nên lạm dụng thuốc nhuận tràng, đặc biệt là thuốc nhuận tràng kích thích vì nó có thể gây ra tình trạng lệ thuộc thuốc cũng như rối loạn chức năng sinh lý của đại tràng, khiến tình trạng táo bón trở nên nặng nề hơn.
- Sử dụng thuốc đúng thời điểm: Thuốc táo bón chỉ được dùng khi liệu pháp không dùng thuốc như thay đổi chế độ ăn và lối sinh hoạt không có tác dụng. Khi đã bắt đầu dùng thuốc, hãy sử dụng vào đúng thời điểm được khuyến cáo như trên tờ hướng dẫn hoặc theo lời dặn của bác sĩ.
- Quên liều – Quá liều: Nếu bạn đã trót quên không dùng một liều thuốc và thời điểm nhớ ra đã cách khá xa thời gian sử dụng, hãy bỏ qua liều đó. Đừng cố uống bù hay uống liều gấp đôi vào liều tiếp theo vì có thể dẫn đến quá liều và gây ra tác dụng không mong muốn.
- Kết hợp với điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp: Việc duy trì chế độ ăn giàu chất xơ, hạn chế thực phầm dầu mỡ, thức ăn khó tiêu, tránh đồ uống kích thích như rượu bia, caffein cũng giúp cải thiện và ngăn ngừa tình trạng táo bón lâu dài.
Ngoài ra, khi thấy dấu hiệu táo bón nặng, kéo dài, người bệnh cần đến bác sĩ để được thăm khám và có giải pháp kịp thời.
4. Bổ sung lợi khuẩn: giải pháp đánh bay táo bón hiệu quả – không dùng thuốc
Mặc dù có nhiều loại thuốc đến vậy nhưng gần 50% bệnh nhân dùng thuốc vẫn cảm thấy không hiệu quả. Hơn nữa, việc sử dụng thuốc lâu dài mang đến nhiều nguy cơ về tác dụng không mong muốn cũng như lệ thuộc thuốc trên người sử dụng. Vì vậy, việc tìm ra một giải pháp mới hiệu quả và an toàn hơn là một vấn đề cấp thiết.
Người ta nhận thấy rằng có một sự mất cân bằng vi sinh giữa lợi khuẩn – hại khuẩn trên bệnh nhân táo bón. Chúng cũng đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của táo bón.
Hệ vi sinh vật trong đường ruột vô cùng đa dạng phong phú và mỗi loài đều đóng vai trò nhất định. Nghiên cứu chỉ ra rằng trong các vi khuẩn ở ruột, Bifidobacterium BB-12 là chủng có tác dụng khả quan nhất trong việc cải thiện táo bón. Đây là loài chiếm số lượng ưu thế (90%) tại đại tràng. Bifidobacterium BB-12 giảm triệu chứng táo bón khá hiệu quả do sự phối hợp của nhiều cơ chế như kích thích tiêu hóa, làm mềm phân và tăng cường nhu động ruột để tống phân ra ngoài. Ngoài ra, hiệu quả của Biddidobacterium BB-12 sẽ tăng gấp đôi khi kết hợp với chủng lợi khuẩn Lactobacillus LA-5. Do đó, bổ sung kết hợp hai chủng lợi khuẩn sẽ là một giải pháp hiệu quả, an toàn và tránh lệ thuộc thuốc đối với bệnh nhân táo bón.
>>> Xem bài viết: Rũ bỏ ám ảnh táo bón lâu ngày – Bí quyết từ chuyên gia giúp đi ngoài dễ dàng
Mong rằng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về 8 thuốc trị táo bón thông dụng, hiệu quả nhất. Nếu có bất kỳ thắc mắc về tình trạng táo bón của bản thân và cách xử lý chuẩn khoa học, đảm bảo an toàn, xin vui lòng liên hệ HOTLINE 1900 9482 hoặc 09 6762 9482 để được giải đáp nhanh nhất.