Thuốc trị táo bón được sử dụng khi người bệnh áp dụng các biện pháp thay đổi chế độ ăn, lối sống không cải thiện. Tuy nhiên, sử dụng thuốc không hợp lý có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như rối loạn nhu động ruột, tiêu chảy, buồn nôn… Vì vậy, bài viết dưới đây, Imiale A+ sẽ tổng hợp thông tin cơ bản về 5 nhóm thuốc trị táo bón thông dụng, để bạn đọc có thể sử dụng hiệu quả và an toàn nhất.
Mục lục
1. Khi nào táo bón cần uống thuốc
Thông thường, táo bón sẽ cải thiện sau khi người bệnh thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, lành mạnh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, táo bón nặng, kéo dài, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, người bệnh được khuyến cáo sử dụng thuốc nhuận tràng:
- Táo bón kéo dài, áp dụng các biện pháp không dùng thuốc không cải thiện.
- Táo bón có nguy cơ làm trầm trọng thêm bệnh lý khác như trĩ, hội chứng ruột kích thích…
Tuy nhiên, dù trong trường hợp nào, người bệnh cũng cần tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi sử dụng.
>>> Xem thêm: Dấu hiệu táo bón nặng không thể bỏ qua
2. 5 nhóm thuốc trị táo bón thông dụng nhất
5 nhóm thuốc trị táo bón được phân nhóm dựa trên cơ chế tác dụng, bao gồm:
2.1. Thuốc nhuận tràng tạo khối
Một số thuốc nhuận tràng tạo khối: Psyllium (Metamucil, Konsyl), canxi polycarbophil (FiberCon), sợi methylcellulose (Citrucel) Metamucil (Psyllium), FiberCon (Can Polycarbophil), Citrucel (methylcellulose).
Cơ chế tác dụng: Thuốc nhuận tràng tạo khối còn được gọi là thuốc bổ sung chất xơ. Đây là các polysaccharide tự nhiên hoặc nhân tạo, có khả năng kéo nước vào lòng ruột, làm tăng thể tích phân cũng như làm phân mềm hơn, giúp dễ dàng đẩy phân ra ngoài.
Chỉ định: Dự phòng lâu dài và điều trị táo bón ở bệnh nhân không có tắc ruột.
Chống chỉ định:
- Đau bụng cấp tính
- Viêm ruột thừa
- Hẹp hoặc thủng thực quản
- Tắc nghẽn đường tiêu hóa hoặc hồi tràng.
Tác dụng không mong muốn: Thường gặp trên đường tiêu hóa, bao gồm đau bụng, chướng bụng, tiêu chảy, tăng đầy hơi, buồn nôn, nôn.
Ưu điểm: Thuốc nhuận tràng tạo khối khá an toàn, được lựa chọn ưu tiên hàng đầu cho hầu hết các trường hợp táo bón.
Nhược điểm: Có thể mất vài ngày để phát huy tác dụng. Do đó, nhóm thuốc này không được sử dụng để điều trị táo bón cấp tính.
Lưu ý: Khi sử dụng thuốc nhuận tràng dạng khối, người bệnh nên uống nhiều nước để giúp tránh phân bị tắc nghẽn trong lòng ruột, làm nặng nề hơn triệu chứng táo bón.
2.2. Thuốc làm mềm phân
Một số thuốc làm mềm phân trị táo bón: Colace, DulcoEase, Surfak,…
Cơ chế tác dụng: Thuốc có tác dụng làm mềm phân bằng cách hấp thu nước và chất béo vào phân, giúp đi tiêu dễ dàng hơn.
Chỉ định: Điều trị táo bón ở phụ nữ sau khi sinh, bệnh nhân vừa tiến hành phẫu thuật, những bệnh nhân đang bị hoặc có nguy cơ bị trĩ và nứt hậu môn.
Tác dụng không mong muốn: Thường gặp trên tiêu hóa như buồn nôn, đau quặn bụng hoặc đầy hơi.
Ưu điểm:
- Ít tác dụng phụ và an toàn khi sử dụng lâu dài.
- Không kích thích ruột nên được sử dụng cho những bệnh nhân cần tránh nhu động ruột bị kích thích như phụ nữ có thai và cho con bú, bệnh nhân sau phẫu thuật hoặc mắc một số bệnh lý như trĩ hay nứt hậu môn.
Nhược điểm: Thuốc làm mềm phân cần 1-3 ngày để phát huy tác dụng, kém hiệu quả hơn những loại thuốc khác nên ít khi chỉ định.
2.3. Thuốc nhuận tràng làm trơn
Thuốc nhuận tràng làm trơn: Fleet Mineral Oil Enema,…
Cơ chế tác dụng: Phần lớn thuốc nhuận tràng làm trơn chứa dầu khoáng, tạo lớp màng trơn bao phủ lấy khối phân khiến phân được tống ra khỏi ruột già dễ dàng hơn.
Chỉ định: Điều trị táo bón cấp tính hoặc bán cấp tính.
Chống chỉ định: Thuốc chống chỉ định với các bệnh nhân:
- Tắc ruột, thủng ruột
- Cắt đại tràng, cắt hồi tràng
- Viêm loét đại tràng, viêm túi thừa
- Bệnh nhân nằm liệt giường
- Phụ nữ có thai
- Trẻ em dưới 6 tuổi
Tác dụng không mong muốn: Phổ biến nhất là đau dạ dày và chuột rút. Ngoài ra, thuốc còn làm giảm hấp thu những loại thuốc và vitamin tan trong dầu như A, D, E, K.
Ưu điểm: Dầu khoáng thân thiện và an toàn với hệ tiêu hóa hơn là các thuốc trị táo bón tác dụng nhanh khác như thuốc nhuận tràng kích thích,…
Nhược điểm: Khi sử dụng lâu dài, thuốc nhuận tràng bôi trơn có thể làm tăng nguy cơ viêm phổi do lipid, tăng sản lympho và các phản ứng khác.
Lưu ý khi sử dụng:
- Thuốc nhuận tràng bôi trơn không nên sử dụng quá 1 tuần nếu không có chỉ định của bác sĩ. Người bệnh không nên sử dụng thuốc nhuận tràng làm trơn quá một tuần.
- Nên uống thuốc sau ăn, ở tư thế đứng hoặc ngồi và không nên sử dụng thuốc ngay trước khi đi ngủ do tăng nguy cơ viêm phổi do lipid.
2.4. Thuốc nhuận tràng kích thích
Các thuốc nhuận tràng kích thích: Bisacodyl, Senokot,…
Cơ chế tác dụng: Thuốc nhuận tràng kích thích tăng cường nhu động ruột, kích thích nhu động ruột, giúp tống phân ra ngoài dễ dàng hơn
Chỉ định:
- Điều trị táo bón cấp tính
- Làm sạch ruột trước những thủ thuật ngoại khoa như nội soi, phẫu thuật,…
Chống chỉ định: Thuốc chống chỉ định với những bệnh nhân:
- Tắc ruột
- Viêm ruột thừa, nhiễm trùng ổ bụng cấp tính
- Nôn mửa
- Chảy máu trực tràng
- Quá mẫn với bất kì thành phần nào của thuốc.
Tác dụng không mong muốn: Co thắt dạ dày, rối loạn tiêu hóa, đau bụng, buồn nôn và nôn,…
Ưu điểm: Thuốc nhuận tràng kích thích có tác dụng nhanh (6-10 giờ sau khi uống) và mạnh, được sử dụng cho bệnh nhân táo bón nghiêm trọng mà các loại thuốc khác không có tác dụng.
Nhược điểm: Thuốc gây lệ thuộc và dung nạp nếu sử dụng lâu dài, khiến rối loạn nhu động ruột và làm tình trạng táo bón trở nên nặng nề hơn.
Lưu ý khi sử dụng: Bệnh nhân nên cân nhắc các thuốc thuộc nhóm khác trước khi sử dụng thuốc nhuận tràng kích thích để tránh tác dụng không mong muốn nặng nề.
2.5. Thuốc nhuận tràng thẩm thấu
Một số thuốc nhuận tràng thẩm thấu: Lactulose, Duphalac, Forlax, ….
Cơ chế tác dụng: Thuốc nhuận tràng thẩm thấu tăng bài tiết nước vào lòng ruột, làm mềm phân và kích thích nhu động ruột giúp tống phân ra ngoài dễ dàng hơn.
Chỉ định: Điều trị táo bón cấp tính và mạn tính.
Chống chỉ định:
- Trẻ dưới 2 tuổi
- Một số bệnh lý: Kết tràng to bẩm sinh, suy tim sung huyết, bệnh trĩ
- Mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc
Tác dụng không mong muốn: Rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, tiêu chảy, đau quặn bụng,…
Ưu điểm: Tác dụng nhanh, thường hiệu quả chỉ sau 30 phút. Nhóm thuốc này cũng khá an toàn khi sử dụng lâu dài.
Nhược điểm: Bệnh nhân có nguy cơ mất nước khi dùng nhóm thuốc này, do đó cần lưu ý bổ sung nhiều nước trong quá trình sử dụng. Ngoài ra, bệnh nhân có khả năng dung nạp thuốc (thuốc giảm hoặc mất tác dụng khi sử dụng lâu dài).
>>>Xem thêm: Tổng hợp 8 thuốc trị táo bón thông dụng, hiệu quả nhanh nhất.
3. Lưu ý khi sử dụng thuốc táo bón
Việc lựa chọn thuốc táo bón phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của táo bón. Sử dụng thuốc không đúng cách có thể dẫn đến hậu quả như nhờn thuốc hoặc táo bón nặng nề hơn. Do đó, khi sử dụng, bệnh nhân cần tuân thủ theo một số nguyên tắc dưới đây:
3.1. Chỉ dùng thuốc khi các biện pháp không dùng thuốc không có hiệu quả
Trước khi bắt đầu sử dụng thuốc, các chuyên gia khuyến cáo chế độ điều trị không dùng thuốc như thay đổi chế độ ăn và lối sống luôn được ưu tiên hàng đầu cho bệnh nhân táo bón.
Bệnh nhân nên xây dựng một chế độ ăn giàu chất xơ (bổ sung rau xanh, trái cây,…) cũng như tăng cường vận động, tập thể dục thể thao phù hợp để tăng cường miễn dịch tiêu hóa, điều hòa nhu động ruột tự nhiên và cải thiện táo bón.
>>> Xem thêm: Cách trị táo bón tại nhà an toàn và hiệu quả
3.2. Chọn thuốc theo mức độ nặng của bệnh
Mỗi loại thuốc táo bón được chỉ định cho từng đối tượng cụ thể với tình trạng và mức độ nặng khác nhau.
- Với táo bón nhẹ: Người bệnh thường được kê thuốc nhuận tràng tạo khối do an toàn và khá hiệu quả.
- Với táo bón cấp tính, táo bón nặng: Bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng các thuốc nhuận tràng thẩm thấu. Thuốc nhuận tràng kích thích nên được xem xét cuối cùng do kém an toàn hơn các loại thuốc khác và có nguy cơ lệ thuộc thuốc khi sử dụng lâu dài.
Đối với những trường hợp táo bón mức độ nặng, không đỡ khi dùng các loại thuốc thông thường hoặc có táo bón xen lẫn tiêu chảy, người bệnh cần đi khám bác sĩ để thăm khám và xử lý kịp thời.
3.3. Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ
Bất kì một loại thuốc nhuận tràng nào, kể cả thuốc nhuận tràng tạo khối, đều có thể gây ra tác dụng không mong muốn, đặc biệt khi sử dụng thường xuyên và kéo dài. Do đó, bệnh nhân nên đến bác sĩ để được thăm khám và kê đơn thuốc phù hợp với tình trạng bản thân. Sau khi được kê đơn, hãy tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn sử dụng của bác sĩ về thời gian dùng, liều dùng và cách dùng để hạn chế tối đa tác dụng không mong muốn của thuốc.
Thông thường, trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân bị táo bón để đưa ra giải pháp điều trị toàn diện: điều trị triệu chứng và trị tận gốc từ nguyên nhân để mang lại hiệu quả tối ưu nhất.
>>> Xem thêm: Nguyên nhân gây táo bón thường gặp
4. Một số thuốc trị táo bón thông dụng
Dưới đây là thông tin về một số thuốc trị táo bón thông dụng:
4.1. Duphalac
Duphalac là dung dịch Lactulose đường uống hàm lượng 3.335g/5ml ( 3.335g Lactulose có trong 5ml dung dịch Duphalac), thuộc nhóm thuốc nhuận tràng thẩm thấu.
Liều dùng: Liều khuyến cáo đối với từng nhóm đối tượng như sau:
- Trẻ em 1 tháng đến 1 tuổi: 5ml chia 1-2 lần/ ngày
- Trẻ em từ 1 đến 6 tuổi: 5-10ml chia 1-2 lần/ ngày
- Trẻ 7-14 tuổi: 15ml chia 1-2 lần/ngày
- Người lớn và thanh thiếu niên: 15-45ml chia 1-2 lần/ ngày
- Liều dùng này được khuyên dùng trong vài ngày đầu, sau đó có thể hiệu chỉnh liều dựa trên mức độ cải thiện táo bón của bệnh nhân.
Cách dùng: Uống 1-2 lần/ ngày, sau ăn sáng và tối
Lưu ý: Bệnh nhân đặc biệt lưu ý cần uống đủ 1,5-2 lít nước một ngày để thuốc có thể hoạt động tốt nhất.
Tác dụng không mong muốn: rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn,…
4.2. Forlax
Forlax là chế phẩm chứa Macrogol 4000 (PEG 4000) hàm lượng 10mg, thuộc nhóm thuốc nhuận tràng thẩm thấu.
Liều dùng – Cách dùng:
Forlax được khuyến cáo dùng 1-2 gói pha trong 125-250ml nước, uống 1 liều duy nhất vào buổi sáng. Liều dùng có thể dao động từ 1 gói mỗi 2 ngày (đặc biệt đối với trẻ em) đến 2 gói 1 ngày tùy đáp ứng của bệnh nhân đối với thuốc và tình trạng táo bón.
Lưu ý: Forlax chỉ dùng cho người lớn và trẻ em trên 8 tuổi. Đối với trẻ em, Forlax chỉ nên dùng một liệu trình tối đa 3 tháng.
Tác dụng không mong muốn: rối loạn tiêu hóa, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy,…
4.3. Sorbitol
Sorbitol là thuốc nhóm thuốc nhuận tràng thẩm thấu.
Liều dùng – Cách dùng: 1 gói pha trong nửa cốc nước đối với người lớn và ½ gói đối với trẻ em. Uống thuốc 1 lần duy nhất trong ngày, khuyến cáo vào thời điểm trước bữa ăn sáng 10 phút.
Lưu ý: Theo dõi triệu chứng mất nước và rối loạn điện giải trên bệnh nhân khi sử dụng sorbitol.
Tác dụng không mong muốn: Rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn, tiêu chảy,…
4.4. Bisacodyl
Bisacodyl 5mg là thuộc nhóm nhuận tràng kích thích.
Liều dùng – Cách dùng:
- Người lớn và trẻ em trên 10 tuổi: uống 1 đến 2 viên vào buổi tối. Có thể dùng liều cao hơn (3 hoặc 4 viên) nếu cần thiết
- Trẻ em 6 – 10 tuổi: uống 1 viên vào buổi tối.
Lưu ý: Không được lạm dụng Bisacodyl để chữa táo bón thường xuyên vì nguy cơ lệ thuộc thuốc và nặng hơn tình trạng táo bón.
Tác dụng không mong muốn: Rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, tiêu chảy, đau quặn bụng,…
5. Imiale A+ – Công thức tối ưu cho đường ruột khỏe
Để cải thiện tình trạng táo bón cũng như phòng ngừa táo bón, người bệnh nên bổ sung lợi khuẩn để đảm bảo hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh.
Imiale A+ chứa 6 tỷ lợi khuẩn Bifidobacterium BB-12 và Lactobacillus LA-5 – lợi khuẩn ưu thế, chiếm 90% lợi khuẩn đường ruột, có khả năng làm thay đổi nhu động ruột, đồng thời giữ nước, làm mềm phân, giúp cải thiện táo bón dễ dàng. Đặc biệt, Imiale A+ bổ sung 4g chất xơ hòa tan Inulin, hỗ trợ cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa, táo bón, tiêu chảy,…
Imiale A+ là sản phẩm số 1 về bằng chứng lâm sàng với hơn 450 nghiên cứu chứng minh hiệu quả cải thiện hiệu quả tình trạng viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa, táo bón, giảm tác dụng phụ khi sử dụng kháng sinh, và tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Imiale A+ được các tổ chức thế giới uy tín chứng nhận và tin dùng: FDA (Hoa Kỳ), EFSA (Châu Âu), WGO (Tổ chức Tiêu hóa Thế giới) khuyên dùng.
Nắm được thông tin về các nhóm thuốc trị táo bón sẽ giúp người bệnh sử dụng thuốc đúng cách và tránh lạm dụng thuốc gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, trước khi dùng thuốc, người bệnh vẫn cần xin ý kiến nhân viên y tế để được hướng dẫn sử dụng hợp lý.
Nếu cần được tư vấn và giải đáp thắc mắc, bạn đừng ngần ngại liên hệ HOTLINE 19009482 để được các chuyên gia sức khỏe của Imiale A+ hỗ trợ tận tình.