Thuốc nhuận tràng được sử dụng để điều trị và làm giảm nhẹ các triệu chứng của táo bón. Có nhiều loại thuốc nhuận tràng với các cơ chế khác nhau phù hợp điều trị táo bón ở các mức độ khác nhau. Để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, người dùng cần lựa chọn thuốc phù hợp với mức độ táo bón của mình. Cùng Imiale A+ điểm qua 7 loại thuốc nhuận tràng thông dụng, hiệu quả nhanh nhất qua bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Khi nào nên sử dụng thuốc nhuận tràng
Thuốc nhuận tràng kê đơn hoặc không kê đơn được sử dụng nhằm điều trị các triệu chứng khó chịu của táo bón. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc nhuận tràng không đúng cách có thể gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa, thậm chí mất nước và rối loạn điện giải.
Táo bón có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó, nguyên nhân chủ yếu là do chế độ ăn uống không phù hợp. Do đó, khi bị táo bón, người bệnh nên ưu tiên việc thay đổi chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt.
Một số biện pháp không dùng thuốc có thể áp dụng khi bị táo bón:
- Thay đổi chế độ ăn
- Tập thể dục thường xuyên
- Bổ sung men vi sinh
Sau khi đã áp dụng các biện pháp trên mà tính trạng táo bón vẫn không được cải thiện, bạn có thể phải dùng thuốc nhuận tràng.
Tuy nhiên việc sử dụng thuốc nhuận tràng cần hết sức thận trọng. Người bệnh nên ra nhà thuốc để được tư vấn những loại thuốc nhuận tràng không kê đơn. Sau đó, bênh nhân cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của dược sĩ để đem lại hiệu quả tốt nhất và hạn chế các tác dụng bất lợi. Nếu đã sử dụng thuốc nhuận tràng không kê đơn mà tình trạng vẫn không cải thiện, người bệnh cần gặp bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp. Lúc này, người bệnh chỉ nên sử dụng những loại thuốc nhuận tràng đã được bác sĩ kê đơn, tuyệt đối không tự ý dùng thêm bất kỳ loại thuốc nhuận tràng nào khác nếu chưa hỏi ý kiến từ bác sĩ.
2. 7 thuốc nhuận tràng thông dụng
Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại thuốc nhuận tràng với tên gọi và cơ chế khác nhau. Dưới đây là 7 loại thuốc nhuận tràng phổ biến quý bạn đọc có thể tham khảo:
2.1. Duphalac (Lactulose)
Duphalac là thuốc nhuận tràng dùng đường uống được chỉ định dùng điều trị táo bón. Thuốc dạng lỏng sền sệt, chứa lactulose, một chất nhuận tràng thuộc nhóm thuốc nhuận tràng thẩm thấu.
Cơ chế
Lactulose là disacharid tổng hợp, chứa galactose và frutose. Các đường này không được tiêu hóa và gây tác dụng thẩm thấu tại chỗ ở đại tràng. Nhờ đó, nước được hút vào lòng ruột làm mềm phân. Đồng thời chúng kích thích nhu động ruột làm tăng co bóp tống phân ra khỏi cơ thể, giúp giảm nhẹ các triệu chứng của táo bón.
Chỉ định
Duphalac dùng cho những bệnh nhân sau:
- Táo bón.
- Trĩ, hậu phẫu kết tràng/ hậu môn. Duphalac giúp làm mềm phân đem lại những kết quả có lợi trong điều trị.
- Bệnh lý não – gan, hôn mê gan (tăng amoni huyết)
>>>Xem thêm: Thuốc Duphalac (lactulose) trị táo bón – 9 thông tin cần biết
Chống chỉ định
Duphalac bị chống chỉ định cho những đối tượng dưới đây
- Người mẫn cảm (dị ứng) với lactose hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Người bị tắc nghẽn dạ dày – ruột do bất kỳ nguyên nhân nào khác ngoài đường tiêu hóa, thủng tiêu hóa hoặc có nguy cơ thủng tiêu hóa.
Tác dụng không mong muốn
Thuốc Duphalac có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn dưới đây:
- Tiêu chảy: Tiêu chảy và đau bụng xảy ra có thể do sử dụng thuốc với liều cao hơn liều được chỉ dẫn. Trong trường hợp này, người bệnh cần liên hệ với bác sĩ để giảm liều hoặc ngừng dùng thuốc.
- Đầy hơi: Đầy hơi có thể xuất hiện trong một vài ngày đầu và biến mất sau vài ngày điều trị.
- Đau bụng.
- Buồn nôn, nôn
- Mất cân bằng điện giải.
- Phản ứng dị ứng, phát ban, nổi ngứa, mề đay.
Nếu gặp bất kỳ tác dụng không mong muốn nào hãy thông báo ngay với nhân viên y tế gần nhất.
Tương tác thuốc
Hiện chưa có nghiên cứu nào về tương tác thuốc của Duphalac được thực hiện.
Lưu ý
- Bổ sung đủ nước trong thời gian dùng Duphalac.
- Thận trọng khi sử dụng Duphalac nếu bạn thuộc nhóm đối tượng dưới đây
- Bệnh nhân tiểu đường.
- Không dung nạp đường sữa (đường lactose). Trong chế phẩm có chứa một phần nhỏ lactose có thể gây ra tiêu chảy khi sử dụng.
- Người đang bị đau bụng không rõ nguyên nhân
- Phụ nữ có thai bị táo bón cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng
- Không dùng Duphalac dài ngày với trẻ nhỏ vì có thể làm mất phản xạ đi tiêu tự nhiên của trẻ.
2.2. Forlax (Macrogol)
Forlax là thuốc nhuận tràng đường uống, được bào chế dưới dạng bột. Mỗi gói thuốc chứa 10g macrogol dùng pha thành dung dịch uống điều trị táo bón ở cả người lớn và trẻ em.
Cơ chế
Macrogol (4000) là các là các polyme mạch thẳng dài giữ các phân tử nước bằng các liên kết hydro. Khi được sử dụng bằng đường uống, chúng giữ nước trong lòng ống tiêu hóa dẫn đến sự gia tăng thể tích dịch ruột đồng thời làm mềm phân.
Chỉ định: Điều trị táo bón cho người lớn và trẻ em trên 8 tuổi
Chống chỉ định
- Người mắc bệnh viêm ruột nghiêm trọng (chẳng hạn như viêm loét đại tràng, bệnh Crohn)
- Thủng đường tiêu hóa hoặc nguy cơ thủng đường tiêu hóa
- Tắc ruột hoặc nghi ngờ tắc ruột
- Các hội chứng đau bụng không xác định được nguyên nhân.
Tác dụng không mong muốn
- Tiêu chảy, đi tiêu gấp hoặc đi tiêu không tự chủ.
- Chướng bụng
- Buồn nôn, nôn
- Rối loạn điện giải do tiêu chảy
Tương tác
Thuốc chống động kinh, Digoxin và các chất ức chế miễn dịch có thể bị ảnh hưởng khi dùng cùng với Forlax.
Lưu ý
- Nếu lỡ quên liều nên bỏ ngay và chờ tới liều tiếp theo như hướng dẫn của bác sĩ. Người dùng tuyệt đối không được gấp đôi liều.
- Không nên dùng thuốc nhuận tràng trong thời gian dài (thường chỉ dùng 7-10 ngày) để tránh các tác dụng bất lợi của thuốc
2.3. Sorbitol (Sorbitol)
Sorbitol là thuốc nhuận tràng, nằm trong nhóm thuốc nhuận tràng thẩm thấu.
Cơ chế
Thuốc sorbitol là dung dịch ưu trương. Sau khi sử dụng, nước sẽ được kéo vào lòng ruột nhờ tác dụng thẩm thấu giúp làm mềm phân và kích thích làm tăng nhu động ruột.
Chỉ định
- Hỗ trợ điều trị một số bệnh liên quan đến rối loạn chức năng tiêu hóa gan, mật.
- Điều trị chứng táo bón và khó tiêu.
Chống chỉ định
- Người mắc các bệnh viêm đại tràng thực thể (viêm loét đại – trực tràng, bệnh Crohn), hội chứng tắc ruột hay bán tắc, đau bụng chưa rõ nguyên nhân.
- Người bị vô niệu
- Sorbitol chống chỉ định đối với người bệnh không dung nạp fructose do di truyền (bệnh chuyển hóa hiếm gặp)
Tác dụng không mong muốn
- Trên nội tiết và chuyển hóa: Mất cân bằng chất lỏng và điện giải, nhiễm acid lactic
- Trên hệ tiêu hóa:
- Tiêu chảy
- Đau bụng
- Nôn và buồn nôn, đặc biệt ở những người bệnh có ‘’đại tràng kích thích’’ hoặc chướng bụng.
Lưu ý
- Không sử dụng thuốc này lâu hơn 1 tuần mà không có lời khuyên của bác sĩ.
- Nếu lỡ quên liều nên bỏ ngay và chờ tới liều tiếp theo như hướng dẫn của bác sĩ. Người dùng tuyệt đối không được gấp đôi liều.
- Trẻ em và phụ nữ có thai cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc
2.4. Bisacodyl (Bisacodyl)
Bisacodyl là thuốc nhuận tràng thuộc nhóm nhuận tràng kích thích. Thuốc có nhiều dạng bào chế khác nhau: viên nén, viên đạn, hỗn dịch uống, hỗn dịch thụt rửa,… phù hợp cho từng đối tượng sử dụng.
Cơ chế
Bisacodyl sau khi bị thủy phân ở ruột già gây kích thích cả niêm mạc đại tràng và trực tràng dẫn đến làm tăng nhu động ruột. Nhu động ruột tăng sẽ thúc đẩy quá trình tống phân ra khỏi cơ thể đồng thời giảm thời gian vận chuyển của phân trong lòng ruột
Chỉ định
- Ðiều trị táo bón (vô căn, hoặc do dùng thuốc gây táo bón, hoặc do hội chứng đại tràng kích thích).
- Thải sạch ruột trước và sau phẫu thuật.
- Chuẩn bị X-quang đại tràng.
Chống chỉ định
Người mắc bệnh tắc ruột, viêm ruột thừa, chảy máu trực tràng, bệnh viêm ruột cấp (viêm loét đại – trực tràng, bệnh Crohn)
Tác dụng không mong muốn
- Tiêu hóa: Đau bụng, nôn, buồn nôn, ỉa chảy.
- Nội tiết và chuyển hóa: Mất cân bằng dịch và điện giải.
- Kích ứng trực tràng, viêm trực tràng (dùng dạng viên đạn đặt trực tràng).
- Dùng dài ngày làm đại tràng mất trương lực và giảm kali huyết, giảm canxi huyết.
Tương tác
Việc sử dụng đồng thời thuốc kháng axit và các sản phẩm sữa có thể gây khó tiêu và kích ứng dạ dày.
Lưu ý
- Đối với viên bao tan trong ruột không được nhai trước khi uống
- Không nên dùng thuốc kéo dài quá 1 tuần nếu không có lời khuyên từ bác sĩ
- Thông thường, không nên sử dụng bisacodyl cho trẻ em dưới 6-10 tuổi
- Phụ nữ trong ba tháng đầu thai kỳ không nên dùng bisacodyl. Nếu có ý định dùng thuốc cần có sự đồng ý của bác sĩ.
>>> Xem thêm bài viết: Bisacodyl – Thuốc nhuận tràng trị táo bón và lưu ý khi sử dụng
2.5. Magnesi sulfat (Magnesi sulfat)
Magnesi sulfat là thuốc nhuận tràng thẩm thấu dạng bột kết tinh trắng, dễ tan trong nước. Mỗi ống Magnesi sulfat có thể hòa tan vào nước uống đem lại tác dụng nhuận tẩy dùng điều trị táo bón.
Cơ chế
Magnesi sulfat thực chất là một dạng muối. Khi dùng đường uống tạo ra áp lực thẩm thấu kéo nước vào lòng ống tiêu hóa, làm tăng lượng dịch trong trong ruột kết gây kích thích tăng nhu động ruột đẩy phân ra ngoài.
Chỉ định: Tẩy, nhuận tràng
Chống chỉ định
- Đang có bệnh cấp tính đường tiêu hóa
- Phụ nữ có thai
- Phụ nữ cho con bú
Tác dụng không mong muốn
- Buồn nôn, nôn
- Mất nước
- Giảm huyết áp do giãn mạch ngoại biên
Tương tác
Dùng Magnesi sulfat qua đường uống làm giảm hấp thu thuốc kháng sinh Tetracyclin, nhóm Aminosid. Nếu dùng kết hợp nên uống xa nhau.
Lưu ý
- Thuốc không dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú.
- Không tự ý tăng liều, giảm liều. Nếu quên liều, bỏ qua và dùng liều tiếp theo.
- Không nên dùng thuốc dài ngày vì có thể gây giảm hô hấp.
2.6. Takeda
Cơ chế
Takeda là thuốc thảo dược được sản xuất dựa trên bài thuốc cổ truyền của Trung Quốc “Đại hoàng cam thảo thang’’ với 2 vị thuốc chính là cam thảo và đại hoàng sống. Hai vị thuốc thảo dược này có khả năng tăng hấp thụ nước làm mềm phân đồng thời kích thích nhu động ruột.
Chỉ định: Điều trị táo bón, đầy hơi.
Chống chỉ định
Người quá mẫn (dị ứng) với bất kỳ thành phần nào của Takeda.
Tác dụng không mong muốn
- Tiêu chảy
- Buồn nôn, nôn
- Đau bụng
Lưu ý
- Không dùng chung Takeda với các thuốc nhuận tràng khác
- Phụ nữ có thai cần cân nhắc trước khi sử dụng
2.7. Ausagel 100 (Natri docusat)
Ausagel 100 với thành phần chính là Natri Docusat, một hoạt chất có tác dụng nhuận tràng thuộc nhóm thuốc nhuận tràng làm mềm.
Cơ chế
Cơ chế tác dụng của Docusat là tăng khả năng thấm nước vào khối phân, giúp làm mềm phân, phân mềm sẽ dễ dàng di chuyển trong lòng ruột và nhanh được tống ra ngoài.
Chỉ định
- Điều trị táo bón
Chống chỉ định
- Người quá mãn (dị ứng) với bất kỳ thành phần nào của Ausagel 100
- Người bị đau bụng không rõ nguyên nhân
- Người bị tắc ruột
- Buồn nôn, nôn
Tác dụng không mong muốn
Ausagel 100 có thể làm tăng nhu động ruột gây đau quặn bụng
Tương tác
- Không nên dùng chung Ausagel 100 với dầu khoáng
- Các dẫn chất Anthraquinon sẽ tăng hấp thu khi dùng chung với Ausagel 100. Do đó, cần giảm liều Anthraquinon.
Lưu ý
Phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú cần thận trọng khi sử dụng Ausagel 100. Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc.
>>> Xem thêm: Tổng hợp 8 thuốc trị táo bón thông dụng, hiệu quả nhanh nhất.
3. Lưu ý khi sử dụng thuốc nhuận tràng
3.1. Lựa chọn nhóm thuốc phù hợp
Mỗi loại thuốc nhuận tràng có cơ chế, tác dụng và có thể gây tác dụng không mong muốn khác nhau. Do đó, với mỗi nhóm đối tượng bệnh nhân, cần chọn nhóm thuốc nhuận tràng phù hợp.
Đặc biệt, phụ nữ có thai nếu phải dùng thuốc nhuận tràng nên ưu tiên thuốc nhuận tràng thẩm thấu. Không nên dùng thuốc làm mềm phân hoặc thuốc nhuận tràng kích thích.
>>> Xem thêm: 5 nhóm thuốc trị táo bón thông dụng nhất
3.2. Uống nhiều nước khi sử dụng
Dùng thuốc nhuận tràng dạng hỗn dịch uống có thể gây kích ứng đường tiêu hóa. Để tránh tác dụng không mong muốn này của thuốc, người dùng nên uống kèm theo nhiều nước khi sử dụng.
Ngoài ra, mất nước và rối loạn điện giải cũng có thể xảy ra khi dùng thuốc nhuận tràng. Vì vậy, việc bổ sung nước thường xuyên giúp hạn chế gặp phải tình trạng cơ thể mất nước.
Lượng nước được khuyến cáo là ít nhất 6-8 cốc một ngày tương đương với khoảng 2 lít nước.
3.3. Dùng thuốc trong thời gian ngắn nhất có thể
Thuốc nhuận tràng chỉ nên sử dụng trong giai đoạn đầu và nên dùng trong thời gian ngắn nhất có thể, tránh ảnh hưởng đến phản xạ đại tiện và giảm nhu động sinh lý của ruột. Vì vậy, không nên dùng quá thời gian từ 7 đến 10 ngày.
3.4. Không lạm dụng thuốc
Việc sử dụng thuốc nhuận tràng kéo dài có thể gây ra nhiều hậu quả ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe:
- Tiêu chảy dai dẳng.
- Gây mất trương lực cơ.
Do đó, không nên lạm dụng thuốc nhuận tràng. Biện pháp chủ yếu dùng điều trị táo bón vẫn là thay đổi chế độ ăn và thói quen sinh hoạt.
3.5. Khi nào cần đến bác sĩ
Nếu đã dùng thuốc nhuận tràng mà tình trạng táo bón vẫn không được cải thiện, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp hơn.
Trước khi dùng thuốc, người dùng nên đọc kỹ tờ thông tin sản phẩm và mục tác dụng không mong muốn. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào như phát ban, khó thở hoặc bất kỳ triệu chứng nghi ngờ dị ứng nào cần liên hệ với bác sĩ và đến ngay bệnh viện.
Trong bài viết trên, Imiale A+ đã cung cấp cho quý bạn đọc thông tin quan trọng về cơ chế, tác dụng và tác dụng không mong muốn của 7 loại thuốc nhuận tràng thông dụng, hiệu quả nhanh nhất trên thị trường. Hy vọng, với những thông tin hữu ích trên, quý bạn đọc có thể sử dụng thuốc nhuận tràng một cách hiệu quả và an toàn.
Nếu cần được tư vấn và giải đáp thắc mắc, bạn đừng ngần ngại liên hệ HOTLINE 19009482 để được các chuyên gia sức khỏe của Imiale A+ hỗ trợ tận tình.
>>>Xem thêm: Táo bón là gì? 9 kiến thức không thể bỏ qua về táo bón