Trong một số trường hợp đau bụng đi ngoài, người bệnh cần được sử dụng thuốc đau bụng đi ngoài để cải thiện các triệu chứng, tránh các biến chứng khôn lường. Vậy khi nào đau bụng tiêu chảy phải dùng thuốc? Dùng thuốc gì để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho người bệnh? Hãy cùng Imiale A+ tìm hiểu 9 thuốc đau bụng đi ngoài và lưu ý khi sử dụng nhé.
Mục lục
1. Khi nào đau bụng cần sử dụng thuốc.
Đa số người bệnh đau bụng tiêu chảy cấp tính do thay đổi chế độ ăn uống, khó tiêu hay tiêu thụ thực phẩm không an toàn. Thông thường, đau bụng đi ngoài sẽ xảy ra trong thời gian ngắn (dưới 4 ngày) và tự hết mà không cần bất kì can thiệp y tế nào. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khác dưới đây thì bệnh nhân buộc phải dùng thuốc để cải thiện tình trạng này.
1.1. Đau bụng do nhiễm trùng tiêu hóa cấp tính
Nhiễm trùng tiêu hóa xảy ra khi các tác nhân lạ nào từ môi trường bên ngoài như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hay nấm mốc (có trong thức ăn, môi trường…) xâm nhập vào đường tiêu hóa.
Hậu quả là bệnh nhân xuất hiện triệu chứng đau bụng đi ngoài liên tục, dẫn đến nguy cơ mất nước, điện giải và đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
1.2. Đau bụng do bệnh lý đường ruột mãn tính
Khi tình trạng đau bụng tiêu chảy nhưng dai dẳng và kéo dài hơn một tuần hoặc hay tái đi tái lại thì rất có thể bệnh nhân đã mắc phải một rối loạn tiêu hóa mãn tính nào đó như viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích hay bệnh Crohn.
Trong trường hợp này, bệnh nhân cần phải kết hợp sử dụng cả thuốc chữa bệnh nền và thuốc giảm triệu chứng đau bụng đi ngoài nếu cần thiết.
1.3. Cơn đau bụng dai dẳng hơn 3 ngày
Phần lớn các trường hợp đau bụng đi ngoài cấp tính thông thường chỉ kéo dài khoảng 2-3 ngày sẽ dần thuyên giảm mà không gây nguy hiểm gì. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân đau trên 3 ngày thì đau bụng rất có thể là dấu hiệu cho một bệnh lý tiềm ẩn nào đó. Lúc này, người bệnh nhân cần bổ sung nước và điện giải, sau đó nếu có thể hãy đi khám ở cơ sở y tế gần nhất để biết chính xác nguyên nhân và điều trị phù hợp.
1.4. Đau bụng tiêu chảy dữ dội kèm triệu chứng mất nước
Khi bệnh nhân gặp tình trạng tiêu chảy dữ dội không cầm được và có triệu chứng mất nước như mệt lả đi, môi khô, da nhăn, mắt trũng hay vật vã kích thích thì cần ngay lập tức bổ sung cho bệnh nhân dung dịch bù điện giải Oresol để tránh rối loạn tuần hoàn. Ngoài ra thì người bệnh cũng có thể bổ sung thêm một loại thuốc cầm tiêu chảy khác nếu cần thiết.
2. Đau bụng đi ngoài uống thuốc gì? Top 9 thuốc an toàn và hiệu quả
Nguyên nhân chính gây đau bụng đi ngoài thường là do rối loạn nhu động ruột, đường ruột co thắt quá mức, cũng có thể do độc tố vi khuẩn tiết ra, gây tổn thương, viêm đường tiêu hóa. Vì vậy, thuốc dùng trong trị đau bụng đi ngoài cần có tác dụng cải thiện nhu động ruột, giảm co thắt, loại bỏ độc tố vi khuẩn hay kháng viêm hiệu quả. Dưới đây tổng hợp 9 thuốc an toàn, hiệu quả và được sử dụng phổ biến nhất.
2.1. Thuốc bù nước và điện giải Oresol
Thành phần: Glucose khan, Natri clorid, Natri citrat, Kali clorid và các tá dược khác.
Cơ chế tác dụng: Bổ sung nước và điện giải để phòng tránh shock tuần hoàn ở bệnh nhân đau bụng tiêu chảy.
Chỉ định: Phòng và điều trị mất điện giải và nước trong tiêu chảy cấp từ nhẹ đến vừa.
Không sử dụng khi:
- Mất nước nặng với biểu hiện không đi vệ sinh kèm theo triệu chứng sốc: mạch nhanh, nhịp tim nhanh, hạ huyết áp, vã mồ hôi…
- Tiêu chảy nặng (vượt quá 30ml/kg thể trọng/giờ)
- Nôn nhiều và kéo dài
- Tắc ruột, liệt ruột, thủng ruột.
Liều dùng – Cách dùng:
- Pha oresol theo đúng tỉ lệ ghi trên bao bì.
- Liều lượng: Tùy vào tình trạng của người bệnh
- Mất nước nhẹ: Bắt đầu cho uống 50 ml/kg, trong 4-6 giờ
- Mất nước vừa phải: Bắt đầu cho uống 100ml/kg, trong 4-6 giờ
- Sau đó điều chỉnh liều lượng và thời gian dùng thuốc tùy theo mức độ khát và đáp ứng với điều trị.
Tác dụng không mong muốn: Bệnh nhân thường bị buồn nôn và nôn nhẹ.
2.2. Loperamid.
Thành phần: Loperamide Hydrochloride
Cơ chế tác dụng: Loperamid làm giảm nhu động ruột, giảm co thắt dẫn đến giảm đau bụng. Ngoài ra, Loperamide giảm tiết dịch đường tiêu hóa và tăng trương lực cơ thắt hậu môn, kéo dài thời gian vận chuyển qua ruột, tăng cường tái hấp thu nước và điện giải, giúp giảm lượng phân, từ đó giảm triệu chứng tiêu chảy.
Chỉ định: Điều trị hỗ trợ tiêu chảy cấp và mạn tính cho người lớn và trẻ trên 6 tuổi.
Không sử dụng khi:
- Dị ứng với loperamid và các thành phần khác của thuốc.
- Khi cần tránh ức chế nhu động ruột
- Khi có tổn thương gan, viêm đại tràng nặng, viêm đại tràng giả mạc (có thể gây phình đại tràng nhiễm độc).
Liều dùng – Cách dùng:
- Người lớn:
- Tiêu chảy cấp: Uống 2 viên/ lần đầu, sau đó mỗi lần tiêu chảy uống 1 viên. Tối đa 8 viên/ngày và sử dụng không quá 5 ngày.
- Tiêu chảy mạn: Uống 2 viên, sau đó mỗi lần tiêu chảy uống 1 viên cho tới khi cầm tiêu chảy. Tối đa 8 viên/ngày. Liều duy trì: Uống 2~4 viên/ngày, chia thành liễu nhỏ (2 lần).
- Trẻ em:
- Tiêu chảy cấp: Trẻ từ 6-8 tuổi: 1 viên/lần, ngày 2 lần. Trẻ từ 8-12 tuổi: 1 viên/lần, ngày 3 lần.
- Tiêu chảy mạn: Liều lượng chưa được xác định.
Tác dụng không mong muốn: Bệnh nhân thường gặp các rối loạn tiêu hóa như táo bón, buồn nôn, chướng bụng.
2.3. Berberin.
Thành phần: Berberin clorid và tá dược vừa đủ
Cơ chế tác dụng: Kháng viêm, tiêu diệt và loại bỏ độc tố vi khuẩn giúp giảm đau bụng đi ngoài. Ngoài ra, Berberin còn giảm nhu động ruột, giảm tiết dịch ruột và từ đó làm thuyên giảm triệu chứng tiêu chảy.
Chỉ định: Hội chứng lỵ gồm lỵ amip và lỵ trực trùng; Tiêu chảy.
Chống chỉ định: Phụ nữ có thai và người mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
Liều dùng – Cách dùng:
- Trẻ em dưới 2 tuổi: Mỗi lần uống 1-2 viên, ngày 2 lần.
- Trẻ em từ 2-7 tuổi: Mỗi lần uống 2-4 viên, ngày 2 lần.
- Trẻ em từ 8 tuổi trở lên và người lớn: Mỗi lần uống 5-8 viên, ngày 2 lần.
Tác dụng không mong muốn: Nhìn chung thuốc này khá an toàn, tuy nhiên bệnh nhân có thể xuất hiện một số triệu chứng rối loạn tiêu hóa như táo bón, buồn nôn, nôn,…
2.4. Diphenoxylate.
Thành phần: Diphenoxylate, atropin và tá dược vừa đủ.
Cơ chế tác dụng: Giảm co thắt cơ trơn ruột, giảm đau bụng, tăng thời gian lưu của phân trong ruột và giảm triệu chứng đau bụng đi ngoài.
Chỉ định: Điều trị và kiểm soát tiêu chảy.
Chống chỉ định:
- Quá mẫn với diphenoxylate hoặc atropine.
- Vàng da tắc nghẽn.
- Tiêu chảy kết hợp với viêm ruột giả mạc hoặc vi khuẩn sinh độc tố ruột.
Liều dùng – Cách dùng: Đối với người lớn
- Liều khởi đầu: Diphenoxylate 5 mg x 4 lần/ngày cho đến khi triệu chứng được kiểm soát. Sau khi triệu chứng thuyên giảm, giảm liều đến liều phù hợp với từng cá nhân và duy trì đến hết bệnh.
- Không khuyến cáo dùng diphenoxylate hydrochloride và atropine sulfate ở trẻ em dưới 2 tuổi và đặc biệt thận trọng khi dùng cho trẻ nhỏ.
Tác dụng không mong muốn: Bệnh nhân có thể gặp triệu chứng rối loạn tiêu hóa, dị ứng hoặc đau đầu, chóng mặt,…
2.5. Diarsed.
Thành phần: Diphenoxylate Hydrochloride, Atropine Sulfate và tá dược khác.
Cơ chế tác dụng: Ức chế co thắt cơ trơn tiêu hóa và tăng thời gian lưu của phân ở ruột, dẫn đến giảm đau bụng, tăng tái hấp thu nước ở ruột và giảm tần suất đau bụng đi ngoài.
Chỉ định: Kiểm soát tiêu chảy ở trẻ em từ 13 tuổi trở lên.
Chống chỉ định:
- Bệnh nhi dưới 6 tuổi do nguy cơ suy hô hấp và hệ thần kinh trung ương
- Bệnh nhân bị tiêu chảy liên quan đến viêm ruột giả mạc hoặc vi khuẩn sinh độc tố ruột khác
- Bệnh nhân quá mẫn với diphenoxylate hoặc atropine.
- Bệnh nhân vàng da tắc nghẽn.
Liều dùng – Cách dùng:
- 2 viên/lần, 4 lần/ngày ( tổng liều hàng là tối đa là 20 mg diphenoxylate hydrochloride mỗi ngày) cho đến khi kiểm soát tiêu chảy ban đầu (48 giờ sau khi bắt đầu tiêu chảy).
- Sau khi triệu chứng thuyên giảm, bệnh nhân có thể duy trì 1-2 viên một ngày cho tới khi hết triệu chứng đau bụng đi ngoài.
Tác dụng không mong muốn: Bệnh nhân có thể gặp các tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, dị ứng,…
2.6. Pepti-Calm (Bismuth subsalicylate 525,6mg/30ml Hỗn dịch uống)
Thành phần: Bismuth subsalicylate và tá dược khác.
Cơ chế tác dụng: Kích thích sự hấp thụ chất lỏng và chất điện giải qua thành ruột, ức chế tổng hợp prostaglandin gây viêm dẫn đến giảm đau và tăng trương lực cơ thành ruột, làm giảm triệu chứng đau bụng đi ngoài.
Chỉ định: giảm chứng khó tiêu, buồn nôn, đau bụng và tiêu chảy.
Chống chỉ định:
- Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào, aspirin hoặc các thuốc chống viêm không steroid khác và bệnh nhân bị rối loạn thận.
- Mang thai và cho con bú
Liều dùng – Cách dùng
- Người lớn và trẻ em trên 16 tuổi: Uống 30ml mỗi 30-60 phút theo yêu cầu, tối đa là tám liều trong 24 giờ.
- Không dùng cho trẻ em dưới 16 tuổi.
Tác dụng không mong muốn: Buồn nôn, nôn cũng như phân và lưỡi bị thâm đen hoặc đen.
2.7. Hidrasec.
Thành phần: 30g Racecadotril và tá dược trong 1 gói hỗn dịch uống.
Cơ chế tác dụng: Racecadotril không làm giảm nhu động ruột mà có tác dụng chống xuất tiết ở ruột làm giảm mất nước và chất điện giải, do đó được chỉ định trong tiêu chảy cấp.
Chỉ định: Điều trị bổ sung triệu chứng tiêu chảy cấp ở trẻ sơ sinh (trên 3 tháng tuổi) và trẻ em kèm bù nước bằng đường uống và các biện pháp hỗ trợ thông thường.
Chống chỉ định: Bệnh nhân nhạy cảm với racecadotril hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
Liều dùng – Cách dùng:
- Hidrasec 30 mg dùng cho trẻ em ≥13 kg
- Đối với trẻ 13 – 27kg: 1 gói 1 lần, 3 lần 1 ngày
- Đối với trẻ ≥ 27kg: 2 gói 1 lần, 3 lần 1 ngày
- Thời gian điều trị: 5 – 7 ngày
Tác dụng không mong muốn:
- Thường gặp: sốt, buồn ngủ, nôn, buồn nôn.
- Rất hiếm: ban đỏ, da nổi mụn, mề day
Lưu ý: Hidrasec có hiệu quả trong cải thiện tiêu chảy mà không tác động đến nhu động ruột. Do đó, trong trường hợp bệnh nhân đau bụng nhiều thì nên cân nhắc sử dụng thuốc khác.
2.8. Smecta.
Thành phần: Diosmectite 3g và tá dược khác.
Cơ chế tác dụng: Bao phủ niêm mạc đường tiêu hóa, có khả năng bám dính và hấp phụ cao tạo hàng rào bảo vệ niêm mạc tiêu hóa khi bị tác nhân lạ xâm nhập.
Chỉ định: Điều trị các triệu chứng trong tiêu chảy cấp ở trẻ em, trẻ nhũ nhi và người lớn cùng với dung dịch bù nước và điện giải đường uống, tiêu chảy mạn.
Chống chỉ định: Mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
Liều dùng – Cách dùng: Trong điều trị tiêu chảy cấp
- Trẻ em và trẻ nhũ nhi
- Dưới 1 tuổi: 2 gói/ ngày trong 3 ngày đầu, sau đó 1 gói/ngày
- Từ một tuổi trở lên: 4 gói/ngày trong 3 ngày đầu, sau đó 2 gói/ngày
- Người lớn: Trung bình 3 gói/ngày
Tác dụng không mong muốn: Có thể gây táo bón hoặc nặng thêm mức độ táo bón đang xuất hiện, tuy nhiên rất hiếm.
Lưu ý: Smecta có hiệu quả trong cải thiện tiêu chảy do tác dụng bảo vệ đường tiêu hóa mà không có tác dụng kháng viêm hay giảm nhu động ruột. Do đó, trong trường hợp bệnh nhân đau bụng nhiều thì nên cân nhắc sử dụng thuốc khác.
2.9. Entero-Caps.
Thành phần: Nifuroxazide và tá dược khác.
Cơ chế tác dụng: Đây là một hoạt chất chống nhiễm trùng đường ruột với phổ tác dụng rộng với cơ chế ức chế sự sống của ký sinh trùng.
Chỉ định: Tiêu chảy cấp tính do nhiễm khuẩn. Trị bổ trợ các bệnh đường ruột và viêm đại tràng.
Chống chỉ định:
- Có tiền sử dị ứng với dẫn xuất của nitrofuran hoặc các thành phần khác của thuốc.
- Trẻ sinh thiếu tháng và trẻ sơ sinh 0-1 tháng.
Liều dùng – Cách dùng:
Điều trị tối đa trong 7 ngày.
- Người lớn: 1 viên/lần, ngày 3-4 lần, mỗi lần cách nhau 4 giờ nếu cần.
- Trẻ em trên 6 tuổi: Mỗi lần 1 viên, 2-3 lần/ngày, tùy theo tuổi.
Tác dụng không mong muốn: Có thể gây dị ứng như phát ban, mề đay, phù Quincke hoặc sốc phản vệ.
3. Lưu ý khi sử dụng thuốc đau bụng.
Để sử dụng thuốc đau bụng đi ngoài an toàn, hiệu quả, người bệnh cần lưu ý:
3.1. Không lạm dụng thuốc.
Đau bụng tiêu chảy thông thường là cấp tính và không gây nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên nhiều trường hợp đau bụng lại là dấu hiệu chỉ điểm cho một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn khác. Do đó bệnh nhân không nên lạm dụng thuốc vì rất có thể thuốc sẽ che lấp triệu chứng và khiến diễn tiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra đối với đau bụng tiêu chảy nhiễm khuẩn, khi dùng thuốc cầm tiêu chảy, cơ thể ko thải được độc tố ra ngoài và làm nặng nề thêm triệu chứng đau bụng, tiêu chảy vốn có.
3.2. Kết hợp các biện pháp không dùng thuốc và dùng thuốc.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc hợp lý, các biện pháp không dùng thuốc như xây dựng một chế độ ăn lành mạnh, đủ chất và chế độ sinh hoạt hợp lý cũng góp phần quan trọng trong việc kiểm soát triệu chứng đau bụng đi ngoài.
Người bệnh cần bổ sung dinh dưỡng bằng các món ăn dễ tiêu để cơ thể nhanh chóng phục hồi.
Tình trạng đau bụng đi ngoài càng nặng nề, số lượng lợi khuẩn càng sụt giảm gây mất cân bằng ngày càng nghiêm trọng. Do đó, để tái thiết lập lại cân bằng này cũng như cải thiện miễn dịch đường tiêu hóa, bệnh nhân cần bổ sung thêm lợi khuẩn vào chế độ ăn hoặc sử dụng thực phẩm bổ sung.
3.3. Bổ sung men vi sinh cho tiêu hóa khỏe mạnh.
Trên hầu hết các bệnh nhân gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa có sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Do đó, bổ sung men vi sinh là giải pháp không dùng thuốc an toàn, hiệu quả. Tuy nhiên, cần lựa chọn men vi sinh bổ sung lợi khuẩn thiết yếu, lợi khuẩn sống để mang lại hiệu quả nhanh, đồng thời sản phẩm phải qua kiểm chứng qua các nghiên cứu lâm sàng chứng minh tác dụng.
Tham khảo men vi sinh Imiale A+ chứa 6 tỷ lợi khuẩn sống, thiết yếu Bifidobacterium BB-12 và Lactobacillus LA-05, kết hợp với 4g chất xơ (Inulin) là môi trường cho lợi khuẩn tồn tại và phát triển sẽ giúp lợi khuẩn đảm bảo chất lượng và gắn đích hiệu quả tại ruột non và đại tràng.
Trong trường hợp sử dụng kháng sinh trị đau bụng tiêu chảy, người bệnh cần uống men vi sinh cách uống kháng sinh 2-3 giờ để đảm bảo lợi khuẩn còn tác dụng.
3.4. Khi nào đau bụng đi ngoài cần đi bác sĩ?
Hãy đến cơ sở y tế gần nhất để khám bác sĩ nếu bạn bị đau bụng và tiêu chảy kéo dài hơn 3 ngày, hoặc cơn đau ngày càng trở nên dữ dội trong 24 giờ, hoặc nếu cơn đau bụng đi kèm với bất kỳ triệu chứng nào sau đây:
- Buồn nôn hoặc nôn thường xuyên
- Chán ăn hoặc gầy sút cân
- Sốt kéo dài (38,3°C) đối với người lớn hoặc 38°C đối với trẻ em
- Đi ngoài ra phân đen hoặc có máu
- Vàng da hoặc mắt
- Đau quặn từng cơn dẫn đến co giật
Đau bụng đi ngoài không phải là một bệnh lý quá nguy hiểm, tuy nhiên tình trạng này kéo dài không dứt sẽ gây ra bất tiện và tâm trạng mệt mỏi khó chịu cho bệnh nhân. Hãy bổ sung thêm Oresol và các thuốc chống đau bụng tiêu chảy chúng tôi đã nên trên đây nếu cần thiết. Nếu triệu chứng trở nên nặng hơn hoặc xuất hiện dấu hiệu toàn thân, hãy ngừng thuốc và đi khám bác sĩ ngay khi có thể.
Nếu cần được tư vấn và giải đáp thắc mắc, bạn đừng ngần ngại liên hệ HOTLINE 19009482 để được các chuyên gia sức khỏe của Imiale A+ hỗ trợ tận tình.