Táo bón sau sinh là vấn đề mà nhiều phụ nữ gặp phải. Táo bón gây ra tình trạng khó chịu, mệt mỏi đặc biệt khi cơ thể vẫn còn đang yếu, cần phục hồi. Vì vậy, việc tìm hiểu nguyên nhân gây ra táo bón cũng như các biện pháp cải thiện sẽ giúp các mẹ phòng ngừa và cải thiện tình trạng sức khỏe tốt hơn. Hãy cùng Imiale A+ tìm hiểu nguyên nhân và 6 biện pháp cải thiện táo bón sau sinh an toàn qua bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Nguyên nhân gây táo bón sau sinh
Phụ nữ sau sinh thường gặp tình trạng táo bón do những nguyên nhân sau:
1.1. Hạn chế vận động
Ở thời kỳ hậu sản, các sản phụ thường ít đi lại, vận động. Đối với các phụ nữ sinh mổ, việc vận động còn hạn chế hơn nữa để vết thương nhanh lành, giảm đau. Họ thường nghỉ ngơi trong khoảng thời gian dài dẫn đến giảm nhu động ruột, kéo dài thời gian phân di chuyển trong long ruột, làm tăng tái hấp thu nước khiến phân khô cứng, gây ra tình trạng táo bón.
1.2. Chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý
Sau sinh, các mẹ thường có xu hướng bổ sung các thực phẩm như chân giò, thịt bò, thịt hầm,.. với để có nguồn sữa tốt cho con. Tuy nhiên, ăn quá nhiều những loại thực phẩm này có thể gây khó tiêu, đầy bụng, lâu ngày dẫn đến táo bón.
Ngoài ra, một số mẹ sau sinh gặp tình trạng táo bón có thể do hạn chế bổ sung chất xơ. Bởi chất xơ giúp làm tăng kích thước, tăng khối lượng và làm mềm phân, nếu không bổ sung đầy đủ chất xơ cũng dẫn đến táo bón sau sinh.
1.3. Uống ít nước
Trong quá trình nuôi con, người mẹ mất đi một lượng nước đáng kể để tạo sữa cho con bú. Vì vậy, mẹ cần phải bổ sung nhiều nước hơn so với bình thường. Thêm vào đó, nhiều người mẹ còn có suy nghĩ uống ít nước vì sợ loãng sữa, không tốt cho trẻ, trẻ bị thiếu chất. Đó cũng chính là nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón.
1.4. Nhịn đi đại tiện
Do mổ đẻ hay vết khâu tầng sinh môn chưa lành khiến người phụ nữ sau sinh thường bị đau khi đại tiện. Việc đi đại tiện đau, khó khăn khiến các sản phụ có tâm lý ngại đi, nhịn đi đại tiện. Do đó dẫn đến tình trạng táo bón sau sinh.
1.5. Tâm lý căng thẳng, stress
Một số mẹ cảm thấy căng thẳng, áp lực sau sinh khi không biết phải chăm sóc con như thế nào. Trẻ nhỏ cũng thường xuyên quấy khóc khiến mẹ mất ngủ, mệt mỏi, stress, dẫn đến làm giảm nhu động ruột, giảm tống phân ra ngoài gây ra tình trạng táo bón.
1.6. Sử dụng thuốc, thực phẩm chức năng
Một số sản phụ sử dụng thuốc giảm đau để hạn chế đau do vết mổ. Thuốc giảm đau có tác dụng phụ phổ biến là gây ra tình trạng táo bón. Do đó, phụ nữ sau sinh khi sử dụng thuốc giảm đau có thể gặp tình trạng táo bón.
Phụ nữ sau sinh nếu bổ sung sắt, canxi quá liều lượng cũng có thể gây ra tình trạng táo bón. Có 2 dạng sắt và canxi, là dạng vô cơ và hữu cơ, trong đó sử dụng dạng vô cơ dễ gây táo bón hơn. Đó là do sắt tạo phức với thức ăn, tạo sản phẩm khó tiêu, không tiêu hóa được nên bị giữ lại ở đường ruột lâu, dẫn đến tình trạng táo bón.
1.7. Nguyên nhân khác
Phụ nữ sau sinh có thể mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, đặc biệt với phụ nữ mổ đẻ. Mất cân bằng hệ vi sinh tạo điều kiện thuận lợi cho hại khuẩn phát triển, gây táo bón.
Sau sinh, phụ nữ thường thay đổi nội tiết tố. Đây có thể là nguyên nhân tác động bất lợi đến nhu động ruột dẫn đến táo bón.
>>>Xem thêm: Tại sao bị táo bón? 10 Nguyên nhân gây táo bón thường gặp
2. Làm gì khi bị táo bón sau sinh?
Một số biện pháp giúp cải thiện tình trạng táo bón sau sinh:
Vận động nhẹ nhàng
Nếu sau sinh, cơ thể mẹ vẫn khỏe mạnh, khuyến khích mẹ không nên chỉ ngồi hoặc nằm mà vận động nhẹ nhàng để có tinh thần thoải mái, nâng cao sức khỏe, đồng thời kích thích nhu động ruột, giúp hệ tiêu hóa hoạt động nhịp nhàng, cải thiện tình trạng táo bón sau sinh.
Tâm lý thoải mái
Căng thẳng, stress sẽ làm giảm nhu động ruột, nặng thêm tình trạng táo bón. Do đó, sau sinh mẹ cần phải giữ tâm lý thoải mái nhất để ngăn ngừa và cải thiện táo bón. Nếu thấy mệt mỏi, áp lực mẹ hãy chơi đùa với con, chia sẻ với người thân để giải tỏa, hay dành chút ít thời gian để nghỉ ngơi hồi phục sức khỏe bằng cách nghe nhạc, ngồi thiền, giữ tinh thần thoải mái nhất.
Thay đổi thói quen đi vệ sinh
Các mẹ nên luyện tập đi đại tiện vào một khoảng thời gian cố định trong ngày để taoh thói quen, giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định. Nên đi đại tiện vào buổi sáng sau ăn 15 – 45 phút bỏi đó là thời điểm ruột kết hoạt động tốt nhất để đào thải phân ra ngoài.
Mẹ cũng lưu ý, đi ngoài sai tư thế cũng có thể là nguyên nhân táo bón. Mẹ nên đặt một chiếc ghế cao khoảng 20cm kê chân để dễ dàng đi ngoài hơn. Ngoài ra, nếu mẹ có thói quen ngồi lâu trong nhà vệ sinh, sử dụng điện thoại khi đi vệ sinh thì nên bỏ do ngồi lâu sẽ gây áp lực lớn lên các tĩnh mạch, làm nặng hơn tình trạng táo bón.
Uống đủ nước
Việc bổ sung đủ nước mỗi ngày vô cùng quan trọng đối với phụ nữ bị táo bón sau sinh. Bổ sung đủ nước giúp làm mềm phân, giúp đi đại tiện dễ dàng hơn. Ngoài ra, nước còn làm mềm thức ăn, dễ tiêu hóa hơn nên cải thiện được tình trạng khó tiêu, đầy bụng.
Uống nhiều nước sau sinh không chỉ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn mà còn có tác dụng kích sữa. Vì vậy, mẹ nên bổ sung khoảng 2 – 3 lít nước mỗi ngày bằng cách uống nước lọc, nước ép hoa quả, nước canh,…Một mẹo nhỏ cho mẹ là nên uống 1 cốc nước ấm vào buổi sáng sau khi thức dậy để kích thích nhu động ruột, cải thiện chức năng hệ tiêu hóa.
Chế độ ăn hợp lý, bổ sung chất xơ
Bên cạnh các món ăn dinh dưỡng, phụ nữ sau sinh cần bổ sung chất xơ vào chế độ ăn để cải thiện táo bón. Chất xơ giúp tăng khối lượng phân, làm mềm phân, giúp phụ nữ táo bón sau sinh đi ngoài dễ hơn. Một số thực phẩm chứa nhiều chất xơ được khuyến khích sử dụng như rau xanh, khoai lang, hoa quả như chuối, bơ,..Tuy nhiên, mẹ cũng không nên ăn quá nhiều chất xơ cùng một lúc vì rất dễ gây đầy bụng, khó tiêu.
Ngoài ra, việc ăn uống đúng giờ và chia nhỏ bữa ăn cũng rất cần thiết đối với phụ nữ sau sinh đang bị táo bón nặng. Mẹ có thể ăn 4-5 bữa một ngày để tránh gây quá tải cho hệ tiêu hóa, ngăn ngừa tình trạng táo bón.
Bổ sung lợi khuẩn
Bổ sung lợi khuẩn giúp cải thiện tình trạng táo bón sau sinh dựa trên cơ chế:
- Lợi khuẩn kích thích nhu động ruột, giúp tăng đào thải phân ra ngoài, hạn chế tình trạng táo bón.
- Lợi khuẩn làm thay đổi tính thấm niêm mạc, hút nước làm mềm phân giúp đi ngoài dễ dàng hơn.
- Thiết lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tạo hàng rào bảo vệ, giúp hệ tiêu hóa ổn định hơn.
Ngoài ra, lợi khuẩn còn kích thích tiết enzym tiêu hóa, giúp mẹ tăng cường hấp thu thức ăn, các chất dinh dưỡng mẹ mau hồi phục sức khỏe.
Lợi khuẩn hoàn toàn an toàn đối với phụ nữ sau sinh, mẹ có thể sử dụng lâu dài để ngăn ngừa cũng như cải thiện tình trạng táo bón sau sinh.
3. Vai trò của lợi khuẩn trong cải thiện táo bón sau sinh
Hệ vi sinh đường ruột gồm hàng ngàn tỷ vi khuẩn cư trú được cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Trong đó, hai chi lợi khuẩn thiết yếu nhất tại đường tiêu hóa là Lactobacillus và Bifidobacterium: Lactobacillus là chi lợi khuẩn thiết yếu nhất tại ruột non, Bifidobacterium cư trú chủ yếu tại đại tràng.
Hai chủng lợi khuẩn được nghiên cứu nhiều nhất và chứng minh hiệu quả trên lâm sàng là Lactobacillus LA-5 và Bifidobacterium BB-12. Đặc biệt, kết hợp hai chủng giúp tăng gấp đôi khả năng bám dính tại niêm mạc đại tràng, giúp mang lại hiệu quả tối ưu.
Imiale A+ là sản phẩm duy nhất tại Việt nam chứa lợi khuẩn sống, gắn đích Bifidobacterium Bb-12 và Lactobacillus LA-5, bổ sung 4g chất xơ hòa tan Inulin giúp cải thiện táo bón rõ rệt. Imiale A+ sử dụng công nghệ bao kép Cryoprotectant giúp lợi khuẩn bền vững, sống khi qua môi trường acid dạ dày, tới gắn đích và phát huy tác dụng. Vì vậy, Imiale A+ giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng táo bón sau sinh.
Đây là sản phẩm số 1 về bằng chứng lâm sàng với hơn 450 nghiên cứu quốc tế chứng minh hiệu quả trên các bệnh nhân viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa, táo bón, đầy chướng bụng. Hiệu quả và an toàn được kiểm chứng bởi tổ chức quốc tế uy tín: FDA (Hoa Kỳ), EFSA (Châu Âu), WGO (Tổ chức Tiêu hóa Thế giới) .
Ngoài ra, sản phẩm chứa lợi khuẩn và chất xơ hòa tan, không tác dụng phụ, hoàn toàn an toàn với phụ nữ sau sinh, đặc biệt là phụ nữ cho con bú. Đây chính là lựa chọn tối ưu cho đại tràng khỏe mạnh, giúp cải thiện tình trạng táo bón sau sinh rõ rệt.
4. Táo bón sau sinh bao lâu thì khỏi?
Táo bón có rất nhiều nguyên nhân và mức độ khác nhau. Nếu mẹ không tìm ra được nguyên nhân gây táo bón, không áp dụng các biện pháp cải thiện thì tình trạng táo bón có thể kéo dài nhiều ngày, ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu mẹ tìm được nguyên nhân cũng như áp dụng các biện pháp cải thiện tình trạng táo bón thì sẽ cải thiện được tình trạng táo bón. Thêm vào đó, nếu bổ sung lợi khuẩn đúng cách, đúng chủng sẽ rút ngắn thêm thời gian táo bón.
5. Khi nào táo bón sau sinh cần đi khám bác sĩ?
Phụ nữ sau sinh cần đi khám bác sĩ nếu gặp các triệu chứng sau bởi nó có thể là dấu hiệu của một số vấn đề khác nguy hiểm hơn:
- Táo bón xen kẽ với tiêu chảy
- Trong phân có lẫn máu và chất nhày
- Đau bụng, đau trực tràng dữ dội
- Chảy máu trực tràng quá mức
- Chưa đi đại tiện vào ngày thứ 4 sau sinh
- Phù nề nghiêm trọng và rất đau ở vùng âm đạo
Nếu gặp các triệu chứng trên, các mẹ cần đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân cũng như giải pháp để cải thiện tình trạng sức khỏe của mình.
Trên đây là những nguyên nhân và những giải pháp cải thiện tình trạng táo bón sau sinh. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để từ đó phòng tránh cũng như cải thiện tình trạng táo bón sau sinh. Nếu cần được tư vấn và giải đáp thắc mắc, bạn đừng ngần ngại liên hệ HOTLINE 19009482 để được các chuyên gia sức khỏe của Imiale A+ hỗ trợ tận tình.