Người cao tuổi có sự suy giảm chức năng các hệ cơ quan, giảm sức đề kháng nên có nguy cơ cao mắc các bệnh lý nền. Trong đó, sự suy giảm chức năng tiêu hóa, rối loạn nhu động ruột có thể là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng táo bón ở người già. Tình trạng này kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tinh thần của người bệnh. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Imiale A+ tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách giải quyết vấn đề này.
Mục lục
1. Nguyên nhân táo bón ở người già
Người già dễ gặp tình trạng táo bón do những nguyên nhân sau:
1.1. Do tác dụng phụ của thuốc
Thuốc là một nguyên nhân hàng đầu dẫn đến táo bón ở người già do độ tuổi này thường phải sử dụng rất nhiều thuốc cùng một lúc. Không những thế, nguy cơ gặp tác dụng phụ của thuốc thường tăng dần theo tuổi tác do khả năng dung nạp và đào thải thuốc phần nào bị suy giảm.
Các loại thuốc có cơ chế hoạt động làm giãn cơ trơn, đồng thời làm giảm nhu động tiêu hóa, hoặc các thuốc làm giảm bài tiết nước vào lòng ruột thường là nguyên nhân dẫn đến táo bón. Ví dụ:
- Thuốc giảm đau opioid: codein, tramadol, morphin,…
- Thuốc điều trị parkinson: amantadine, bromocriptine, pramipexole
- Thuốc chống loạn thần: Olanzapine, quetiapine, paliperidone,…
- Thuốc chống trầm cảm ba vòng: imipramin, amitriptylin,…
- Thuốc chống nôn: dimenhydrinate, ondansetron, prochlorperazine, promethazine, scopolamine,…
- Thuốc trị tiêu chảy: diphenoxylate, loperamide,…
- Thuốc chống dị ứng (kháng histamin): diphenhydramine, hydroxyzin,…
- Thuốc điều trị tăng huyết áp: clonidine, metoprolol, verapamil, hydrochlorothiazide,…
- Thuốc chống co thắt: dicyclomine,…
Một số loại thuốc khác có thể tạo phức với thức ăn, khiến thức ăn trở nên khó tiêu hóa và dẫn đến táo bón. Ví dụ:
- Sắt và các chế phẩm bổ sung sắt
- Thuốc kháng axit dạ dày: muối nhôm, canxi, bismuth
1.2. Hệ tiêu hóa suy giảm do tuổi già
Theo thời gian, tất cả các chức năng và tế bào của hệ tiêu hóa đều lão hóa. Điều này có thể khiến nhu động ruột giảm, phân di chuyển chậm trong hệ tiêu hóa bị mất nước, dần trở nên to, khô cứng. Khả năng chuyển hóa dinh dưỡng của ruột cũng suy yếu dần khiến thức ăn trở thành gánh nặng với hệ tiêu hóa. Từ đó, táo bón trở thành một tình trạng khá phổ biến của người già.
1.3. Do bệnh lý
Bệnh tật có thể là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn đến táo bón:
Bệnh chuyển hóa: Các bệnh chuyển hóa gây ra sự rối loạn hoạt động của các tế bào, bao gồm cả tế ruột. Như vậy, khi khả năng hấp thu nước cũng như chất dinh dưỡng của các tế bào ruột bị ảnh hưởng có thể gây táo bón.
- Bệnh tiểu đường
- Suy giáp
- Tăng calci máu
- Hạ kali máu
Bệnh lý tiêu hóa: Đôi khi, táo bón là chỉ là một triệu chứng của bệnh lý tiêu hóa khác, nhất là khi bệnh lý đó gây nên hẹp tắc đường ruột hoặc làm giảm nhu động ruột, khiến quá trình đào thải phân kéo dài và khó khăn hơn:
- Ung thư biểu mô trực tràng
- Bệnh túi thừa
- Bệnh trĩ
- Chứng sa trực tràng
- Hội chứng ruột kích thích
Bệnh lý thần kinh: Nhu động ruột bị chi phối bởi các dây thần kinh. Do đó, người bệnh mắc bệnh lý suy giảm chức năng thần kinh dưới đây thường đi kèm với triệu chứng táo bón.
- Đột quỵ
- Bệnh Parkinson
- Sa sút trí tuệ
- Đa xơ cứng
Nguyên nhân tâm lý: Những tình trạng tâm lý dưới đây có thể là nguyên nhân dẫn đến táo bón. Đó là vì lúc này, nồng độ hormone serotonin trong cơ thể giảm, từ đó làm giảm nhu động tiêu hóa và gây táo bón.
- Lo âu
- Trầm cảm
- Rối loạn ăn uống
1.4. Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học
Uống ít nước: Người cao tuổi thường mắc chứng tiểu nhiều nên thường có thói quen uống ít chất lỏng. Cơ thể thiếu nước làm suy giảm sự bài tiết nước vào lòng ruột, từ đó phân trở nên khô cứng và gây cảm giác khó đi ngoài cho người bệnh.
Ăn ít chất xơ: Chất xơ không được cơ thể hấp thu mà chúng ở lòng ruột, có chức năng tạo khuôn phân, hấp thu nước, từ đó làm mềm phân. Do đó, chế độ ăn thiếu chất xơ là nguyên nhân khiến phân khô cứng, táo bón.
Hạn chế tiêu thụ quá nhiều những thực phẩm gây táo bón như:
- Các chất kích thích như rượu bia, cà phê, trà: Những chất này mặc dù có thể kích thích nhu động tiêu hóa nhưng cũng khiến cơ thể mất nước. Do đó, những đồ uống này vẫn có thể là nguyên nhân dẫn đến táo bón.
- Đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ: Những thực phẩm này chứa nhiều chất phụ gia và chất béo xấu khó tiêu. Chúng khiến hệ tiêu hóa quá tải và gây táo bón.
1.5. Chế độ sinh hoạt chưa hợp lý
Hầu hết người già thường có cảm giác đau mỏi chân tay, xương khớp khi vận động nhiều, đặc biệt khi mắc các bệnh xương khớp, tim mạch… Vì thế, họ thường nằm nhiều và ngại tập thể dục. Trong khi đó, táo bón được bắt gặp ở phần lớn những đối tượng này. Đó là do việc lười vận động làm giảm khả năng điều hòa nhu động tiêu hóa.
>>> Xem thêm: Tại sao bị táo bón – Những nguyễn nhân phổ biến
2. Táo bón ở người già nên làm gì?
Táo bón ở người già thông thường là tình trạng mạn tính, do đó các biện pháp cải thiện không dùng thuốc được ưu tiên hơn, bao gồm thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt.
2.1. Thực đơn cho người già bị táo bón
Thực phẩm người bệnh tiêu thụ ảnh hưởng trực tiếp đến kết cấu phân. Ngoài ra, một số thực phẩm khác có thể làm thay đổi nhu động ruột. Vì thế, thực hiện một chế độ dinh dưỡng khoa học là một trong những giải pháp cần làm để cải thiện táo bón.
Uống nhiều nước: Người bệnh táo bón được khuyến cáo duy trì lượng nước từ 2 đến 3 lít mỗi ngày. Ngoài nước lọc, người bệnh có thể sử dụng thêm các loại nước hoa quả khác như nước ép táo, lê và mận khô vì có chứa sorbitol giúp nhuận tràng.
Bên cạnh đó, các loại đồ uống như rượu bia, cà phê, trà nên được hạn chế tối đa vì chúng có thể làm cơ thể mất nước. Để hạn chế tác dụng này khi tiêu thụ các đồ uống trên, người bệnh nên uống thêm một cốc nước lọc ngay sau đó.
- Ăn nhiều chất xơ: Bổ sung chất xơ cho người già nên được thực hiện mỗi ngày và đều đặn trong mỗi bữa ăn. Ngoài ra, cần chú ý bổ sung chất xơ từ từ ở những người không có thói quen ăn rau để hạn chế cảm giác đầy bụng, khó tiêu.
Thực phẩm giàu chất xơ đều có nguồn gốc từ thực vật, ví dụ:
- Các rau củ quả: Chuối, lê, táo, cà rốt, củ cải đường, các loại đậu, khoai lang…
- Bánh mì nguyên cám
- Ngũ cốc nguyên hạt: yến mạch, hạt quinoa, hạnh nhân,…
Hạn chế đồ ăn nhanh và đồ chiên rán: khoai tây chiên, gà rán, thịt hộp,…
2.2. Chế độ sinh hoạt
Một lối sống lành mạnh có thể ngăn ngừa táo bón và khiến việc đi tiêu dễ dàng hơn:
- Tư thế đi vệ sinh: đầu gối bằng hoặc cao hơn hông.
- Tập thói quen đại sau bữa ăn buổi sáng để tận dụng phản xạ dạ dày, ruột tăng co bóp để dễ đi ngoài hơn
- Thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng, phù hợp với tình trạng sức khỏe người già. Tốt nhất, các bài tập nên được thực hiện trong vòng 1 giờ sau khi thức dậy. Ví dụ: đi bộ, tập dưỡng sinh, yoga,..
>>> Xem thêm: Mách bạn cách đi ngoài nhanh khi bị táo bón
3. Người già bị táo bón nên uống thuốc gì?
Việc sử dụng thuốc trị táo bón ở người già cần được cân nhắc do nhiều tác dụng phụ và thường được sử dụng khi các biện pháp không dùng thuốc không đem lại hiệu quả. Thuốc trị táo bón có thể được kê đơn hoặc không. Dù là loại thuốc nào thì người bệnh cần sử dụng theo chỉ định của chuyên gia y tế như bác sĩ, dược sĩ.
Dưới đây là một số nhóm thuốc được chỉ định để điều trị táo bón
3.1. Thuốc nhuận tràng thẩm thấu
Chỉ định: Người bệnh táo bón phân cứng
Cơ chế hoạt động: Thuốc hầu như không được hấp thu vào máu và có tác dụng hút và giữ nước trong lòng ruột, làm mềm phân.
Thuốc điển hình:
- Lactulose: uống 10-30g/ ngày, 3-4 lần/ ngày
- Sorbitol: uống 5-15g/ ngày
3.2. Thuốc nhuận tràng tạo khối
Chỉ định: Người bệnh táo bón phân cứng. Ít có hiệu quả trên người bị táo bón do thuốc hoặc vận chuyển chậm
Cơ chế hoạt động: Bản chất thuốc là chất xơ hòa tan. Thuốc làm tăng khối lượng phân, dó đó làm tăng tần suất đi tiêu
Lưu ý: Thuốc hoạt động tốt nhất khi có nước. Vì thế, người bệnh nên uống thuốc với nhiều nước.
Thuốc điển hình: psyllium
>>> Xem thêm: 5 nhóm thuốc trị táo bón thông dụng cần biết
3.3. Thuốc nhuận tràng kích thích
Chỉ định: Bệnh nhân mắc táo bón vận chuyển chậm, tức chức năng vận động của ruột kém hơn mức bình thường.
Cơ chế hoạt động: thuốc kích thích nhu động đại tràng, từ đó đẩy nhanh quá trình di chuyển phân trong ống tiêu hóa, kích thích đi tiêu.
Lưu ý: Lạm dụng thuốc nhuận tràng kích thích khiến nhu động ruột phụ thuộc vào thuốc nhuận tràng. Theo thời gian, các cơ tại ruột không hoạt động nếu thiếu sự trợ giúp của thuốc.
Thuốc điển hình: Bisacodyl. Thuốc có sẵn dưới dạng thuốc đạn hoặc thuốc uống. Với đường uống, liều hàng ngày là 5-10mg..
3.4. Thuốc làm mềm phân
Cơ chế hoạt động: Thuốc kích thích niêm mạc đại tràng tăng tiết nước vào lòng ruột phân, giúp phân mềm và dễ dàng đi ngoài hơn.
Thuốc điển hình: Docusate uống 100mg x 1-3 lần/ ngày
>>> Xem thêm: Tổng hợp 8 thuốc trị táo bón hiệu quả nhất
4. Lưu ý khi người già bị táo bón
4.1. Không nên ăn quá nhiều chất xơ
Ăn quá nhiều chất xơ (> 28-35g chất xơ mỗi ngày) không những không làm tăng hiệu quả điều trị táo bón mà còn khiến người bệnh có cảm giác đầy bụng khó tiêu. Nhất là khi người bệnh ăn nhiều chất xơ hòa tan như các loại đậu, yến mạch, lúa mạch, trái bơ... Mặc dù có tác dụng cải thiện táo bón nhưng chất này được vi khuẩn lên men, sinh khí và gây khó chịu cho hệ tiêu hóa. Vì vậy, người bệnh nên ăn nhiều loại chất xơ khác nhau nhưng ưu tiên chất thực phẩm chứa xơ không hòa tan.
4.2. Lưu ý khi sử dụng thuốc nhuận tràng
Tuân thủ chỉ định, liều dùng và cách sử dụng thuốc nhuận tràng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ hoặc tờ hướng dẫn sử dụng. Tránh tự ý mua và dùng thuốc, bao gồm cả thuốc không kê đơn.
Cách sử dụng thuốc: Thuốc nhuận tràng được bào chế dưới nhiều dạng tương ứng với các cách dùng khác nhau. Người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào. Cụ thể:
- Dạng viên nén hoặc viên nang: để uống
- Thuốc dạng bột: nên pha với nước rồi uống
- Thuốc đạn: dùng để đặt vào hậu môn-trực tràng
- Thuốc thụt hậu môn dạng lỏng hoặc gel
Tránh lạm dụng thuốc:
Thời gian sử dụng thuốc nhuận tràng cần theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ. Tốt nhất, chỉ nên dùng thuốc khi thực sự cần thiết và thuốc nên được ngừng khi tình trạng táo bón được cải thiện.
Liên hệ bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn nếu người bệnh đã dùng thuốc 1 tuần mà táo bón không cải thiện
Chức năng tiêu hóa ở người già bị suy giảm có thể là nguyên nhân dẫn đến táo bón. Ngoài ra, thuốc, bệnh tật, hoặc chế độ ăn ít xơ, uống ít nước, lười vận động cũng là những lý do phổ biến gây táo bón. Những nguyên nhân có thể dễ dàng can thiệp bao gồm chế độ ăn, phong cách sinh hoạt. Thực hiện những điều này một cách khoa học sẽ là hướng để cải thiện táo bón ở người già.
4.3. Tránh mót rặn khi đi tiêu
Đây là phản xạ của nhiều người khi việc đi tiêu quá khó khăn. Tuy nhiên, điều này không đem lại bất cứ lợi ích gì, thậm chí ảnh hưởng xấu tới bản thân người bệnh. Mót rặn có thể dẫn đến một số biến chứng như trĩ, nứt hậu môn hoặc sa trực tràng.
4.4. Khi nào táo bón ở người già cần liên hệ bác sĩ?
Táo bón đôi khi có thể là dấu hiệu cảnh báo một tình trạng sức khỏe khác. Đặc biệt, người bệnh cần liên hệ bác sĩ nếu có một trong số các dấu hiệu đi kèm dưới đây:
- Táo bón đột ngột kèm theo đau bụng hoặc chuột rút vùng bụng
- Hoàn toàn không thể đi tiêu hoặc đi tiêu chỉ ra khí
- Có máu trong phân
- Sụt cân không rõ nguyên nhân
- Đau dữ dội khi đi tiêu
- Tình trạng táo bón kéo dài hơn 2 tuần.
- Kích thước, hình dạng và độ đặc của phân thay đổi đáng kể
Tuổi tác, bệnh lý mãn tính là những nguyên nhân không thể can thiệp gây ra tình trạng táo bón ở người già. Để giải quyết bệnh lý táo bón, biện pháp dễ thực hiện và khá hiệu quả trong nhiều trường hợp là thay đổi chế độ ăn uống, quan trọng nhất là tăng cường chất xơ, uống nhiều nước, và thói quen sinh hoạt. Thuốc trị táo bón chỉ là lựa chọn thứ 2 khi các biện pháp không dùng thuốc không đem lại hiệu quả.
Nếu cần được tư vấn và giải đáp thắc mắc, bạn đừng ngần ngại liên hệ HOTLINE 19009482 để được các chuyên gia sức khỏe của Imiale A+ hỗ trợ tận tình.
>> Có thể bạn muốn biết: