Chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe hệ tiêu hóa. Đặc biệt, trong trường hợp táo bón, thay đổi chế độ chế độ ăn giúp cải thiện đáng kể. Vậy, táo bón nên ăn gì, kiêng gì? Hãy cùng Imiale A+ tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
1. Vai trò của chế độ dinh dưỡng trong cải thiện táo bón
Phân là sản phẩm dư thừa của thức ăn sau khi được cơ thể tiêu hóa và hấp thu hết chất dinh dưỡng. Vì thế, loại thực phẩm mà người bệnh ăn ảnh hưởng trực tiếp đến kết cấu và độ đặc của phân. Điều này giải thích vì sao nhiều người gặp phải tình trạng táo bón sau khi ăn nhiều thức ăn khô cứng, khó tiêu, uống ít nước. Bên cạnh đó, những người có chế độ ăn điều độ, nhiều chất xơ, đảm bảo vệ sinh sẽ hiếm khi gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy…
Như vậy, việc lựa chọn chế độ dinh dưỡng khoa học có vai trò quan trọng trong phòng ngừa cũng như điều trị táo bón.
2. Táo bón nên ăn gì?
Táo bón có thể do giảm nhu động, kéo dài thời gian thức ăn được đẩy xuống đại tràng và hậu môn, tăng thời gian thức ăn tái hấp thu khiến phân trở nên khô và cứng. Táo bón cũng có thể do thiếu nước, thiếu chất xơ để tạo khuôn phân, phân có dạng cục nhỏ như phân dê. Ngoài ra, thức ăn khô cứng, khó tiêu cũng kéo dài thời gian tiêu hóa, tăng tái hấp thu nước là nguyên nhân gây táo bón.
Vì vậy, người bị táo bón bên cạnh việc bổ sung đủ nước nên thức ăn giàu chất xơ, thức ăn mềm, dễ tiêu. Dưới đây là một số gợi ý:
2.1. Chất xơ
Chế độ ăn thiếu chất xơ là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến táo bón. Chất xơ có vai trò tạo khuôn phân, làm mềm phân do không được hấp thu tại niêm mạc ruột và có khả năng hút nước. Do đó, phân dễ đào thải ra ngoài và ít gây đau đớn cho người bệnh táo bón.
Thực phẩm có nguồn gốc thực vật là nguồn cung cấp chất xơ chủ yếu. Dưới đây là một số gợi ý về các nguồn chất xơ tốt nhất:
- Trái cây: quả việt quất, mâm xôi, dâu tây, lê, táo, mận khô và nho khô…
- Các loại hạt: hạnh nhân, đậu phộng, hồ đào, quả óc chó, hạt bí ngô, hướng dương, hạt lanh và hạt chia…
- Rau xanh: đậu xanh, bông cải xanh, khoai lang, bí ngô, bí xanh
- Ngũ cốc nguyên hạt: gạo lứt, cám lúa mì, bột yến mạch, bánh mì nguyên cám…
Lưu ý:
- Bổ sung chất xơ nên được thực hiện từ từ, đặc biệt đối với người ít ăn chất xơ, để tránh gây đầy bụng và khó tiêu.
- Chất xơ mang lại hiệu quả tốt nhất khi được bổ sung đủ nước, vì thế người táo bón nên uống ít nhất 2-3l nước mỗi ngày.
- Ăn quá nhiều chất xơ không đem lại nhiều lợi ích hơn. Tốt nhất nên giới hạn khoảng 25-35g chất xơ mỗi ngày nếu có thể.
2.2. Nước trái cây, nước rau củ
Nước ép trái cây và rau củ cung cấp ít chất xơ hơn so với việc ăn trái cây trực tiếp, nhưng chúng cung cấp nước để tạo điều kiện cho chất xơ hoạt động tốt nhất. Tuy nhiên vẫn khuyến khích người táo bón nên ăn cả quả thay vì uống nước ép.
Lưu ý, nên uống nước ép trực tiếp từ trái cây, rau củ, hạn chế uống nước ép đóng chai. Bởi nước ép đóng chai có hàm lượng dinh dưỡng giảm, đồng thời có bổ sung chất bảo quản, nhiều đường hóa học, chất phụ gia… không tốt cho tình trạng táo bón.
2.3. Thực phẩm chứa lợi khuẩn
Hệ vi sinh vật đường ruột bao gồm cả lợi khuẩn và hại khuẩn, có vai trò duy trì các hoạt động tiêu hóa và bài xuất của cơ thể. Người bệnh táo bón có sự sụt giảm lợi khuẩn, gia tăng hại khuẩn làm gián đoạn các hoạt động tiêu hóa, rối loạn nhu động ruột. Nếu không được can thiệp sớm, các triệu chứng có thể kéo dài, khiến tình trạng táo bón nặng thêm, tiến triển thành táo bón mạn tính.
Vì vậy, việc bổ sung lợi khuẩn giúp thiết lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột giúp cải thiện đáng kể táo bón. Một số thực phẩm chứa lợi khuẩn được khuyến cáo cho người táo bón như:
- Sữa chua: Thông thường sữa chua giúp bổ sung lợi khuẩn như Streptococcus, Lactobacillus hỗ trợ tiêu hóa thức ăn, cải thiện táo bón. Tuy nhiên, 90% lợi khuẩn đường ruột thuộc hai chi lợi khuẩn Lactobacillus và Bifidobacterium, trong đó lợi khuẩn Bifidobacterium gắn đích chủ yếu tại đại tràng, giúp cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón… Do đó, nên ưu tiên lựa chọn thực phẩm bổ sung cả hai lợi khuẩn này,
- Thực phẩm khác: Phomai, dưa chua.. Tuy nhiên không khuyến khích bổ sung các loại thực phẩm này. Bởi dưa chua làm thủ công có thể không đảm bảo vệ sinh, và số lượng lợi khuẩn trong thực phẩm này không đủ lớn để mang lại hiệu quả cao trên tiêu hóa. Phomai cũng có thể chứa thành phần khó tiêu, không thích hợp cho người táo bón.
Do đó, nếu gặp tình trạng táo bón, đặc biệt táo bón mạn tính, người bệnh có thể bổ sung 1-2 hũ sữa chua mỗi ngày để tiêu hóa khỏe mạnh nhé.
Tham khảo TPBVSK Imiale A+ bổ sung 6 tỷ lợi khuẩn Bifidobacterium BB-12 và Lactobacillus LA-5 và chất xơ hòa tan hàm lượng cao, giúp cải thiện nhanh chóng các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, bao gồm cả táo bón.
>>> Xem bài viết: Táo bón nên ăn gì? Top 17 thực phẩm vàng cải thiện táo bón hiệu quả
3. Táo bón không nên ăn gì?
Một số thực phẩm khó tiêu, không lành mạnh có thể khiến tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài hơn cần tránh khi bị táo bón:
3.1. Thực phẩm chế biến sẵn
Thực phẩm chế biến sẵn có nhiều chất béo và đường khó tiêu và có hại cho sức khỏe. Những thực phẩm này còn chứa ít chất xơ. Vì thế, chúng có thể sẽ không làm cho tình trạng táo bón tồi tệ hơn nhưng chắc chắn sẽ không đem lại lợi ích gì.
3.2. Thức ăn dầu mỡ
Thức ăn nhiều dầu mỡ khó tiêu hơn và cần thời gian tiêu hóa dài hơn các loại thực phẩm khác. Chúng di chuyển chậm qua ruột kết lại không hút nước là lí do khiến phân khô cứng, người bệnh khó đại tiện hơn.
3.3. Đồ cay nóng
Đồ cay nóng như ớt, mù tạt dễ dàng gây kích ứng niêm mạc tiêu hóa, làm trì trệ quá trình tiêu hóa các thực phẩm khác. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến khó chịu và táo bón.
3.4. Thực phẩm giàu tinh bột
Rất dễ dàng nhận thấy rằng, ăn quá nhiều tinh bột, nhất là món ăn từ gạo nếp khiến bụng khó chịu và khó đi ngoài. Nguyên nhân là tinh bột từ gạo nếp có cấu trúc phân tử lớn và phức tạp hơn gạo tẻ nên cần nhiều thời gian để tiêu hóa, dễ gây táo bón hơn.
3.5. Thịt đỏ
Thịt đỏ là những loại thịt có màu đỏ và không đổi thành màu trắng khi nấu chín, như thịt bò, heo, cừu,… Đây không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến táo bón nhưng nếu người bệnh ăn quá nhiều loại thịt mà bỏ qua chất xơ thì có thể dẫn đến táo bón. Hơn nữa, ăn quá nhiều thịt đỏ cũng có nguy cơ mắc các bệnh lý khác như gout, máu nhiễm mỡ…
Lưu ý:
Người bệnh chỉ nên ăn 3 – 4 bữa thịt đỏ trong tuần. Thay vào đó, người bệnh nên tập trung vào các loại thịt trắng như gà, cá,… để đảm bảo dinh dưỡng.
3.6. Chất kích thích
Rượu bia, cà phê là những chất kích thích, mặc dù làm tăng nhu động tiêu hóa nhưng làm giảm khả năng bài tiết nước vào lòng ruột. Như vậy, những thức uống này có thể làm tăng cảm giác cần đi tiêu nhưng không thể vì phân quá khô cứng.
Hơn nữa, những đồ uống này cần hạn chế càng nhiều càng tốt vì gây hại cho sức khỏe. Một số bệnh lý khác liên quan đến rượu bia như nhiễm độc gan, bệnh tim mạch, mỡ máu,…
4. 7 mẹo dân gian chữa táo bón tại nhà
Táo bón có thể cải thiện bằng cách thay đổi chế độ ăn, tuy nhiên cần thời gian để phát huy tác dụng, Lúc này, việc áp dụng các bài thuốc dân gian được ưu tiên lựa chọn vì tính an toàn nhưng hiệu quả không kém.
Hãy cùng tìm hiểu những bài thuốc dân gian chữa táo bón dưới đây:
4.1. Mẹo chữa táo bón bằng quả mướp
Mướp chứa các hoạt chất có tác dụng kích thích tiêu hóa như cholin, phytin và các axit amin. Ngoài ra, một thành phần với hàm lượng khá lớn trong mướp là cellulose – chất xơ, có tác dụng làm mềm phân.
Cách dùng: Các món ăn từ mướp như luộc, hấp, nấu canh hoặc kết hợp với thịt, cá, tôm đều mang lại hiệu quả tốt. Ăn mướp trong bữa ăn hàng ngày sẽ thấy cải thiện sau 3 – 5 ngày.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể dùng 30g hoa mướp nấu thành nước uống. Sử dụng mỗi ngày 1 lần sẽ mang lại hiệu quả nhanh chóng và an toàn.
4.2. Mẹo chữa táo bón bằng thảo quyết minh
Các bộ phận của thảo quyết minh từ lâu đã được dùng để làm thuốc. Đặc biệt, hạt thảo quyết minh thường được chế biến dưới nhiều dạng khác nhau như túi trà, thuốc sắc, thuốc bột, hoặc dạng nước,… để điều trị táo bón. Có được tác dụng trên là nhờ thành phần chính trong thảo quyết minh là anthranoid. Chất này có vai trò làm co thắt cơ tại ruột và làm mềm phân.
Cách làm: Sử dụng khoảng 15 – 20g hạt thảo quyết minh nấu với 180ml nước
Cách dùng: Uống mỗi tối trước khi đi ngủ
4.3. Mẹo chữa táo bón bằng mận khô
Đây là phương thuốc trị táo bón tự nhiên, an toàn nhưng đem lại hiệu quả bất ngờ mà ít người biết đến. Mận chứa một lượng lớn chất xơ và sorbitol. Cả 2 chất này đều không được tiêu hóa tại ruột, có khả năng hút nước và kích thích nhu động tiêu hóa.
Nguyên liệu: 500g mận tươi, 200g mật ong
Cách làm:
- Bước 1: Mận tươi đem rửa sạch và khía đều
- Bước 2: Phơi nắng đến khi mận khô se lại, thường mất 3 – 5 ngày
- Bước 3: Trộn đều mận với mật ong và đem sấy trong 30 phút
- Bước 4: Bảo quản mận trong lọ kín
Cách dùng:
Nên ăn từ 3 – 4 quả mận khô mỗi ngày hoặc có thể hãm mận khô với nước sôi uống như trà.
4.4. Mẹo chữa táo bón từ quả bồ kết
Theo y học cổ truyền, bồ kết có vị cay, tính ấm, có khả năng thông kinh phế (phổi) và đại trường (đại tràng), giúp tiêu đờm, thông tiện.
Cách dùng:
- Đem bồ kết sao cháy, nghiền thành bột mịn, bảo quản trong lọ kín.
- Để chữa táo bón, hàng ngày lấy 2g pha với với nước cơm để uống.
4.5. Mẹo chữa táo bón bằng nha đam
Gel nha đam (lô hội) có tính nhớt, kháng khuẩn, làm tăng nhu động tiêu hóa, do đó được sử dụng như một phương thuốc nhuận tràng và giảm viêm nhiễm trong đường ruột.
Chuẩn bị: 1 nhánh lô hội tươi, đường phèn
Cách dùng:
- Bước 1: Gọt bỏ lớp vỏ xanh bên ngoài. Phần ruột lô hội đem rửa qua với nước để loại bỏ nhựa rồi cắt thành những miếng nhỏ vừa ăn.
- Bước 2: Nấu lô hội với đường phèn. Sau đó để nguội, chia 3 lần ăn trong ngày, dùng cả cái lẫn nước.
Lưu ý: Với biện pháp này, khi thấy táo bón được cải thiện thì nên ngưng ngay vì dùng kéo dài có thể chuyển thành tiêu chảy.
4.6. Mẹo chữa táo bón với đại hoàng
Đại hoàng là thảo dược, được ví như “thuốc xổ” vì khả năng kích thích nhu động ruột mạnh nhờ có thành phần anthranoid. Ngoài ra, đại hoàng còn kích thích niêm mạc tiêu hóa tiết nhầy và cân bằng hệ khuẩn chí đường ruột, cải thiện tình trạng táo bón lâu ngày.
Nguyên liệu:
- Đại hoàng: 10 – 15g
- Hậu phác, Chỉ thực, mỗi vị 6 – 8g
Cách làm: Sắc với nước. Không nên đun quá lâu
Cách dùng: Mỗi ngày uống một thang.
4.7. Mẹo chữa táo bón với cam thảo
Rễ cam thảo có tác dụng chống viêm, làm dịu niêm mạc tiêu hóa và kích thích nhu động ruột, từ đó cải thiện tiêu chảy.
Cách dùng:
- Cam thảo 30g, hãm nước sôi, uống nhiều lần trong ngày như trà. Tốt nhất là uống sau bữa ăn.
- Có thể nhai trực tiếp cam thảo
Hy vọng qua bài viết, người bệnh trả lời được câu hỏi Bị táo bón nên ăn gì, kiêng gì và có chế độ ăn hợp lý để cải thiện tình trạng táo bón. Ngoài chế độ dinh dưỡng, người bệnh có thể sử dụng một số vị thuốc dân gian quen thuộc điều trị táo bón, vừa an toàn, vừa hiệu quả như khổ qua, đại hoàng, thảo quyết minh,… để tăng hiệu quả điều trị. Nếu cần được tư vấn và giải đáp thắc mắc, bạn đừng ngần ngại liên hệ HOTLINE 19009482 để được các chuyên gia sức khỏe của Imiale A+ hỗ trợ tận tình.
>>> Xem bài viết: Cách trị táo bón đơn giản, hiệu quả tại nhà