Bị táo bón lâu ngày thường khiến người bệnh gặp nhiều khó chịu và bất tiện trong cuộc sống thường ngày. Có rất nhiều lý do dẫn đến tình trạng này như thói quen ăn uống, sinh hoạt, bệnh lý tiềm ẩn hoặc thuốc. Hãy cùng Imiale A+ tìm hiểu rõ hơn về tình trạng này và đưa ra giải pháp phù hợp.
Mục lục
1. Nguyên nhân bị táo bón lâu ngày
Để giải thích cho tình trạng táo bón kéo dài, dưới đây là một số nguyên nhân:
1.1. Do lối sống và chế độ ăn uống thiếu khoa học
Chế độ ăn uống hoặc một lối sống không lành mạnh là nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến táo bón lâu ngày. Người bệnh cần xem xét và thay đổi những thói quen không tốt này trước khi cân nhắc đến những nguyên nhân khác.
Những yếu tố liên quan lối sống và chế độ ăn có thể dẫn đến táo bón như:
- Ăn nhiều thịt, ít ăn rau
- Uống ít nước
- Tiêu thụ nhiều sữa và các sản phẩm từ sữa
- Ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ hoặc đường
- Uống quá nhiều rượu và đồ uống chứa caffein
- Lười vận động
- Nhịn đại tiện
1.2. Do tác dụng phụ của thuốc
Táo bón là một trong các tác dụng không mong muốn của thuốc. Đặc biệt, khi sử dụng các thuốc này lâu ngày, tình trạng táo bón càng kéo dài. Hầu hết thuốc gây táo bón là những thuốc có tác dụng giãn cơ, trong đó có cơ trơn tiêu hóa. Ví dụ:
- Thuốc giảm đau opioid: codein, tramadol, morphin,…
- Thuốc điều trị parkinson: amantadine, bromocriptine, pramipexole
- Thuốc chống loạn thần: Olanzapine, quetiapine, paliperidone,…
- Thuốc chống trầm cảm: imipramine, amitriptylin,…
- Thuốc chống nôn: dimenhydrinate, ondansetron, scopolamine,…
- Thuốc trị tiêu chảy: diphenoxylate, loperamide,…
- Thuốc chống dị ứng (kháng histamin): diphenhydramine, hydroxyzin,…
- Thuốc điều trị tăng huyết áp: clonidine, verapamil, hydrochlorothiazide,…
1.3. Do căng thẳng, stress kéo dài
Một số tình trạng như lo lắng, stress,… hoặc các bệnh lý tâm thần như trầm cảm có thể gây táo bón bằng các cách khác nhau. Chúng khiến người bệnh thay đổi thói quen ăn uống, đặc biệt là thèm ăn những thực phẩm không có lợi cho tiêu hóa như đồ ngọt và dầu mỡ. Đồng thời, những tình trạng và bệnh lý trên còn kích hoạt thần kinh giao cảm, làm đình trệ quá trình tiêu hóa và đào thải phân. Một số người mắc phải vấn đề này còn có xu hướng lười vận động. Tất cả những yếu tố trên đều là góp phần khiến người gặp các vấn đề về tâm lý mắc phải táo bón kéo dài.
1.4. Do bệnh lý
Nếu việc thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt không giúp cải thiện táo bón, những tình trạng và bệnh lý dưới đây có thể là gợi ý để giải thích tình trạng táo bón kéo dài. Để chắc chắn, người bệnh nên đến các trung tâm y tế hoặc bệnh viện để được thăm khám và làm xét nghiệm.
Bệnh gây tắc nghẽn trong lòng đại trực tràng
Những bệnh lý này gây nên sự chèn ép, làm gián đoạn con đường đào thải của phân, cuối cùng dẫn đến táo bón:
- Nứt hậu môn
- Tắc ruột
- Ung thư ruột kết/ trực tràng
- Hẹp ruột
- Trực tràng phình ra qua thành sau của âm đạo
Bất thường về thần kinh điều khiển đại trực tràng
Thần kinh có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự chuyển động của phân trong lòng ruột và sự co bóp của cơ trơn tiêu hóa:
- Tổn thương thần kinh thực vật (hệ thần kinh kiểm soát chức năng nội tạng)
- Đa xơ cứng
- Bệnh Parkinson
- Chấn thương tủy sống
Các vấn đề về cơ liên quan đến việc đào thải phân
Cơ vùng chậu có ảnh hưởng nhất định đến nhu động ruột. Các bệnh lý liên quan nhóm cơ này có khả năng gây táo bón mãn tính bao gồm:
- Không có khả năng thư giãn các cơ vùng chậu
- Các cơ vùng chậu không phối hợp thư giãn và co lại một cách chính xác
- Cơ vùng chậu bị suy yếu
Rối loạn nội tiết tố và bệnh chuyển hóa:
Nội tiết tố giúp cân bằng chất lỏng trong cơ thể, từ đó có thể quyết định độ cứng của phân.
- Cường cận giáp
- Mang thai
- Suy giáp
- Tiểu đường
Ngoài ra, một số bệnh lý còn gây táo bón với nhiều cơ chế khác, ví dụ tiểu đường khiến đường máu tăng cao, gây tổn thương thần kinh điều khiển chức năng ruột, dẫn đến táo bón.
>>> Tham khảo thêm bài viết: Tại sao bị táo bón? 10 Nguyên nhân gây táo bón thường gặp
2. Bị táo bón lâu ngày có sao không?
Táo bón đơn thuần thường là bệnh lành tính và hiếm khi gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bệnh không được kiểm soát và trở thành mãn tính, người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến tâm sinh lí người bệnh.
Những biến chứng thường gặp của táo bón lâu ngày bao gồm:
2.1. Trĩ nội, trĩ ngoại
Trĩ, bản chất là một búi tĩnh mạch bị giãn và phình to. Nguyên nhân hàng đầu là thói quen rặn khi táo bón. Áp lực tại trực tràng tăng, đi kèm với sự ứ trệ phân ở vị trí này, gây chèn ép và ứ máu tại tĩnh mạch trực tràng. Bệnh gây đau đớn và chảy máu mỗi khi người bệnh đi đại tiện, thậm chí khi ngồi. Mặc dù trĩ là một bệnh lành tính nhưng thường dai dẳng, tái đi tái lại, làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống người bệnh.
2.2. Nứt hậu môn
Táo bón kéo dài, phân sẽ tích tụ càng lâu trong lòng đại tràng và càng trở nên to và cứng. Chúng có thể ma sát với niêm mạc hậu môn, nhất là khi người bệnh rặn. Điều này tạo nên tổn thương ở vùng này. Người bệnh thường có biểu hiện đi cầu máu nhỏ thành giọt hoặc rò rỉ phân ngay cả khi không đại tiện.
2.3. Đại tiện không tự chủ
Tình trạng này xảy ra khi cơ thể không nhận được tín hiệu cần đi tiêu. Đồng thời, cơ vòng giãn khiến cơ thể không kiểm soát được lượng phân đào thải ra ngoài. Thậm chí một số người bệnh đi rò rỉ phân mà không có bất cứ dấu hiệu nào báo trước. Lý do là vì lượng phân quá lớn, tịch tụ tại trực tràng và hậu môn. Lâu dần, điều này làm mất sự đàn hồi của cơ vòng và người bệnh đi ngoài không kiểm soát.
Đôi khi, táo bón lâu ngày có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng như:
2.4. Tắc ruột
Lúc này, hơi, phân, và chất lỏng mắc kẹt hoàn toàn trong cơ thể. Người bệnh có thể sờ thấy thành bụng cứng, trướng to, khó đánh hơi và đau bụng.
2.5. Sa trực tràng
Khi bị táo bón lâu ngày, lượng phân tích tụ trong lòng ruột dần tăng về thể tích lẫn khối lượng, khiến trực tràng không thể nâng đỡ nổi. Hậu quả là một phần, thậm chí toàn bộ trực tràng bị căng ra và trượt ra trượt khỏi hậu môn. Bệnh lý này rất dễ nhầm lẫn với trĩ.
>>> Để sớm nhận biết tình trạng táo bón nặng và xử trí kịp thời, tham khảo: 6 dấu hiệu táo bón nặng không thể bỏ qua
3. Bị táo bón lâu ngày phải làm sao?
Đối với táo bón lâu ngày, việc sử dụng thuốc nên được ưu tiên để bệnh được cải thiện nhanh chóng nhất. Khi bệnh đã thuyên giảm, người bệnh nên duy trì các biện pháp không dùng thuốc, bao gồm thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt để ngăn ngừa bệnh quay trở lại.
3.1. Bị táo bón lâu ngày nên ăn gì và tránh ăn gì?
Tăng cường chất xơ
Chất xơ được coi là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc cải thiện táo bón. Gần như toàn bộ chất xơ ăn vào đều đi qua ruột và đào thải ra ngoài qua phân. Trong quãng đường đó, chất xơ giúp làm tăng khối lượng phân, hút nước làm mềm phần. Do đó, chất xơ giúp làm tăng tần suất đại tiện và việc đào thải phân cũng trở nên dễ dàng hơn.
Có 2 loại chất xơ, bao gồm chất xơ hòa tan và không hòa tan. Mỗi loại chất xơ có cơ chế hoạt động riêng. Tuy nhiên, chất xơ hòa tan vẫn được cho là nên được ưu tiên trong chế độ ăn của người táo bón. Lý do là vì nếu ăn quá nhiều chất xơ không hòa tan có thể khiến người bệnh đầy hơi, khó tiêu.
- Chất xơ không hòa tan: cám lúa mì, rau, ngũ cốc,…
- Chất xơ hòa tan: yến mạch, lúa mạch, các loại hạt, các loại đậu và một số loại rau củ quả khác.
Cách bổ sung chất xơ:
- Bổ sung chất xơ vào các bữa chính trong ngày, thậm chí cả bữa phụ bằng các loại hoa quả
- Bổ sung chất xơ một cách từ từ (tăng dần 5g xơ mỗi ngày).
- Không ăn quá nhiều chất xơ trong ngày (giới hạn 35g xơ/ngày).
Uống nhiều nước
Uống đủ nước, đều đặn 1,5-2 lít nước mỗi ngày sẽ giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động nhịp nhàng hơn. Đồng thời, khi cơ thể được cung cấp đủ nước, phân cũng sẽ được làm mềm, giúp người bệnh đi ngoài dễ dàng hơn.
Ngoài nước lọc, nước ép rau củ quả cũng là lựa chọn phù hợp cho người bị táo bón. Bởi ngoài cung cấp nước, chúng dễ tiêu hóa, giúp cơ thể tăng cường chất xơ, và nhiều loại vitamin có lợi.
Các loại nước cần phải hạn chế như: nước ngọt, đồ uống chứa caffein (chè, cà phê,…)
Hạn chế các thực phẩm như: đồ chiên rán, đồ ăn sẵn, đồ ngọt, sữa và các chế phẩm từ sữa.
3.2. Bị táo bón lâu ngày nên uống thuốc gì?
Những loại thuốc dưới đây có thể giúp cải thiện táo bón nhanh chóng. Khi dùng thuốc, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ. Lưu ý tránh lạm dụng thuốc. Sử dụng thuốc quá liều và dài ngày có thể gây tiêu chảy hoặc một số tác dụng phụ khác.
Thuốc nhuận tràng thẩm thấu
- Chỉ định: Người bệnh táo bón phân cứng
- Cơ chế tác dụng: Thuốc hoạt động ngay tại lòng ruột bằng cách hút và giữ nước, làm mềm phân.
- Thuốc điển hình: Lactulose: uống 10-30g/lần x 3-4 lần/ngày. Sorbitol: uống 5-15g/ngày
Thuốc nhuận tràng tạo khối
- Chỉ định: Người bệnh táo bón phân cứng. Ít có hiệu quả trên người bị táo bón do thuốc hoặc vận chuyển chậm
- Cơ chế tác dụng: Thuốc là những chất xơ hòa tan. Thuốc hút nước và tạo thành hỗn hợp giống như gel trong lòng ruột. Từ đó làm mềm phân, giúp phân di chuyển dễ dàng và kích thích nhu động ruột.
- Thuốc điển hình: Psyllium: uống 5-6 viên nang x 1-3 lần/ngày.
Thuốc nhuận tràng kích thích
- Chỉ định: Bệnh nhân táo bón có nhu động tiêu hóa giảm
- Cơ chế tác dụng: thuốc kích thích nhu động đại tràng, đẩy nhanh quá trình di chuyển phân trong ống tiêu hóa, từ đó tăng tần suất đại tiện.
- Thuốc điển hình: Bisacodyl: thuốc đạn/thuốc uống. Liều hàng ngày: 5-10mg đường uống
Thuốc khác: Thuốc thụt tháo đại tràng, thuốc làm mềm phân,…
>>> Tham khảo thêm bài viết: Tổng hợp 8 thuốc trị táo bón thông dụng, hiệu quả nhanh nhất.
3.3. Bổ sung lợi khuẩn
Hệ vi sinh đường ruột duy trì ở tỉ lệ vàng 85% lợi khuẩn – 15% hại khuẩn, nhằm duy trì các hoạt động tiêu hóa, bài xuất diễn ra trơn tru. Khi bị táo bón, hệ vi sinh này bị mất cân bằng, lợi khuẩn sụt giảm, hại khuẩn tăng sinh, gây tổn thương niêm mạc. Do đó, nếu không bổ sung lợi khuẩn, hệ vi sinh càng mất cân bằng nghiêm trọng, khiến tình trạng táo bón kéo dài dai dẳng.
Để giải quyết tình trạng táo bón lâu ngày, thuốc nhuận tràng hoặc thụt tháo là giải pháp ưu tiên để chấm dứt tình trạng này. Một chế độ ăn giàu xơ, uống nhiều nước, kết hợp thói quen sinh hoạt lành mạnh sẽ cho hiệu quả từ từ. Người bệnh cần thay đổi những thói quen này trong và sau khi kết thúc đợt điều trị bằng thuốc để ngăn ngừa bệnh tái lại. Đồng thời, người bệnh nên bổ sung lợi khuẩn để quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng và thuận lợi hơn.
Nếu cần được tư vấn và giải đáp thắc mắc, bạn đừng ngần ngại liên hệ HOTLINE 19009482 để được các chuyên gia sức khỏe của Imiale A+ hỗ trợ tận tình.