Táo bón là một bệnh về rối loạn tiêu hoá rất phổ biến, tuy nhiên nhiều người lại ít quan tâm đến nó. Mặc dù đây không phải là bệnh quá nguy hiểm, nhưng nếu bị táo bón lâu ngày sẽ gây ra các rối loạn, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và tâm lý của người bệnh. Đặc biệt, táo bón lâu ngày chính là cầu nối cho nhiều bệnh lý khác phát sinh hoặc trở nên nghiêm trọng hơn. Do vậy, bạn nên trang bị kiến thức, nhận biết các dấu hiệu bệnh lý do táo bón gây ra để phòng ngừa và điều trị sớm nhất.
Mục lục
1. Định nghĩa táo bón lâu ngày?
Táo bón là tình trạng đi đại tiện không thường xuyên hoặc phân khô cứng, khó đi ngoài. Điều này khiến người bệnh phải rặn rất mạnh, có thể gây đau, chảy máu và mất nhiều thời gian mới đi đại tiện được.
Táo bón lâu ngày là khi tần suất đi đại tiện ít hơn 3 lần/tuần và kéo dài trong vài tháng hoặc lâu hơn. Tình trạng này có thể không thuyên giảm, dù bạn thay đổi thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống hoặc tập thể dục. Nếu không có biện pháp cải thiện táo bón lâu ngày phù hợp và kịp thời thì bệnh có thể tiến triển thành bệnh mạn tính.
Phần lớn trường hợp do thiếu kiến thức về vấn đề này nên người bị táo bón lâu ngày luôn cảm thấy lo lắng và khổ sở vì không biết cách xử trí, làm tình trạng bệnh càng nặng thêm. Đó là lý do bạn cần biết nguyên nhân gây ra táo bón và các biến chứng của nó, từ đó có cách xử trí phù hợp để bảo vệ sức khoẻ của mình.
2. Nguyên nhân gây táo bón lâu ngày
Nguyên nhân phổ biến gây táo bón là: thay đổi chế độ ăn (uống không đủ nước, ăn thiếu chất xơ,…), ít vận động, căng thẳng, lo âu; lạm dụng thuốc nhuận tràng,… Tuy nhiên, nếu táo bón kéo dài lâu ngày, thì có thể còn do các nguyên nhân về bệnh lý hoặc do tác dụng phụ của các thuốc điều trị đang sử dụng.
Các nguyên nhân về sức khoẻ gồm:
- Rối loạn chức năng sàn chậu, có thể gây khó khăn trong việc phối hợp các cơ co thắt ở trực tràng
- Rối loạn nội tiết và chuyển hóa: tăng canxi huyết, cường cận giáp, hạ kali máu, suy giáp, mang thai và đái tháo đường.
- Các vấn đề về thần kinh, bao gồm bệnh đa xơ cứng, bệnh Parkinson, tổn thương tủy sống, tai biến mạch máu não, đột quỵ
- Rách ở hậu môn và trực tràng
- Các vấn đề sức khoẻ tâm thần, chẳng hạn như trầm cảm, lo âu và rối loạn ăn uống
- Bệnh đường ruột như bệnh Crohn, ung thư ruột kết, bệnh túi thừa và hội chứng ruột kích thích
- Bệnh nhân nằm bất động lâu ngày…
Một số loại thuốc có thể gây táo bón mạn tính bao gồm:
- Thuốc hướng thần: Hydrocodon, Codein, Oxycodon, Tramadol, Morphin…
- Thuốc chẹn canxi: Verapamil, Diltiazem, Nifedipin…
- Thuốc chống trầm cảm: Amitryptilin, Imipramin…
- Thuốc điều trị bệnh Parkinson: Benztropin, Trihexyphenidyl, Orphendrin…
- Thuốc giảm đau opioid: Hydrocodon, Oxycodon, Codein…
- Thuốc chống loạn thần: Clozapin, Olanzapin,…
- Thuốc lợi tiểu: Furosemid, Hydroclorothiazid…
- Thuốc kháng axit, đặc biệt là thuốc kháng axit có nhiều canxi: Hydroxyd nhôm, magie và canxi…
- Thuốc bổ sung Canxi (Canxi gluconat, Canxi carbonat, Canxi photphat…), bổ sung Sắt (Sắt fumarate, Sắt gluconate…)
- Chất chống tiêu chảy: Loperamide, Diphenoxylate
- Thuốc kháng histamine: Diphenhydramin, Loratadin…
- Thuốc chống viêm không steroid: Ibuprofen, Naproxen…
- Thuốc chống động kinh: Phenytoin, Carbamazepine…
- Thuốc nhuận tràng kích thích (sử dụng kéo dài): Bisacodyl, Senna…
3. Táo bón lâu ngày có nguy hiểm không? 10 Dấu hiệu bệnh lý
Táo bón lâu ngày có thể gây ra nhiều biến chứng, làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, sức khỏe và tâm sinh lý của người bệnh. Đặc biệt, táo bón lâu ngày còn là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý:
Bệnh đại tràng
Táo bón là một trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm loét đại tràng. Do tình trạng viêm nhiễm ở trực tràng khiến việc tống phân ra ngoài cơ thể trở nên khó khăn. Từ đó, gây ra tình trạng táo bón.
Táo bón lâu ngày còn có thể gây ra chứng đau dạ dày và đầy hơi, làm phức tạp thêm bệnh viêm loét đại tràng.
Suy giáp trạng
Đây là tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ hormone tuyến giáp để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Những hormone này đóng vai trò điều hòa quá trình trao đổi chất và chuyển hóa của cơ thể.
Tiêu hoá và đại tiện là một trong những quá trình có thể bị ảnh hưởng nếu nồng độ hormone tuyến giáp thấp. Do đó, táo bón cũng có thể là dấu hiệu của bệnh suy giáp trạng.
Tăng canxi máu
Lượng canxi máu tăng làm cho thận phải làm việc nhiều hơn, gây ra tình trạng mất nước và dẫn đến bệnh táo bón.
Biểu hiện của tăng canxi máu còn có các triệu chứng của rối loạn tiêu hoá như chán ăn, buồn nôn và nôn, đau bụng và tắc ruột.
Nhiễm độc chì
Thường xảy ra khi lượng chì hấp thụ vào cơ thể và tích tụ trong thời gian dài. Chì gây thiếu máu, đau thắt bụng, táo bón và tổn thương chức năng thận.
Suy nhược cơ thể
Khi cơ thể lao động quá sức, không được bổ sung đủ dinh dưỡng hoặc gặp một số bệnh lý về huyết áp, thiếu sắt, nhiễm trùng, suy giảm miễn dịch… sẽ khiến cơ thể suy nhược. Điều này làm nhu động ruột và trương lực các cơ thành bụng giảm gây nên táo bón.
Bệnh trĩ
Táo bón là dấu hiệu đặc trưng của bệnh trĩ. Bệnh trĩ là hiện tượng các tĩnh mạch vùng trực tràng hậu môn bị sưng lên, gây khó chịu và thậm chí là chảy máu khiến bệnh nhân đau đớn khi đi đại tiện. Điều này làm người bệnh càng sợ đi ngoài khiến tình trạng táo bón càng nặng thêm.
Bệnh tiểu đường
Táo bón là một trong những triệu chứng phổ biến nhất ở bệnh nhân tiểu đường. Khi lượng đường trong máu tăng cao sẽ làm tổn thương hệ thần kinh, bao gồm cả các dây thần kinh ruột. Điều này làm giảm nhu động ruột, khiến thức ăn và các chất cặn bã di chuyển chậm qua ruột và gây ra tình trạng táo bón.
Bệnh đa xơ cứng
Những người bị đa xơ cứng đều có triệu chứng phổ biến là táo bón. Các tổn thương thần kinh do bệnh đa xơ cứng gây ra có thể ngăn não nhận tín hiệu rằng “bạn đang cần đi ngoài” khiến cho việc đại tiện bị hạn chế.
Ngoài ra, bệnh đa xơ cứng còn làm rối loạn chức năng ruột và giảm nhu động ruột do đó gây ra tình trạng táo bón.
Ung thư ruột kết
Nếu bị ung thư, khối u sẽ đè lên các dây thần kinh trong tuỷ sống, làm chậm hoặc ngừng nhu động ruột. Ngoài ra, các khối u có thể chèn ép hoặc gây thu hẹp đường ruột và trực tràng khiến bạn khó đi đại tiện. Từ đó gây ra tình trạng táo bón.
Ngoài ra, táo bón lâu ngày cũng là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác… Do đó, bạn không nên chủ quan bỏ qua triệu chứng này. Hãy luôn đề phòng và có cách xử trí kịp thời để bệnh không tiến triển nặng hơn.
4. Bị táo bón lâu ngày phải làm sao? 10 giải pháp hữu ích
Bạn hoàn toàn có thể tự điều trị táo bón bằng những phương pháp đơn giản tại nhà, thông qua việc thay đổi chế độ ăn uống, thói quen sinh và tập thể dục… Đây cũng là cách để ngăn ngừa táo bón kéo dài và trở thành bệnh mạn tính.
Bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ như: các loại trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt, lúa mạch… Chúng hấp thụ nước và tạo hỗn hợp sệt như gel, giúp giảm độ khô cứng của phân, cải thiện tình trạng khó đi ngoài.
Uống nhiều nước: Nước giúp phân mềm hơn và được đào thải dễ dàng. Ngoài ra nó còn giúp chất xơ hoạt động tốt (hỗ trợ quá trình vận chuyển trong đường ruột). Tránh đồ uống có chứa caffein và rượu, chúng có thể gây mất nước.
Uống Cà phê: Cà phê giúp kích thích các cơ của hệ tiêu hoá rất hiệu quả. Bên cạnh đó, còn chứa một lượng nhỏ chất xơ hoà tan giúp bạn ngăn ngừa tình trạng táo bón.
Ăn mận khô: Trong mận khô chứa lượng lớn chất xơ và Sorbitol – một loại polyol có tác dụng nhuận tràng tự nhiên.
Hạn chế thực phẩm chứa chất béo bão hoà như: phô mát, thịt, trứng,…
Thay vào đó bạn nên tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất béo không bão hoà giúp chống lại táo bón. Chằng hạn như dầu ô liu, nó có tác dụng bôi trơn đường ruột giúp đi ngoài dễ dàng hơn.
Tập thể dục: Ít vận động sẽ làm giảm nhu động ruột, gây táo bón nặng hơn. Do đó, hãy tập luyện thể dục để làm tăng lưu lượng máu, kích thích nhu động ruột và cải thiện các triệu chứng của táo bón.
Tạo thói quen đi vệ sinh đều đặn: Khi bạn thay đổi chế độ ăn và thói quen sinh hoạt đột ngột thì bạn cũng sẽ làm thay đổi nhịp sinh học của đường ruột. Do đó, bạn nên cố gắng đi vệ sinh vào cùng một thời điểm trong ngày. Việc này giúp cơ thể làm quen và hình thành phản xạ để việc đi đại tiện đều đặn hơn.
Thay đổi cách bạn ngồi bồn cầu: Nâng cao chân, ngả người ra sau hoặc ngồi xổm có thể giúp đi tiêu dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, không sử dụng điện thoại hoặc các thiết bị khác khi đang đi đại tiện.
Biện pháp dùng thuốc: Sử dụng thuốc nhuận tràng (như Sorbitol, Forlax…) hoặc thuốc làm mềm phân không kê đơn (như Docusate…), thuốc nhuận tràng kích thích (Bisacodyl, Senna, Natri picosulfat,…), các loại thuốc xổ bằng dầu khoáng…
Dùng men vi sinh: Men vi sinh giúp điều trị táo bón bằng cách kích thích tăng tần suất đi vệ sinh và giảm độ đặc của phân. Một số loại thực phẩm có chứa vi khuẩn sống có lợi là: sữa chua, Miso, dưa chuột muối, dưa cải bắp và kim chi…
>>> Xem thêm: Táo bón lâu ngày và giải pháp điều trị
Táo bón lâu ngày không những khiến nhiều người cảm thấy khó chịu và bất tiện trong cuộc sống, nó còn là dấu hiệu của nhiều bệnh lý. Với những chia sẻ trên, hy vọng đã cung cấp những kiến thức cần thiết cho bạn. Từ đó giúp bạn chủ động nhận biết được các dấu hiệu bệnh lý của bạn thân và có hướng điệu trị sớm, hiệu quả. Tuy nhiên, nếu áp dụng các phương pháp trên mà tình trạng táo bón không thuyên giảm thì bạn hãy đến gặp bác sĩ để có lời khuyên và hướng xử trí an toàn, phù hợp nhất.
Nếu cần được tư vấn và giải đáp thắc mắc, bạn đừng ngần ngại liên hệ HOTLINE 19009482 để được các chuyên gia sức khỏe của Imiale A+ hỗ trợ tận tình.
>>> Xem bài viết: Rũ bỏ ám ảnh táo bón lâu ngày – Bí quyết từ chuyên gia giúp đi ngoài dễ dàng