Sôi bụng là âm thanh tạo ra bởi nhu động ruột trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Đây là hiện tượng bình thường của hệ tiêu hóa, tuy nhiên sôi bụng có thể là dấu hiệu của một bệnh lý. Vậy nguyên nhân nào gây tình trạng sôi bụng? Sôi bụng cảnh báo bệnh lý gì? Imiale A+ sẽ giải đáp những câu hỏi trên qua bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Nguyên nhân gây sôi bụng liên tục?
Các nguyên nhân gây sôi bụng liên tục được chia thành hai nhóm chính: Nguyên nhân không phải do bệnh lý và nguyên nhân do bệnh lý.
1.1. Nguyên nhân không phải do bệnh lý
- Ăn nhiều thực phẩm khó tiêu: Thức ăn khó tiêu có thời gian lưu dài tại dạ dày sẽ kích thích sinh hơi dẫn đến sôi bụng. Một số loại thực phẩm khó tiêu có thể gây sôi bụng là: Thực phẩm nhiều gia vị, nhiều đường, đồ cay nóng; các loại thịt đỏ, hải sản,…
- Thói quen ăn uống thiếu khoa học: Thói quen ăn nhanh, ăn quá no, vừa nói chuyện vừa ăn hoặc nhai không kỹ thức ăn dẫn đến nuốt nhiều khí, gây ra sôi bụng.
- Uống nhiều rượu bia hoặc đồ uống có gas: Rượu bia, đồ uống có gas ức chế tiếp peptin – một loại enzyme tiêu hóa protein và có thể kích thích ruột sinh hơi. Vì vậy, thường xuyên sử dụng rượu bia, đồ uống có gas là một nguyên nhân phổ biến gây tình trạng sôi bụng.
- Stress, căng thẳng kéo dài: Hoạt động của hệ tiêu hóa được chi phối bởi hệ thần kinh. Căng thẳng, stress kéo dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động hệ tiêu hóa dẫn đến rối loạn tiêu hóa, chướng bụng, sôi bụng.
1.2. Nguyên nhân do bệnh lý
Sôi bụng có thể là triệu chứng của bệnh lý đường tiêu hóa. Lúc này, chức năng hoặc cấu trúc của hệ tiêu hóa bị suy giảm gây cản trở quá trình tiêu hóa thức ăn, kích thích ruột sản sinh nhiều khí, dẫn đến sôi bụng.
2. Sôi bụng báo hiệu bệnh gì?
Sôi bụng có thể là lời cảnh báo về lối sinh hoạt thiếu khoa học. Tuy nhiên, tình trạng sôi bụng liên tục, sôi bụng sau ăn hoặc kèm với các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa khác thường báo hiệu bệnh lý đường tiêu hóa. Với mỗi bệnh khác nhau thì tình trạng sôi bụng sẽ kèm theo các triệu chứng khác nhau:
2.1. Sôi bụng do hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích là hội chứng rối loạn chức năng chủ yếu tại ruột già nhưng không có xuất hiện tổn thương thực thể ở ruột. Theo thống kê y khoa, có tới 83% bệnh nhân hội chứng ruột kích thích bị sôi bụng liên tục. Ngoài sôi bụng, triệu chứng thường gặp khác của hội chứng ruột kích thích là chướng bụng đầy hơi, tiêu chảy, táo bón, rối loạn đại tiện.
2.2. Sôi bụng do viêm đại tràng
Viêm đại tràng là tình trạng viêm nhiễm, tổn thương một phần hoặc toàn bộ niêm mạc đại tràng. Sôi bụng kèm đi ngoài phân nát, mùi hôi tanh là triệu chứng của viêm đại tràng. Bên cạnh triệu chứng sôi bụng, người bệnh có thể xuất hiện các dấu hiệu sau:
- Đau bụng âm ỉ hoặc đau từng cơn dọc khung đại tràng
- Phân có mủ hoặc lẫn máu tươi
- Tiêu chảy xen kẽ táo bón
- Chướng bụng, đầy hơi
2.3. Sôi bụng do nhiễm khuẩn đường ruột
Virus, vi khuẩn và ký sinh trùng xâm nhập, tấn công đường tiêu hóa, tiết ra độc tố và sinh ra bọt khí. Phân của người bệnh xuất hiện nhiều bọt. Bụng sôi kèm đi ngoài ra bọt có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm khuẩn đường ruột. Bên cạnh đó, người bệnh còn gặp các triệu chứng khác như đau bụng, buồn nôn, đi ngoài phân nước liên tục. Các triệu chứng này thường xuất hiện ngay sau khi ăn thức ăn bị nhiễm độc.
2.4. Sôi bụng do bệnh lý về dạ dày
Ở các bệnh lý này, bệnh nhân bị acid dịch vị tiết ra quá nhiều sẽ tấn công vào niêm mạc dạ dày và tạo nên các ổ loét. Người bệnh thường gặp những cơn đau bụng kèm hiện tượng bụng kêu, sôi bụng. Ngoài ra, lượng acid dạ dày cao sẽ kích thích xoang miệng tiết nước bọt. Khi đó, số lần nuốt nước bọt tăng lên kéo theo người bệnh bị nuốt nhiều không khí, dẫn tới triệu chứng ợ hơi, ợ chua.
2.5. Sôi bụng do không dung nạp thực phẩm
Không dung nạp thực phẩm là tình trạng cơ thể bị mất hoặc giảm khả năng tiêu hóa, hấp thu một số chất dinh dưỡng. Không dung nạp gluten (bệnh celiac), không dung nạp lactose là 2 bệnh lý không dung nạp thực phẩm thường gặp nhất.
Lượng lactose hoặc gluten không được tiêu hóa sẽ đi thẳng xuống ruột già, kéo nước vào ruột và được lên men bởi vi khuẩn chí sinh ra nhiều khí CO2. Do đó, người không dung nạp thực phẩm thường có triệu chứng sôi bụng ọc ọc kèm tiêu chảy. Ngoài ra, người bệnh còn gặp các triệu chứng khác như đau bụng, buồn nôn,
3. 4 mẹo dân gian trị sôi bụng
Sôi bụng liên tục gây khó chịu và làm giảm chất lượng cuộc sống người bệnh. Lúc này, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo dân gian giúp trị sôi bụng hiệu quả.
3.1. Trị sôi bụng với gừng
Theo y học dân gian, gừng có tính ấm, vị cay có tác dụng kích thích tiêu hóa, tăng cường tuần hoàn. Người bệnh có thể uống nước gừng để trị sôi bụng theo cách sau:
Bước 1: Chuẩn bị 1 củ gừng tươi, rửa sạch và thái lát
Bước 2: Pha nước gừng
- Cho khoảng 3 lát gừng tươi vào cốc
- Thêm vào cốc khoảng 200ml nước sôi
- Đậy cốc bằng đĩa trong khoảng 5 phút
Người bệnh nên uống khi cốc còn ấm và có thể thêm 1 thìa mật ong.
3.2. Lá mơ trị sôi bụng
Theo Đông y, lá mơ có vị đắng, tính cay và thường được dùng chữa đầy bụng, khó tiêu. Lá mơ là bài thuốc trị sôi bụng hiệu quả. Người bị sôi bụng có thể dùng lá mơ hấp với trứng gà. Cách làm như sau:
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
- Khoảng 50g lá mơ, rửa sạch
- 2 quả trứng gà
Bước 2: Sơ chế
- Rửa sạch lá mơ, thái nhỏ
- Trộn lá mơ với trứng gà, thêm một chút muối
Bước 3: Hấp cách thủy hỗn hợp
Người bệnh nên ăn khi nóng.
3.3. Lá tía tô trị sôi bụng liên tục
Lá tía tô thường được sử dụng chữa chứng khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, đặc biệt giúp cải thiện sôi bụng hiệu quả. Người bệnh có thể uống nước lá tía tô để trị sôi bụng. Cách làm như sau:
Bước 1: Chuẩn bị khoảng 25g lá tía tô
Bước 2: Sơ chế
- Ngâm lá tía tô trong nước muối loãng, rửa sạch và để ráo nước
- Xay nhuyễn lá tía tô
- Lọc qua lưới lọc để bỏ phần bã lá
- Lấy nước tía tô uống
3.4. Trị sôi bụng liên tục bằng tỏi
Trong tỏi chứa nhiều hợp chất là kháng sinh tự nhiên hoặc chất chống oxy hóa có tác dụng hỗ trợ hoạt động tiêu hóa, cải thiện tình trạng sôi bụng, khó tiêu. Người bệnh có thể uống nước ép tỏi để trị sôi bụng. Cách làm như sau:
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
- 3 đến 4 ánh tỏi sống
- 1 thìa mật ong
Bước 2: Ép tỏi
- Xay nhuyễn tỏi, chắt lấy phần nước
- Pha với khoảng 200ml nước ấm
- Thêm 1 thìa mật ong vào cốc, trộn đều
4. Cần làm gì để hết sôi bụng
Các mẹo dân gian chỉ có tác dụng chữa sôi bụng tạm thời. Để điều trị sôi bụng triệt để, người bệnh cần duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh kết hợp bổ sung men vi sinh đúng cách. Đối với trường hợp sôi bụng nặng, kéo dài, người bệnh có thể sử dụng thuốc để giảm nhẹ triệu chứng. Sau đây là những biện pháp trị đau bụng hiệu quả:
4.1. Biện pháp không dùng thuốc
Thay đổi chế độ ăn
Chế độ ăn quyết định hoạt động của hệ tiêu hóa cũng như tình trạng sôi bụng. Do đó, chế độ ăn của người bệnh nên tránh những nhóm thực phẩm sau:
- Thực phẩm khó tiêu như thịt bò, thịt trâu, hải sản
- Rượu bia, đồ uống có gas, cafe
- Thức ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ
- Thức ăn nhanh như xúc xích, khoai tây chiên, bim bim,…
Bên cạnh đó, người bệnh cần bổ sung những nhóm thực phẩm sau:
- Rau xanh: rau khoai, rau ngót, cần tây
- Hoa quả: chuối, đu đủ, cam, dứa, táo
- Thực phẩm lên men tự nhiên: sữa chua, đậu phụ, kim chi
- Thức ăn mềm: cháo, thịt xay, cơm nhão
Thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt
Thói quen ăn uống, sinh hoạt khoa học cũng giúp cải thiện tình trạng sôi bụng liên tục:
- Ăn chậm, nhai kỹ, không ăn quá no
- Ăn chín, uống sôi
- Không ăn khuya
- Không làm việc riêng trong bữa ăn
- Không nằm hoặc vận động, đi lại mạnh ngay sau khi ăn
- Tăng cường vận động, giữ tâm lý thoải mái
Bổ sung men vi sinh
Men vi sinh giúp bổ sung lợi khuẩn, thiết lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp cải thiện các rối loạn tiêu hóa. Đặc biệt, người bệnh nên bổ sung chủng lợi khuẩn thiết yếu đường tiêu hóa, có khả năng sống, gắn đích bền vững để mang lại hiệu quả nhanh.
Men vi sinh Imiale A+ là bổ sung 2 chủng lợi khuẩn sống, thiết yếu tại đường tiêu hóa Bifidobacterium BB-12 và Lactobacillus LA-5 kết hợp chất xơ hòa tan Inulin hàm lượng cao. Imiale A+ được ứng dụng công nghệ bao kép độc quyền từ nhà sản xuất lợi khuẩn hàng đầu Đan Mạch, đảm bảo lợi khuẩn sống sót khi qua môi trường acid dạ dày và gắn đích lên đến 90%. Hiệu quả của Imiale A+ đã được chứng minh qua hơn 450 nghiên cứu lâm sàng và được các tổ chức uy tín thế giới khuyên dùng.
4.2. Biện pháp dùng thuốc
Sôi bụng là kết quả của việc nhu động ruột hoạt động quá mức hoặc đường ruột tích trữ quá nhiều khí. Do đó, nếu biện pháp không dùng thuốc không đạt hiệu quả, người bệnh có thể sử dụng các thuốc có tác dụng chống co thắt ruột hoặc thuốc giảm đầy hơi. Người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để có phác đồ điều trị thuốc phù hợp. Một số thuốc trị sôi bụng thường được bác sĩ kê đơn là:
Thuốc Spasmaverine: Thuốc có tác dụng giãn các cơ ở ruột, giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích.
- Liều dùng dành cho người lớn: 60-120mg x 1-3 lần/ngày
- Lưu ý: Thuốc được dùng cho người trên 12 tuổi bị sôi bụng do nhu động ruột co thắt mạnh.
Thuốc Gas-X: Thuốc có tác dụng kiểm soát áp lực khí trong ruột, giúp giảm chướng bụng, sôi bụng.
- Liều dùng: 1-2 viên/lần và không nên dùng quá 4 viên/ngày
- Lưu ý: Người bệnh nên uống thuốc sau bữa ăn để tránh bị kích ứng dạ dày.
Thuốc Simethicone: Thuốc được sử dụng để điều trị chứng sôi bụng, khó tiêu, ợ hơi.
- Liều dùng dành cho người lớn: 60 – 125mg x 4 lần/ngày, tối đa 500mg/ngày
- Lưu ý: Người bệnh nên uống sau ăn hoặc trước khi đi ngủ
Sôi bụng không phải là một triệu chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, sôi bụng liên tục là lời cảnh báo về sự suy giảm về hoạt động và chức năng của hệ tiêu hóa. Người bệnh cần đến các cơ sở y tế để thăm khám kịp thời. Các bài thuốc dân gian kết hợp với biện pháp điều chỉnh lối sống, biện pháp dùng thuốc sẽ giúp cải thiện sôi bụng hiệu quả. Người bị sôi bụng cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn.
Nếu cần được tư vấn và giải đáp thắc mắc, bạn đừng ngần ngại liên hệ HOTLINE 19009482 để được các chuyên gia sức khỏe của Imiale A+ hỗ trợ tận tình.