Sau khi ngộ độc thực phẩm (trúng thực), người bệnh cần có chế độ ăn hợp lý để tránh ảnh hưởng nặng nề đến đường ruột, đồng thời bổ sung dinh dưỡng để cơ thể mau chóng hồi phục. Vậy ngộ độc thực phẩm nên ăn gì và uống gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp trả lời câu hỏi này và gợi ý chế độ ăn mau hồi phục.
Mục lục
1. Nguyên tắc dinh dưỡng cho người ngộ độc thực phẩm
Chế độ dinh dưỡng hợp lý rất quan trọng với người bệnh ngộ độc thực phẩm. Dưới đây là những nguyên tắc cơ bản mà người bệnh cần tuân thủ:
1.1. Uống nhiều nước
Nôn, tiêu chảy là những dấu hiệu thường gặp khi ngộ độc thực phẩm. Điều này có thể dẫn đến mất nước và mất cân bằng điện giải. Người bệnh có thể mệt mỏi, chóng mặt, nặng hơn là rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp,… Để ngăn ngừa và cải thiện những ảnh hưởng trên, uống nhiều nước và bổ sung điện giải luôn là biện pháp ưu tiên hàng đầu vì dễ thực hiện và đem lại hiệu quả cao.
1.2. Bổ sung dinh dưỡng
Người ngộ độc thực phẩm cần tránh ăn bất cứ thứ gì trong 4-5 giờ sau khi có biểu hiện ngộ độc để tránh hệ tiêu hóa đang bị tổn thương phải hoạt động. Khi các triệu chứng đã bắt đầu thuyên giảm, người bệnh cần thực hiện một chế độ dinh dưỡng phù hợp và khoa học để cơ thể để tăng cường đề kháng, tránh suy nhược và mau hồi phục sau ngộ độc thực phẩm.
1.3. Bổ sung probiotic
Ngộ độc thực phẩm làm tăng cường hại khuẩn, sụt giảm lợi khuẩn dẫn đến mất cân bằng hệ vi khuẩn chí đường ruột. Vì vậy, việc bổ sung lợi khuẩn sống (probiotic) có vai trò rất lớn trong việc cải thiện triệu chứng của ngộ độc thực phẩm. Lợi khuẩn giúp tái thiết lập cân bằng hệ khuẩn chí, tạo hàng rào bảo vệ niêm mạc khỏi các tác nhân gây hại như độc tố và các ký sinh trùng. Đồng thời, lợi khuẩn cũng giúp hồi phục chức năng tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, từ đó hồi phục sức khỏe cho người bệnh.
>>>Xem thêm: Cách chữa ngộ độc thực phẩm tại nhà
2. Ngộ độc thực phẩm nên ăn gì?
Không phải thực phẩm nào cũng có lợi cho người ngộ độc thực phẩm. Người bệnh nên áp dụng chế độ ăn nhạt, lựa chọn những món ăn dễ tiêu, tuy nhiên vẫn cần đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng để đảm bảo nhu cầu thiết yếu của cơ thể, bao gồm đạm, tinh bột và chất béo. Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn:
2.1. Chế độ ăn BRAT
Thức ăn BRAT là ưu tiên hàng đầu cho người bệnh. BRAT bao gồm:
- B – Banana: Chuối
- R – Rice: Món từ gạo như cơm, cháo,…
- A – Apple: Táo
- T – Toasted Bread: Bánh mì nướng
Đây là nhóm thực phẩm ít béo, ít đường và ít chất xơ. Chế độ ăn này dễ tiêu, giúp hệ tiêu hóa không cần hoạt động nặng nề, tránh ảnh hưởng đến niêm mạc tiêu hóa đang bị tổn thương.
2.2. Ngũ cốc ít chất xơ
Ngũ cốc ít xơ không làm nặng thêm tình trạng tiêu chảy và đầy hơi của người bệnh mà còn cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết.
Người bệnh nên ăn kèm ngũ cốc ít chất xơ kèm sữa chua để tăng cường bổ sung lợi khuẩn, sớm cải thiện tình trạng ngộ độc.
2.3. Lòng trắng trứng
Trứng chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, bao gồm các axit amin, vitamin và muối khoáng. Đặc biệt, lòng trắng trứng chứa ít lipid. Vì vậy, các món ăn chế biến từ trứng, nhất là lòng trắng giúp hồi phục sức khỏe nhanh chóng sau ngộ độc.
Món ăn đơn giản nhất từ trứng là trứng luộc. Ngoài ra, có thể chế biến thành món cháo trứng vì dễ ăn, dễ tiêu hóa và đầy đủ dinh dưỡng:
- Nguyên liệu: gạo trắng, trứng, rau thơm (ví dụ tía tô), muối.
- Cách thực hiện:
- Bước 1: Nấu chín cháo trắng.
- Bước 2: Đổ trứng vào cháo và khuấy đều đến khi trứng chín.
- Bước 3: Bắc cháo khỏi bếp, sau đó băm nhỏ tía tô, muối vừa đủ vào cháo
2.4. Yến mạch
Ngoài các cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, yến mạch còn bổ sung nhiều năng lượng và các chất chống oxy hóa, làm dịu những tổn thương tiêu hóa do ngộ độc thực phẩm.
Các món ăn từ yến mạch có lợi nhất cho người bệnh là món cháo yến mạch
- Nguyên liệu: Yến mạch, cà rốt, gạo trắng, rau mùi, dầu oliu, muối
- Cách thực hiện:
- Bước 1: Bắc nồi lên bếp, đun sôi nước. Đổ yến mạch vào từ từ và khuấy đều để yến mạch chín đều.
- Bước 2: Khi yến mạch sôi, cho lửa nhỏ và đợi 7-10 phút. Khuấy đều trong cả quá trình để cháo chín đều
- Bước 3: Bỏ cà rốt đã thái nhỏ vào. Đun tiếp 5 phút, tắt bếp thì cho rau mùi, muối và dầu oliu vào cháo.
2.5. Khoai tây nghiền
Khoai tây bổ sung chủ yếu là tinh bột và năng lượng. Cách chế biến món ăn từ khoai tây cho người bệnh ngộ độc như sau
- Bước 1 – Luộc khoai tây: Khoai tây đã gọt vỏ, rửa sạch và cho vào nồi, luộc chín trong khoảng 10-20 phút
- Bước 2 – Nghiền khoai tây: Vớt khoai tây ra bát. Sử dụng thìa/ nĩa hoặc máy xay để nghiền mịn khoai tây
- Bước 3: Trộn đều khoai với một chút muối và dầu oliu để tăng hương vị
3. Ngộ độc thực phẩm không nên ăn gì?
Sau ngộ độc thực phẩm, người bệnh cần tránh một số loại thực phẩm có khả năng gây kích ứng hoặc làm đầy bụng:
- Thức uống có cồn (rượu, bia) và caffeine (cà phê, trà xanh, nước uống tăng lực…): Những thức uống này dễ kích thích tiêu hóa, làm tăng nhu động ruột và làm tăng tình trạng buồn nôn, nôn và tiêu chảy của người bệnh.
- Thức ăn cay hoặc quá ngọt: Những gia vị này kích thích ruột hoạt động trong khi hệ tiêu hóa của người bệnh cần có thời gian để nghỉ ngơi.
- Thức ăn chứa nhiều dầu mỡ (thịt mỡ, gà rán, khoai tây chiên…): Chất béo cần nhiều thời gian để tiêu hóa. Điều này khiến đường ruột vốn tổn thương phải tăng co bóp và tiết enzym tiêu hóa. Kết quả chất béo tích lũy lâu trong lòng ruột, khiến người bệnh càng có cảm giác đầy bụng và nặng thêm tình trạng tiêu chảy.
- Những thực phẩm tươi sống, không được nấu chín đúng cách:
- Sushi và các sản phẩm từ cá khác được chế biến sống hoặc nấu chưa chín
- Thịt nguội, xúc xích không được làm nóng hoặc nấu chín
- Các sản phẩm từ sữa và nước trái cây chưa tiệt trùng
- Trái cây và rau sống
- Các thực phẩm dễ gây đầy hơi: Thực phẩm chứa đường lên men (thức ăn FOODMAP), bị vi khuẩn trong lòng ruột lên men và sinh khí như cải bắp, hành, tỏi,…
4. Ngộ độc thực phẩm nên uống gì?
Ngoài nước lọc, những loại nước được bổ sung chất dinh dưỡng hoặc điện giải dưới đây sẽ tăng cường tác dụng cải thiện các vấn đề của ngộ độc thực phẩm gây ra:
- Nước bổ sung điện giải (nước oresol, nước uống thể thao, nước dừa): cung cấp các chất điện giải, chủ yếu là natri, kali,…bị mất đi trong quá trình tiêu chảy và nôn mửa
- Nước mật ong: làm dịu ống tiêu hóa, bảo vệ niêm mạc ruột khỏi các tác nhân oxy hóa.
- Nước hầm thịt, rau củ: Bổ sung chất đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng dễ dàng và hiệu quả với người bệnh ngộ độc thực phẩm, nhất là khi cơ thể đang khó tiêu thụ thức ăn rắn.
- Trà bạc hà: giúp điều hòa nhu động ruột, giảm đau bụng
- Trà gừng: giúp cầm nôn, làm dịu dạ dày.
5. Ngộ độc thực phẩm cần lưu ý gì?
5.1. Không tự ý sử dụng thuốc khi ngộ độc thực phẩm
Người bệnh không được tự ý uống thuốc, đặc biệt là thuốc cầm tiêu chảy, thuốc cầm nôn. Bởi tiêu chảy là phản xạ của cơ thể nhằm đào thải những độc tố và vi sinh vật gây bệnh. Việc uống thuốc cầm tiêu chảy chỉ giúp cải thiện triệu chứng tức thời nhưng độc tố không được đào thải có thể khiến bệnh trở nên tồi tệ và kéo dài dai dẳng hơn.
5.2. Bổ sung lợi khuẩn – Giải pháp cho đường ruột khỏe
Ngộ độc thực phẩm gây mất cân bằng nghiêm trọng cân bằng hệ vi sinh đường ruột, đặc biệt là sự sụt giảm lợi khuẩn, khiến quá trình phục hồi kéo dài hơn. Vì vậy, người bệnh cần bổ sung lợi khuẩn, chủ yếu là Bifidobacteria và Lactobacillus. Đây là hai lợi khuẩn thiết yếu đường tiêu hóa, mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh ngộ độc thực phẩm:
- Thiết lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột
- Ức chế hại khuẩn: Số lượng lớn lợi khuẩn cạnh tranh vị trí bám và dinh dưỡng với hại khuẩn, từ đó ức chế và tiêu diệt hại khuẩn.
- Tạo hàng rào bảo vệ niêm mạc, giúp niêm mạc có thời gian phục hồi sau tổn thương.
Lần đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, men vi sinh Imiale A+ bổ sung lợi khuẩn Bifidobacterium BB-12 và Lactobacillus LA-5, lợi khuẩn thiết yếu nhất của đường tiêu hóa, giúp phục hồi niêm mạc tiêu hóa nhanh chóng sau ngộ độc thực phẩm. Ngoài ra, Imiale A+ còn giúp cải thiện các vấn đề rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích.
Imiale A+ hoàn toàn an toàn, yên tâm khi bổ sung lâu dài. Imiale A+ đã được các tổ chức quốc tế chứng nhận và tin dùng: FDA (Hoa Kỳ), EFSA (Châu Âu) và tổ chức Tiêu hóa Thế giới WGO.
Sau ngộ độc thực phẩm, điều quan trọng là người bệnh nên được bổ sung nước và các chất dinh dưỡng cần thiết để cơ thể mau chóng phục hồi sức khỏe. Không phải bất cứ thực phẩm hay đồ uống nào cũng phù hợp với người bệnh, nhất là là khi chúng có chứa những chất khó tiêu và dễ kích ứng dạ dày như chất béo, các loại gia vị mạnh, caffein, cồn… Hy vọng qua bài viết, người bệnh đã biết được trúng thực nên ăn gì để xây dựng chế độ ăn hợp lí, cải thiện bệnh nhanh chóng.
Nếu cần được tư vấn và giải đáp thắc mắc, bạn đừng ngần ngại liên hệ HOTLINE 1900 9482 để được các chuyên gia sức khỏe của Imiale A+ hỗ trợ tận tình.