Ngộ độc thực phẩm là kết quả của việc ăn phải thức ăn bị ô nhiễm, ôi thiu hoặc chứa các chất độc hại. Nhận biết sớm các triệu chứng của ngộ độc để có biện pháp sơ cứu kịp thời sẽ giúp người bệnh qua cơn nguy kịch, tránh những hậu quả khôn lường. Trong bài viết dưới đây, Imiale A+ sẽ cung cấp những thông tin hữu ích giúp bạn đọc nhận biết và sơ cứu người bệnh ngộ độc thực phẩm.
Mục lục
1. Dấu hiệu ngộ độc thực phẩm
Khi bị ngộ độc thức ăn, người bệnh sẽ có triệu chứng ở các mức độ nặng hay nhẹ phụ thuộc vào nguyên nhân ngộ độc, lượng chất độc đã nạp vào cơ thể và sức đề kháng bản thân. Tuy nhiên, đa số các trường hợp ngộ độc thực phẩm sẽ có một số triệu chứng điển hình sau:
- Tiêu chảy phân lỏng, nước
- Đau bụng dữ dội
- Buồn nôn, nôn mửa
- Sốt
- Mệt mỏi
- Đau đầu
Các triệu chứng thường xuất hiện trong khoảng thời gian ngắn sau khi ăn thức ăn bị ô nhiễm. Thời gian này dài hay ngắn phụ thuộc vào thực phẩm gây ngộ độc. Các triệu chứng có thể khởi phát ngay sau khi ăn vài phút, nhưng cũng có thể sau vài ngày đến vài tuần mới xuất hiện triệu chứng.
Các triệu chứng ngộ độc có thể bị nhầm lẫn với các bệnh đường ruột. Tuy nhiên, nếu trong một tập thể có ít nhất 2 người trở lên cùng gặp các triệu chứng tương tự khi sử dụng cùng một thực phẩm, (nhưng những người không ăn thì không có dấu hiệu) thì khả năng bị ngộ độc thực phẩm của nhóm người này là khá cao.
Dấu hiệu phát hiện ngộ độc cũng được căn cứ dựa trên nguyên nhân gây bệnh. Nếu quan sát thức ăn thấy có dấu hiệu sau, có thể bệnh nhân đã bị ngộ độc thực phẩm:
- Thức ăn có dấu hiệu ôi thiu, nấm mốc
- Thức ăn bị nhiễm hóa chất độc hại
- Thức ăn nhiễm giun sán
- Thức ăn chưa được nấu chín như rau sống, tiết canh, gỏi cá
Triệu chứng ngộ độc thực phẩm nặng
Nếu tình trạng nặng hoặc không được điều trị kịp thời, ngoài các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa, người bệnh có thể gặp các rối loạn thần kinh, rối loạn tim mạch, giảm sức đề kháng. Người bệnh ngộ độc nặng có thể gặp các triệu chứng sau:
- Tiêu chảy ra máu
- Mất nước: khô môi, khát nước, mắt trũng, da nhăn, mạch nhanh
- Tê liệt cơ, đau đầu, chóng mặt
- Ngất, tụt huyết áp, loạn nhịp tim, trụy tim mạch
- Sốc nhiễm khuẩn
Ngộ độc thực phẩm nhẹ thì gây mệt mỏi, khó chịu, ngộ độc nặng không được chữa trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong. Vì vậy, việc trang bị những kiến thức về cách sơ cứu và cách chăm sóc người bị ngộ độc thực phẩm là rất cần thiết.
2. Cách sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm
Ngay khi phát hiện dấu hiệu ngộ độc thực phẩm, người bệnh cần được tiến hành sơ cứu càng sớm càng tốt. Sơ cứu đúng cách và kịp thời sẽ ngăn ngừa các triệu chứng trở nặng, giảm nguy cơ tử vong.
Trong trường hợp có nhiều người bị ngộ độc sau khi cùng sử dụng một loại thực phẩm, người dân phải thông báo ngay đến cơ sử y tế gần nhất.
2.1. Gây nôn cho người ngộ độc thực phẩm
Trước tiên, cần gây nôn nếu bệnh nhân không có biểu hiện nôn. Gây nôn nhằm loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể, ngăn độc tố hấp thu vào cơ thể và gây hại cho bệnh nhân. Do đó, người bệnh cần được gây nôn sớm nhất có thể, nôn càng nhiều thì càng có lợi cho người bệnh.
Cách gây nôn khi ngộ độc thực phẩm:
- Bước 1: Cho bệnh nhân uống một ly nước muối sinh lý 0,9%
- Bước 2: Rửa tay bằng nước muối sinh lý để vệ sinh tay
- Bước 2: Dùng ngón trỏ móc, ngoáy tại vị trí góc cuống lưỡi gần họng để kích thích cảm giác nôn của người bệnh.
Lưu ý:
- Nên gây nôn khi người bệnh ở tư thế ngồi. Nếu người bệnh nằm nôn thì cần nằm nghiêng, nằm gối cao để tránh dịch nôn tràn ngược vào phổi.
- Chỉ nên áp dụng khi người bệnh còn tỉnh táo và chưa có dấu hiệu ngộ độc nặng vì gây nôn lúc này dễ gây ngạt thở, nguy hiểm đến tính mạng.
- Móc họng nhẹ nhàng tránh tổn thương niêm mạc.
2.2. Cho bệnh nhân uống nhiều nước và nghỉ ngơi
Dịch nôn và tiêu chảy nhiều lần khiến người bệnh bị mất một lượng nước lớn. Mất nước kéo theo mất điện giải sẽ dẫn tới nhiều mất nước, cơ thể suy nhược. Do đó, người bị ngộ độc cần nghỉ ngơi và bổ sung lại nước và điện giải đã mất.
Để khắc phục tình trạng mất nước và điện giải, người bệnh cần sử dụng dung dịch bù nước và điện giải Oresol.
Cách dùng: Pha Oresol bằng nước nguội hoặc dung dịch Oresol pha sẵn, sử dụng trong vòng không quá 24h, uống sau mỗi lần tiêu chảy hoặc sau khi nôn. Cần lưu ý pha Oresol đúng theo tỷ lệ như trong hướng dẫn sử dụng được ghi trên bao bì sản phẩm.
Liều dùng: đối với người trưởng thành, liều dùng của Oresol là 75 mg/kg cân nặng.
Ngoài dung dịch bù nước và điện giải Oresol, người bệnh có thể dùng thêm một số loại nước như nước khoáng, nước luộc gà, nước canh, nước hoa quả. Nguồn nước của người bệnh phải được đảm bảo là nguồn nước sạch, được đun sôi.
3. Hậu quả của ngộ độc thực phẩm
Nếu bệnh nhân ngộ độc thực phẩm được sơ cứu kịp thời sẽ dần hồi phục. Tuy nhiên, ngộ độc thực phẩm để lại một số hậu quả, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh:
- Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột: Độc tố có thể tiêu diệt lợi khuẩn, làm mất cân bằng hệ vi sinh và gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa sau ngộ độc như tiêu chảy, táo bón, tiêu chảy táo bón thất thường….
- Suy giảm chức năng đường ruột: Độc tố trong thực phẩm gây tổn thương niêm mạc ruột, dẫn đến giảm chức năng của đường ruột như rối loạn nhu động ruột, giảm tiết enzym tiêu hóa,… dẫn đến tiêu hóa, hấp thu và bài xuất kém.
- Suy giảm sức đề kháng: 70-80% tế bào miễn dịch của cơ thể phân bố ở ruột. Do đó, đường ruột bị tổn thương kéo theo giảm sản sinh chất kháng khuẩn, kháng thể, gây suy giảm sức đề kháng.
4. Cách chăm sóc người bị ngộ độc phẩm
Để khắc phục những hậu quả sau ngộ độc thực phẩm, người bệnh cần được chăm sóc phục hồi đúng cách:
4.1. Thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh
Người bị ngộ độc nên hạn chế những thức ăn rắn và thô cho đến khi triệu chứng tiêu chảy và nôn mửa được cải thiện. Thay vào đó, người bệnh nên sử dụng các món ăn nhạt, dễ tiêu hóa và ít chất béo để xoa dịu dạ dày.
Ngoài ra, người ngộ độc thường cảm thấy mệt mỏi do mất nước và giảm hấp thu các chất dinh dưỡng. Do vậy, người bệnh cần được bổ sung dinh dưỡng hợp lý để sớm cải thiện sức khỏe.
Một số thực phẩm gợi ý dành cho bữa ăn người bị ngộ độc thực phẩm là:
- Bánh quy mặn
- Cơm, cháo, yến mạch
- Khoai tây, rau luộc, chuối
- Canh gà
- Nước trái cây
Để tránh những triệu chứng khó chịu xuất hiện, người bệnh không nên ăn những thực phẩm khó tiêu hóa như:
- Các sản phẩm làm từ sữa
- Đồ chiên rán, đồ ăn nhiều chất béo
- Thực phẩm chứa nhiều đường
- Thức ăn cay, nóng
- Đồ uống chứa cafein, rượu, bia
Bên cạnh đó, trong suốt quá trình điều trị, người bệnh phải sử dụng thực phẩm tươi ngon và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Các bữa ăn cũng nên được chia thành nhiều bữa nhỏ để tránh gây quá tải cho hệ tiêu hóa.
4.2. Bổ sung lợi khuẩn
Bổ sung lợi khuẩn giúp thiết lập cân bằng hệ vi sinh, cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa nhanh chóng nên rất cần thiết cho người bệnh sau ngộ độc thực phẩm.
Đặc biệt, lợi khuẩn còn giúp phục hồi niêm mạc tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng cho người bệnh bằng cách:
- Lợi khuẩn tiết enzym tiêu hóa, hỗ trợ quá trình tiêu hóa
- Lợi khuẩn có khả năng điều hòa tính thấm ruột, cải thiện nhu động ruột.
- Lợi khuẩn bám dính tốt vào niêm mạc tiêu hóa sẽ tạo hàng rào bảo vệ giúp hồi phục hiệu quả những tổn thương do độc tố gây ra.
- Lợi khuẩn kích thích sinh kháng thể, tăng cường sức đề kháng.
Tuy nhiên, không phải chủng lợi khuẩn nào cũng giúp phục hồi niêm mạc nhanh chóng. Theo các chuyên gia y tế, người bệnh cần lựa chọn chủng lợi khuẩn sống, thiết yếu và bám dính tốt tại đích tác dụng.
Imiale A+ chứa 6 tỷ lợi khuẩn sống Bifidobacterium BB-12 và Lactobaccilus LA-5, là hai chủng lợi khuẩn thiết yếu tại đại tràng và ruột non, đồng thời bổ sung 4g chất xơ hòa tan, mang lại công thức tối ưu cho đường ruột khỏe mạnh. Hiệu quả và an toàn của Imiale A+ đã được chứng minh qua hơn 450 nghiên cứu lâm sàng và được các tổ chức quốc tế uy tín chứng nhận và khuyên dùng.
Imiale A+ là giải pháp cho người bệnh cần phục hồi tiêu hóa sau ngộ độc thực phẩm.
>>>Tham khảo sản phẩm: IMIALE A+ hỗ trợ rối loạn tiêu hóa
Ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng lớn đến tinh thần và sức khỏe, người bệnh không thể chủ quan. Nhận biết sớm và sơ cứu kịp thời sẽ giúp người bị ngộ độc hạn chế tối đa những hậu quả khôn lường. Để ngăn ngừa tình trạng ngộ độc thực phẩm, mỗi người cần duy trì lối sống lành mạnh, chế độ ăn khoa học đồng thời bổ sung lợi khuẩn để hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh.
Nếu cần được tư vấn và giải đáp thắc mắc, bạn đừng ngần ngại liên hệ HOTLINE 19009482 để được các chuyên gia sức khỏe của Imiale A+ hỗ trợ tận tình.