Táo bón là tình trạng rối loạn tiêu hóa chắc hẳn ai cũng đã từng trải qua, do triệu chứng không nghiêm trọng nên nhiều mẹ bầu thường bỏ qua. Tuy nhiên, nếu để táo bón kéo dài sẽ gây ra hậu quả xấu cho mẹ và em bé. Trong bài viết dưới đây, IMIALE A+ sẽ cung cấp cho người đọc một số mẹo chữa táo bón cho bà bầu hiệu quả và dễ thực hiện.
Mục lục
1. Nguyên nhân bà bầu bị táo bón khi mang thai
Có nhiều nguyên khác nhau gây ra tình trạng táo bón, dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến bà bầu bị táo bón:
Áp lực của tử cung
Tử cung phát triển gây áp lực lên ruột, chèn ép dây thần kinh, tĩnh mạch, cản trở sự co bóp của nhu động ruột khiến phân chất thải khó di chuyển ra khỏi cơ thể hơn.
Thay đổi hormone
Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu tiết nhiều hormone progesterone. Đây là hormone làm giãn ruột, gây giảm sự co bóp nhu động ruột khiến phân ở trong đường ruột lâu hơn. Từ đó phân bị đại tràng hấp thu nước và gây ra tình trạng táo bón.
Bổ sung sắt
Hàm lượng sắt mẹ bầu nhận được sẽ giúp cơ thể tạo ra lượng máu cần thiết để lưu thông oxy khắp cơ thể của bạn và em bé. Tuy nhiên, khi bổ sung lượng sắt quá nhiều khiến cơ thể không hấp thu được hết và gây tích tụ, đào thải ra ngoài theo phân khiến mẹ bầu bị táo bón.
Lười vận động
Do kích thước thai nhi ngày càng lớn nên mẹ bầu gặp khó khăn trong việc vận động hơn. Ít vận động trong thời gian dài sẽ làm giảm chức năng co bóp của hệ tiêu hóa, dẫn đến táo bón ở bà bầu.
Bệnh lý:
- Tiểu đường thai kỳ: tiểu đường gây biến chứng hệ thần kinh thực vật khiến đường ruột bị mất nước, nhu động ruột giảm gây ra táo bón ở mẹ bầu.
- Suy giáp: là tình trạng giảm nồng độ hormon tuyến giáp ảnh hưởng đến các chu trình chuyển hóa của các bộ phận trong cơ thể khiến mẹ bầu mệt mỏi, chán ăn, táo bón,…
2. 5 mẹo giúp điều trị táo bón cho mẹ bầu hiệu quả nhất
2.1. Rau diếp cá
Đây là phương pháp trị táo bón đã được dân gian áp dụng từ xa xưa. Trong thành phần của diếp cá chứa hàm lượng lớn chất xơ, tinh dầu,… giúp điều hòa co bóp nhu động ruột, hấp thu nước từ ruột vào phân, hạn chế tình trạng táo bón. Mẹ bầu có thể ăn trực tiếp rau diếp cá hoặc xay thành nước ép.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị 100g rau diếp cá, rửa sạch và ngâm rau trong nước muối loãng 30 phút
- Bước 2: Xay rau diếp cá cùng 100ml nước lọc, rồi uống, mẹ bầu nên kiên trì uống 3 lần/1 tuần và kéo dài 2-3 tuần để thấy hiệu quả rõ rệt.
2.2. Dùng mật ong
Theo kinh nghiệm của ông cha ta, mật ong là nguyên liệu dễ tìm, phổ biến có công dụng nhuận tràng, giảm táo bón. Trong mật ong chứa đường fructose, 15% nước cùng một số hoạt chất chống oxy hóa giúp bôi trơn để phân di chuyển ra ngoài dễ dàng hơn, kích thích nhu động ruột, cải thiện tình trạng táo bón hiệu quả.
Mẹ bầu nên uống mật ong với nước ấm vào mỗi sáng thức dậy, trước khi ăn sáng để đạt được hiệu quả tốt nhất.
2.3. Dùng dầu dừa
Thành phần dầu dừa chứa chủ yếu axit béo bão hòa, chất chống oxy hóa,… có công dụng bôi trơn, giúp kích thích co bóp nhu động ruột và làm mềm phân, tăng loại bỏ các chất cặn bã ra khỏi đường tiêu hóa, điều trị táo bón khi mang thai.
Mẹ bầu có thể uống trực tiếp 1-2 thìa nhỏ dầu dừa vào buổi sáng hoặc cho dầu dừa vào thực phẩm trong bữa ăn.
2.4. Dùng nha đam
Lá nha đam chứa hoạt chất emodin và barbaloin, tan trong nước, không bị thủy phân tại ruột non. Tại ruột già, nhờ sự xúc tác của hệ vi sinh đường ruột đã biến đổi emodin thành anthranoid, có công dụng: tăng hấp thu nước làm mềm phân, tăng co bóp nhu động ruột, đẩy phân đào thải khỏi cơ thể nhanh hơn, cải thiện tình trạng táo bón hiệu quả.
Tuy nhiên, mẹ bầu không nên dùng lá nha đam với lượng lớn kéo dài, bởi có thể gây tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 200g lá nha đam, mật ong hoặc sữa chua
- Gọt phần vỏ bên ngoài, rửa sạch lấy phần thịt nha đam bên trong.
- Thái nhỏ thành các viên nhỏ, đun phần nha đam với 400ml nước trên lửa nhỏ 15 phút
- Để nguội nước nha đam rồi thêm mật ong cho dễ uống hoặc lấy phần nha đam đã nấu ăn cùng sữa chua
2.5. Uống trà bồ công anh
Thành phần bồ công anh gồm: nước, chất xơ, inulin,… giúp cải thiện tình trạng táo bón bằng cách hấp thu nước từ ruột nên phân mềm hơn và dễ đào thải ra ngoài.
Cách thực hiện:
- Trà hoa bồ công anh: chuẩn bị 5-6 hoa bồ công anh, cho hoa vào bình, thêm 300ml nước nóng, đợi 3 phút rồi uống.
- Trà rễ bồ công anh: cho khoảng 50g rễ bồ công anh và 3 lát gừng vào ấm nước sôi, mẹ bầu đợi 5 phút rồi thêm chút mật ong cho dễ uống hơn.
>>> Mẹ bầu có thể tham khảo thêm: Bầu bị táo bón và 6 cách trị táo bón cho bà bầu an toàn nhất
3. Lưu ý khi dùng mẹo chữa táo bón cho bà bầu
Những mẹo chữa táo bón trên là những kinh nghiệm đúc kết từ dân gian, chưa có bằng chứng khoa học xác thực nên chỉ là biện pháp điều trị tạm thời. Do vậy, mẹ bầu cần lưu ý một số điều khi áp dụng mẹo chữa táo bón:
Không lạm dụng các mẹo dân gian. Nếu mẹ bầu không thấy tình trạng táo bón cải thiện thì nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học:
- Chia nhỏ bữa ăn thành 5-6 bữa mỗi ngày, giúp giảm áp lực lên hệ tiêu hóa và thức ăn được hấp thu, chuyển hóa dễ dàng hơn.
- Bổ sung đầy đủ chất xơ: Mẹ bầu nên bổ sung lượng chất xơ từ các loại trái cây, rau củ quả và ngũ cốc nguyên hạt,… giúp phân hấp thụ nước làm mềm phân, kích thích co bóp nhu động ruột cải thiện đáng kể tình trạng táo bón ở mẹ bầu. Trung bình mỗi ngày mẹ bầu nên bổ sung khoảng 28 đến 34 gam chất xơ.
- Uống đủ nước: Uống đủ nước đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể mẹ bầu, giúp loại bỏ độc tố, cải thiện chức năng hệ tiêu hóa, tránh táo bón. Mẹ bầu nên uống đủ 1,5 – 2 lít nước lọc mỗi ngày. Bên cạnh đó, mẹ bầu có thể bổ sung nước bằng cách ăn các món súp, uống nước ép trái cây, nước ép rau củ,…
- Thường xuyên vận động, thể dục: Vận động thường xuyên giúp các cơ trơn đường ruột tăng co bóp để phân đào thải ra khỏi đường ruột nhanh hơn. Tuy nhiên, mẹ bầu cần lắng nghe ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện các bài tập để đảm bảo an toàn cho mẹ và em bé. Một số bài tập nhẹ nhàng cho mẹ bầu như: đi bộ, yoga, đạp xe,…
Bổ sung men vi sinh: men vi sinh chứa các lợi khuẩn sống như Lactobacillus, Bifidobacterium,… giúp tái thiết lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa như táo bón hoặc tiêu chảy, tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng, tăng miễn dịch cho cả mẹ và bé. Do vậy, đây là một trong những biện pháp cải thiện tình trạng táo bón an toàn, hiệu quả cho mẹ bầu.
Mẹ bầu hãy kiên trì áp dụng những mẹo trên để thấy rõ sự cải thiện tình trạng táo bón trong thai kỳ. Bên cạnh đó, mẹ bầu cần kết hợp thêm những biện pháp khác như xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung men vi sinh,… để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Nếu cần được tư vấn và giải đáp cho những thắc mắc của mình, bạn đừng ngần ngại liên hệ theo HOTLINE 19009482 để được các chuyên gia của IMIALE A+ hỗ trợ tận tình.
>>> Tìm hiểu thêm về: Táo bón sau sinh – Nguyên nhân và 6 biện pháp cải thiện an toàn