Đầy bụng khó tiêu dù do nguyên nhân nào cũng khiến người gặp phải cảm thấy vô cùng khó chịu và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt, làm việc. Lúc này, áp dụng mẹo chữa đầy bụng khó tiêu là biện pháp hữu ích, vừa an toàn vừa giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng. Dưới đây, Imiale A+ sẽ mách bạn 9 mẹo chữa đầy bụng khó tiêu nhanh chóng và hiệu quả.
1. Nguyên nhân gây đầy bụng
Đầy bụng thường là do rối loạn tiêu hoá khi chế độ ăn không hợp lý, nhưng cũng có khi là triệu chứng cảnh báo tình trạng bệnh lý.
1.1. Đầy bụng do rối loạn tiêu hóa
Có nhiều nguyên nhân gây đầy bụng, dưới đây là một vài nguyên nhân phổ biến:
Do ăn thức ăn khó tiêu
Một số loại thực phẩm khi được đưa vào dạ dày cần nhiều thời gian hơn để được tiêu hóa thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể dễ dàng hấp thu. Ăn nhiều những loại thực phẩm này khiến bụng của bạn luôn trong tình trạng chưa tiêu hóa hết thức ăn ‘’đầy’’ hay ‘’no’’, gây ra tình trạng đầy bụng.
Các thực phẩm khó tiêu bao gồm: Đồ chiên rán, đồ ngọt, thức ăn giàu protein như các loại đậu (đậu đen, đậu xanh, đậu phộng…), hải sản,… đồ chế biến sẵn với nhiều chất bảo quản và phụ gia.
Thực phẩm sinh khí, có gas
Ăn nhiều các loại thực phẩm như sữa, trứng, đậu, thức uống có gas…khiến bụng của bạn luôn cảm thấy căng tức khó chịu. Quá trình tiêu hóa những loại thực phẩm này sinh nhiều khí, gas – nguyên nhân gây đầy chướng bụng.
Một số thực phẩm như hành, tỏi, sữa, thức uống có gas sinh khí, gas trong quá trình tiêu hóa, là nguyên nhân gây ra tình trạng đầy hơi, chướng bụng.
Thói quen khi ăn
Việc ăn quá nhanh, ăn quá nhiều hay vừa cười vừa nói khi ăn có thể khiến một lượng không khí từ bên ngoài theo thức ăn vào đường tiêu hóa. Lượng khí này lấp đầy dạ dày của bạn tạo cảm giác đầy nặng bụng.
Rối loạn hệ vi sinh đường ruột
Khi hệ vi sinh đường ruột bị rối loạn, lợi khuẩn sụt giảm tạo điều kiện tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại sinh sôi và tác động xấu đến đường ruột. Chính những hại khuẩn trong đường tiêu hóa sản sinh ra nhiều khí gây nên chứng đầy bụng khó tiêu.
Khi hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng, lợi khuẩn sụt giảm, đồng thời hại khuẩn khuẩn tăng sinh làm giảm chức năng tiêu hóa, khiến thức ăn tiêu hóa chậm hơn, gây đầy bụng.
1.2. Đầy bụng do bệnh lý
Một số bệnh lý như viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, những người mắc bệnh rối loạn lo âu gây căng thẳng,… thường xuyên gặp phải tình trạng đầy bụng khó tiêu. Nguyên nhân được biết là do những bệnh lý này làm giảm lợi khuẩn, tăng hại khuẩn, hại khuẩn sinh nhiều khí gây đầy bụng. Ngoài ra, các bệnh lý này còn gây rối loạn nhu động ruột khiến thức ăn lưu lâu tại dạ dày dẫn đến đầy bụng khó tiêu.
>>>Xem thêm: Đầy bụng khó tiêu: Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả
2. 9 mẹo chữa đầy bụng khó tiêu nhanh chóng và hiệu quả
Tình trạng đầy bụng do rối loạn tiêu hóa có thể cải thiện bằng cách áp dụng một số mẹo dân gian. Các mẹo này thường dễ thực hiện, giúp cải thiện nhanh và không gây tác dụng phụ.
2.1. Ăn tỏi chữa đầy hơi chướng bụng
Tỏi là gia vị thường thấy trong căn bếp của mọi nhà. Ngoài công dụng làm gia vị, tỏi cũng được dùng trong dân gian để giúp xì hơi nhanh, có tác dụng chữa đầy bụng, khó tiêu. Bạn có thể áp dụng 1 trong 2 cách dưới đây để giúp cảm thấy dễ chịu hơn:
Uống nước tỏi mật ong:
- Bước 1: Bóc vỏ và rửa sạch tỏi, sau đó đập dập hoặc xay nhuyễn
- Bước 2: Chắt lấy nước cốt tỏi
- Bước 3: Pha thêm nước ấm, thêm đường hoặc mật ong để dễ uống hơn.
- Uống nước vừa pha sẽ thấy tình trạng đầy bụng khó tiêu được cải thiện.
Massage bằng tỏi nướng:
- Bước 1: Nướng tỏi chín
- Bước 2: Đặt tỏi đã nướng vào một miếng gạc hoặc miếng vải mỏng
- Bước 3: Để miếng gạc chứa tỏi lên bụng, vùng gần rốn và massage vùng bụng trong 10-15 phút để nhanh chóng xì hơi và cảm thấy dễ chịu
2.2. Gừng tươi chữa đầy bụng
Trong đông y, gừng là vị thuốc có khả năng kiện tỳ (kích thích tiêu hóa), giúp xì hơi nhanh đẩy lùi chứng đầy bụng khó tiêu. Gừng tươi dễ chế biến và có thể đem lại hiệu quả nhanh chóng. Dưới đây là một vài cách sử dụng gừng tươi để giảm chứng đầy bụng khó tiêu:
Ăn gừng tươi
- Bước 1: Chọn củ gừng non để khi ăn đỡ bị hăng nồng. Rửa sạch gừng, giữ nguyên vỏ.
- Bước 2: Ngâm gừng sơ qua với một ít nước ấm giúp dễ ăn hơn.
- Bước 3: Thái gừng thành lát mỏng
- Bước 3: Nhai từng lát gừng với muối hột.
Lưu ý:
- Nhai từ từ dần dần, sau khoảng 10-15 phút lại nhai thêm 1 chút
- Nhai 4-5 lát gừng xong bạn sẽ xì hơi dễ dàng hơn và giảm được đầy bụng khó tiêu
Pha trà gừng
Nguyên liệu:
- Gừng tươi 1 củ
- Trà xanh (có hoặc không)
- Đường hoặc mật ong
Cách tiến hành:
- Bước 1: Rửa sạch gừng, cạo vỏ, thái lát mỏng hoặc giã nhuyễn.
- Bước 2: Đun gừng trong 200ml nước sôi (nếu có lá trà thì bỏ lá trà vào đun chung với gừng) trong khoảng 2-3 phút. Sau đó vớt bỏ lá trà (nếu có)
- Bước 3: Có thể cho thêm chút đường hoặc mật ong cho dễ uống.
Lưu ý:
- Uống 2 ly/ngày để thấy hiệu quả rõ rệt.
- Có thể uống trong hoặc sau bữa ăn.
- Nên uống trước hoặc sau khi uống uống thuốc 30 phút do có thể làm giảm tác dụng của thuốc.
- Không nên uống trà gừng quá nhiều lần trong một ngày. Chỉ nên uống một hoặc hai cốc nhỏ để tránh gặp tình trạng ợ nóng, hạ huyết áp.
- Phụ nữ có thai không nên áp dụng phương pháp này do có thể làm tăng nguy cơ sảy thai.
Túi chườm gừng nóng
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Gừng tươi
- Muối
- Túi chườm hoặc khăn mịn sạch
Cách 1: Đun gừng
- Bước 1: Gừng tươi rửa sạch, nghiền nhỏ, vắt lấy nước (giữ lại bã)
- Bước 2: Đun nóng bã gừng sau đó bọc bã gừng trong một chiếc khăn mịn sạch rồi đợi cho bã gừng nguội bớt
- Bước 3: Đắp bã gừng lên bụng và massage xoay vòng theo chiều kim đồng hồ.
Lưu ý:
- Nếu bã gừng nguội, đun lại bã gừng với nước gừng vừa vắt
- Lặp lại tương tự các bước 2 và 3.
- Thực hiện mỗi tối 1 lần, mỗi lần khoảng 30p để đem lại hiệu quả tốt nhất.
Cách 2: Rang gừng
- Bước 1: Rửa sạch gừng tươi, giã nhuyễn
- Bước 2: Thêm muối hạt trộn chung và cho lên chảo rang nóng hoặc quay trong lò vi sóng
- Bước 3: Bọc hỗn hợp muối và gừng đã rang nóng vào một chiếc khăn mịn
- Bước 4: Chườm khăn lên bụng và massage theo chiều kim đồng hồ.
Lưu ý:
- Khi túi chườm nguội có thể đem hỗn hợp vào rang lại hoặc quay lại bằng lò vi sóng
- Lặp lại các bước 3 và 4.
- Không nên rang quá nóng tránh bị bỏng, rộp da.
2.3. Bạc hà giúp xì hơi khi đầy bụng
Lá bạc hà có chứa menthol giúp làm dịu đường tiêu hóa và loại bỏ các khí hơi, giảm nhẹ đi tình trạng đầy chướng bụng.
Có nhiều cách để sử dụng lá bạc hà:
- Cách 1: Nhai sống lá bạc hà. Lưu ý nên rửa sạch lá trước khi nhai. Nếu có thêm 1 ly nhỏ rượu táo để uống cùng thì càng tốt. Nếu không có thì chỉ cần nhai lá bạc hà là đủ.
- Cách 2: Hãm nước lá bạc hà: Cho một muỗng lá bạc hà vào ấm và hãm trong vòng 15 phút. Có thể uống hằng ngày để có một chiếc bụng khỏe mạnh hơn.
- Cách 3: Sử dụng tinh dầu bạc hà Cho 5-10 giọt tinh dầu bạc hà vào nước nóng và uống 3-4 lần/ngày.
- Cách 4:Thêm 5-6 lá bạc hà hoặc 8-10 giọt tinh dầu bạc hà vào nước ép trái cây hoặc sinh tố.
Lưu ý:
- Chọn loại tinh dầu có nguồn gốc uy tín, chất lượng. Các loại tinh dầu giá rẻ, trôi nổi có hàm lượng tinh dầu thấp làm giảm hiệu quả cải thiện triệu chứng đầy bụng khó tiêu.
- Các trường hợp bị ợ nóng, người bị trào ngược dạ dày không nên áp dụng biện pháp này. Trong lá bạc hà hay tinh dầu bạc hà có chứa menthol, hoạt chất này có thể gây sảy thai chết lưu, qua sữa mẹ có thể gây ức chế hô hấp trên trẻ nhỏ. Do đó, không áp dụng biện pháp này trên phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú.
2.4. Chữa đầy bụng bằng quế
Quế là gia vị cay ngọt, được thêm vào các món ăn nhằm kích thích tiêu hóa và giúp ăn ngon miệng hơn. Có thể dùng quế để chữa đầy bụng, khó tiêu theo 2 cách dưới đây:
- Cách 1: Pha nước bột quế – Hòa tan ½ thìa cà phê bột quế vào khoảng 250ml nước sôi, gạn lấy nước uống sau khi ăn.
- Cách 2: Pha nước bột quế mật ong sữa nóng – Pha bột quế, mật ong và sữa nóng theo tỷ lệ 1:1:1 và uống ngay khi thấy khó chịu bởi chứng đầy hơi để cải thiện triệu chứng.
2.5. Lá ổi chữa đầy bụng
Lá ổi chứa hàm lượng tanin cao, có tác dụng kháng khuẩn, giúp làm giảm các loại vi khuẩn có hại, sinh khígây khí, giúp dễ xì hơi và giảm đầy bụng khó tiêu. Cách chữa đầy bụng bằng lá ổi như sau:
Chuẩn bị:
- Lá ổi non
- Muối tinh
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch lá ổi, thêm chút muối tinh vào, đun với 500ml nước trong 30 phút.
- Bước 2: Lọc lấy nước, chia làm 3 lần uống trước khi ăn
- Có thể cho thêm mật ong vào giúp dễ uống hơn.
2.6. Trà hoa cúc giảm đầy bụng
Trà hoa cúc là thức uống phổ biến với nhiều công dụng: an thần, giảm căng thẳng,… Ngoài ra, flavonoid trong trà hoa cúc cũng đem lại nhiều lợi ích cho đường tiêu hóa. Uống trà hoa cúc thường xuyên giúp giảm khí đường ruột, đẩy lùi chứng đầy bụng khó tiêu.
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Chọn loại trà hoa cúc có nguồn gốc rõ ràng
- Bước 2: Ccho trà vào bình nước nóng, hãm trong 3-5 phút
Uống trà hoa cúc sau ăn sáng 30 phút hoặc sau khi ăn nhiều đồ chiên rán, dầu mỡ.
2.7. Baking soda giúp xì hơi hiệu quả
Baking soda giúp xì hơi hiệu quả trong trường hợp bị đầy hơi do dư thừa acid dịch vị. Khi phản ứng với acid trong dạ dày, tạo ra khí CO2, kích thích cơ tiêu hóa đẩy khí ra ngoài, nhờ đó, cơ thể dễ dàng xì hơi và giảm tình trạng đầy bụng.
Ngoài việc pha với nước uống mỗi ngày, bạn có thể pha hỗn hợp baking soda, nước chanh, nước ép gừng theo công thức dưới đây:
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Bước 1: Rửa sạch gừng, ép lấy nước cốt
- Bước 2: Cắt đôi chanh, vắt lấy nước cốt
- Bước 3: Trộn 1 thìa baking soda vào hỗn hợp nước cốt trên rồi khuấy đều cho tan.
Uống hỗn hợp trên mỗi ngày sau bữa sáng để thấy tình trạng đầy bụng khó tiêu của bạn được cải thiện.
2.8. Xoa bụng chữa đầy hơi
Xoa bụng hay massage vùng bụng giúp kích thích hoạt động của ruột và loại bỏ tình trạng ứ trệ, nặng nề trong bụng. Để áp dụng biện pháp này, bạn thực hiện theo các bước dưới đây:
- Bước 1: Đứng dậy, giữ thẳng người. Đặt 4 ngón tay theo chiều ngang bên dưới rốn
- Bước 2: Tập trung vào điểm nằm bên dưới ngón tay út, tưởng tượng như một viên bột nhỏ trên vùng bụng của bạn
- Bước 3: Massage điểm này theo chiều kim đồng hồ 3-5 phút, sau đó, đổi chiều ngược lại, thực hiện tương tự trong vòng 3-5 phút nữa.
Sau khi thực hiện xong, bạn sẽ thấy dễ xì hơi hơn và tình trạng đầy bụng của mình được giảm đi đáng kể
2.9. Vận động nhẹ nhàng sau bữa ăn
Sau khi ăn xong, đặc biệt là sau những bữa ăn no, không nên ngồi hoặc nằm một chỗ. Bạn nên đứng dậy và vận động nhẹ nhàng như rửa bát, đi bộ,… để giúp kích thích thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh hơn. Giữ thói quen đi bộ hằng ngày cũng giúp tăng cường sức khỏe và đem lại nhiều lợi ích lâu dài.
>>Xem thêm: Bị đầy bụng nên ăn gì? 8 thực phẩm hết chướng bụng đầy hơi
3. Làm gì để tránh bị đầy bụng?
Đầy bụng khó tiêu có thể dễ dàng được phòng tránh thông qua chế độ ăn hay thói quen ăn uống. Dưới đây là một vài gợi ý bạn có thể áp dụng để phòng tránh đầy bụng, khó tiêu:
3.1. Điều chỉnh chế độ ăn
Chế độ ăn uống không lành mạnh là nguyên nhân gây nên tình trạng đầy bụng khó tiêu. Do đó, để ngăn ngừa tình trạng đầy bụng khó tiêu, cần thay đổi chế độ ăn khoa học, lành mạnh:
Hạn chế tiêu thụ nhóm những thực phẩm khó tiêu như:
- Đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ
- Đồ ăn nhanh chứa nhiều chất bảo quản (thịt nguội, xúc xích, mì ăn liền,…)
Hạn chế tiêu thụ những thực phẩm sinh khí như:
- Thức ăn chứa nhiều tinh bột: ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, đậu nành, khoai,…
- Thực phẩm chứa nhiều chất xơ:
- Thực phẩm chứa nhiều đường: bánh ngọt, kẹo, kẹo cao su,….
- Rượu, bia, thuốc lá,…
3.2. Thay đổi thói quen ăn uống
Điều chỉnh lại thói quen ăn uống có thể làm giảm đáng kể tần suất gặp lại tình trạng đầy bụng khó tiêu. Một số thói quen tốt giúp hạn chế đầy bụng:
- Ăn chậm, nhai kỹ, không vừa cười vừa nói khi ăn.
- Phân bổ bữa ăn trong ngày hợp lý, ăn uống đúng giờ, chỉ nên ăn no 80%, tránh ăn quá no dễ gây kích ứng đường tiêu hóa.
- Hạn chế sử dụng ống hút do khi dùng rất dễ nuốt cùng khí vào đường tiêu hóa.
- Nên vận động nhẹ sau bữa ăn: có thể đứng dậy đi lại, rửa bát, đi dạo điều này đem lại nhiều lợi ích đáng kinh ngạc cho đường tiêu hóa nói chung và chứng đầy bụng khó tiêu nói riêng.
3.3. Bổ sung men vi sinh
Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột khiến những cơn đầy bụng khó tiêu xuất hiện với tần suất nhiều hơn và dày hơn. Do đó, nếu tình trạng đầy bụng khó tiêu kéo dài, lặp đi lặp lại người bệnh cần bổ sung thêm lợi khuẩn để thiết lập lại sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
3.4. Sử dụng thuốc chữa đầy bụng
Trong trường hợp triệu chứng đầy bụng kéo dài, không cải thiện khi áp dụng các biện pháp kể trên, người bệnh có thể sử dụng thuốc trị đầy bụng theo hướng dẫn của chuyên gia.
Một số thuốc chữa đầy bụng:
- Men tiêu hóa (Neopeptin, Menpeptin,…): Men tiêu hóa bổ sung các enzyme cần thiết cho quá trình tiêu hóa, giúp thức ăn tiêu hóa dễ dàng hơn, cải thiện tình trạng đầy bụng. Tuy nhiên, không nên sử dụng men tiêu hóa quá 5 ngày do dễ gây phụ thuộc, làm giảm khả năng tiết enzyme tiêu hóa của đường ruột và khó hồi phục hoàn toàn.
- Thuốc co bóp dạ dày (metoclopramide): Thuốc này có tác dụng làm làm tăng nhu động dạ dày, đẩy nhanh tốc độ đưa thức ăn xuống ruột non để được tiêu hóa và hấp thu, cải thiện thiện tình trạng đầy bụng.
- Thuốc bao niêm mạc dạ dày (gastropulgit): Chỉ sử dụng thuốc này trong trường hợp đã được chẩn đoán bệnh. Thuốc có tác dụng bao bảo vệ niêm mạc, đồng thời giảm sinh hơi, cải thiện đầy hơi chướng bụng.
- Thuốc chống bài tiết dịch vị (omeprazol, lanzoprazol): Thuốc giảm tiết acid dịch vị, từ đó giảm đầy hơi chướng bụng.
Tuy nhiên, người bệnh không nên lạm dụng thuốc bởi có thể gây tác dụng không mong muốn, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Trên đây là 9 mẹo chữa đầy bụng khó tiêu nhanh chóng và hiệu quả. Việc thay đổi thói quen, chế độ ăn uống, đồng thời bổ sung men vi sinh và có lối sống sinh hoạt phù hợp sẽ giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn, cải thiện và ngăn ngừa đáng kể các triệu chứng đầy bụng khó tiêu. Nếu có thêm bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào cần được giải đáp, quý bạn đọc vui lòng liên hệ HOTLINE 19009482 để được các chuyên gia sức khỏe của Imiale A+ hỗ trợ tận tình.
>>>Xem thêm: Ăn không tiêu phải làm sao? 9 mẹo chữa ăn không tiêu nhanh chóng