Bầu bị tiêu chảy 3 tháng đầu không phải là tình trạng phổ biến so với các bệnh lý tiêu hóa khác như ốm nghén và táo bón. Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn có thể gặp phải tình huống này, có thể do thay đổi sinh lý khi mang thai hoặc cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác. Liệu tiêu chảy 3 tháng đầu có nguy hiểm với mẹ bầu hay không và cách xử trí là gì. Hãy cùng Imiale A+ giải đáp giúp bạn.
1. Nguyên nhân mẹ bầu bị tiêu chảy 3 tháng đầu
1.1. Do thay đổi sinh lý trong 3 tháng đầu thai kỳ
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, sức đề kháng của mẹ bắt đầu suy giảm, hệ tiêu hóa trở nên nhạy cảm nhất. Do đó, khi ăn phải thực phẩm mất vệ sinh khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây tiêu chảy. Ngay cả những món ăn đảm bảo vệ sinh hoặc quen thuộc hàng ngày cũng có thể khiến mẹ bầu rối loạn tiêu hóa.
Ngoài ra, sự thay đổi nội tiết tố trong 3 tháng đầu cũng làm đảo lộn chức năng bình thường của hệ tiêu hóa, làm tăng nhu động ruột và gây tiêu chảy.
1.2. Do mẹ bầu sử dụng thực phẩm chức năng và thuốc
Trong giai đoạn đầu mang thai, mẹ bầu có thể sử dụng một số thực phẩm chức năng để bổ sung dưỡng chất cho cả mẹ và thai nhi. Đây là một trong những yếu tố dẫn đến tiêu chảy mà ít mẹ nghĩ đến. Một ví dụ điển hình là việc sử dụng quá liều vitamin C. Mặc dù Vitamin C liều cao thường an toàn cho hầu hết mọi người nhưng vẫn có thể gây tiêu chảy nhẹ do vitamin C có tính axit, gây kích ứng đường ruột.
1.3. Do mẹ bầu thay đổi chế độ dinh dưỡng
Phụ nữ 3 tháng đầu thường bị ốm nghén nên thường thay đổi chế độ ăn của mình. Hệ tiêu hóa chưa kịp thích nghi với điều này dễ bị rối loạn và tiêu chảy. Ngoài ra, phụ nữ mang bầu thường uống nhiều sữa. Trong sữa có thể chứa lactose – thành phần khó dung nạp với nhiều người. Khi ăn uống nhiều lactose, lượng men lactase cơ thể tiết ra không đủ để tiêu hóa lactose, đường lactose được vận chuyển xuống đại tràng, được vi khuẩn lên men và gây ra triệu chứng bất dung nạp ngay sau ăn như tiêu chảy, sôi bụng,….

1.4. Mẹ bầu tiêu chảy 3 tháng đầu là dấu hiệu bệnh lý tiêu hóa
Tiêu chảy đôi khi là một triệu chứng của bệnh lý nào đó, ví dụ như:
- Nhiễm trùng tiêu hóa do các vi khuẩn như rotavirus, Salmonella, E. coli,...
- Hội chứng ruột kích thích: là bệnh do rối loạn nhu động ruột, không có tổn thương thực thể tại ruột
- Bệnh Crohn, Viêm loét đại tràng: đặc trưng của bệnh là những tổn thương do viêm- loét đường ruột.Nguyên nhân gây ra bệnh thường là do tự miễn
- Bệnh Celiac: là bệnh do rối loạn miễn dịch, cơ thể có biểu hiện không dung nạp gluten
- Ngộ độc thực phẩm
- Không dung nạp thực phẩm
2. Mẹ bầu bị tiêu chảy 3 tháng đầu có sao không?
Tùy thuộc vào nguyên nhân cũng như mức độ tiêu chảy mà bệnh có ảnh hưởng khác nhau đến mẹ bầu. Đối với tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa thông thường, bệnh thường nhẹ và kéo dài tối đa 3 ngày, không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ. Mẹ chỉ cần đợi một vài ngày cùng với thay đổi chế độ ăn tại nhà là bệnh có thể tự khỏi. Tuy nhiên, nhiều trường hợp tiêu chảy có đi kèm mất nước. Mất nước ở phụ nữ có thai nguy hiểm hơn bình thường, dễ có thể gây mệt mỏi và suy nhược cho mẹ, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Bầu bị tiêu chảy 3 tháng đầu có ảnh hưởng đến thai nhi không ?
Mẹ bầu bị tiêu chảy 3 tháng đầu sẽ KHÔNG ảnh hưởng đến thai nhi nếu tiêu chảy nhẹ, các triệu chứng chỉ xuất hiện vài ngày và tự khỏi. Tuy nhiên, chớ chủ quan khi tiêu chảy nặng, kéo dài và có biểu hiện mất nước. Cơ thể mẹ suy kiệt do tiêu chảy khiến thai nhi không đủ dinh dưỡng để phát triển. Đồng thời, mất nước nặng có thể làm giảm lượng nước ối giúp nuôi dưỡng và bảo vệ thai nhi cũng khiến trẻ chậm lớn, thậm chí gây sảy thai.
Ngoài ra, nếu tiêu chảy đi kèm các dấu hiệu bất thường khác, điển hình là cơn co thắt vùng rốn kéo dài và gây đau dữ dội, mẹ cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám. Đây là tình trạng rất nguy hiểm, có thể đi kèm với sự co bóp tử cung, dễ gây sinh non.
3. 5 cách trị tiêu chảy cho bà bầu 3 tháng đầu
3 tháng đầu thai kỳ là thời gian phôi thai bắt đầu phát triển và hình thành cơ quan. Lúc này, tế bào phân chia mạnh mẽ nhất, dễ bị ảnh hưởng bởi một số loại thuốc gây quái thai, sảy thai. Do đó, trong giai đoạn này cần tránh sử dụng thuốc nhất có thể. Thay vào đó, các biện pháp không dùng thuốc sẽ là lựa chọn ưu tiên hàng đầu vì an toàn nhưng vẫn hiệu quả.
3.1. Bổ sung chất lỏng và muối khoáng
Tiêu chảy khiến cơ thể mất nước ít nhiều. Đồng thời, một số muối khoáng như natri, kali có thể mất cùng với nước. Điều quan trọng đầu tiên khi bị tiêu chảy mà mẹ bầu cần làm không phải là cải thiện triệu chứng tiêu chảy mà là lấy lại cân bằng muối nước trong cơ thể.
Mẹ có thể dùng nhiều loại nước sao cho tối thiểu 2-3 lít nước mỗi ngày. Ngoài ra, mẹ có thể uống nước trái cây tự nhiên để bổ sung kali hoặc nước hầm thịt, hầm xương để bổ sung natri.
Trong đó, sử dụng oresol là một trong những biện pháp bồi phục nước và điện giải được nhiều chuyên gia khuyên dùng. Uống oresol giúp bổ sung nước, glucose, natri và kali. Liều dùng oresol phụ thuộc tình trạng mất nước:
- Để phòng ngừa mất nước do tiêu chảy: dùng 10ml/kg trọng lượng cơ thể sau mỗi lần đi tiêu phân lỏng.
- Để bù nước do:
- Mất nước nhẹ: uống 50ml/kg trong 4-6 giờ
- Mất nước vừa phải: uống 100ml/kg trong 4-6 giờ
Sau đó, nếu còn dấu hiệu mất nước, lặp lại liều trên. Nếu không còn dấu hiệu mất nước, chuyển sang liều phòng ngừa mất nước.
3.2. Thay đổi chế độ ăn cho bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng đầu
NÊN
- Thực hiện chế độ ăn BRAT- ăn nhạt, bao gồm: Chuối, gạo, sốt táo, bánh mì nướng. Đây là những thực phẩm dễ tiêu, tạo điều kiện cho hệ tiêu hóa phục hồi nhưng không đủ dinh dưỡng. Do đó mẹ bầu nên thực hiện chế độ ăn này trong vòng 24 giờ sau khi bị tiêu chảy. Sau đó sử dụng thêm các thực phẩm khác.
- Duy trì thực phẩm giàu tinh bột từ khoai tây, yến mạch, gạo trắng… Do mẹ bầu bị tiêu chảy cần loại thực phẩm dễ tiêu nhưng vẫn cung cấp đủ năng lượng. Tinh bột là lựa chọn thích hợp nhất
- Tăng cường đạm từ thịt nạc, thịt trắng (thịt động vật 2 chân)
- Sữa chua, giúp bổ sung lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa
- Ăn thực phẩm giàu kali như chuối chín, khoai tây, rau lá xanh, cá, thịt,…
KHÔNG NÊN
- Ăn nhiều thực phẩm nhiều chất béo, đường, đồ cay nóng. Những thực phẩm này khó tiêu và dễ gây kích ứng, làm tiêu chảy kéo dài hơn
- Ăn nhiều thực phẩm sinh khí như bia, đậu, bông cải xanh, đậu Hà Lan, bắp cải, súp lơ trắng, trái cây có múi,… do dễ gây đầy bụng, khó chịu
- Uống sữa bò và các thực phẩm từ sữa nếu mẹ cũng bị tiêu chảy khi sử dụng những thực phẩm này trước khi mang thai
- Uống đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh
3.3. Kiểm tra lại thuốc hoặc thực phẩm chức năng đang dùng
Mẹ bầu nên thông báo với bác sĩ những loại thuốc và thực phẩm chức năng mình đang dùng. Bác sĩ có thể cân nhắc xem liệu đó có phải là nguyên nhân gây tiêu chảy hay không. Nếu có thể, bác sĩ sẽ cho mẹ bầu ngừng thuốc hoặc chỉ định loại thuốc khác ít gây tiêu chảy hơn.
3.4. Bổ sung men vi sinh cho bà bầu 3 tháng đầu bị tiêu chảy
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột có liên quan đến sự gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh tiêu hóa, bao gồm tiêu chảy. Bổ sung lợi khuẩn sẽ thiết lập lại cân bằng này cũng như cải thiện tiêu chảy. Trong đó, men vi sinh là thực phẩm chức năng bổ sung lợi khuẩn được nhiều chuyên gia khuyên dùng. Nhờ vào khả năng khôi phục lại cân bằng hệ khuẩn chí, điều hòa nhu động tiêu hóa, hỗ trợ sản xuất enzyme, điều hòa miễn dịch mà sản phẩm có thể giúp cải thiện tiêu chảy cũng như các triệu chứng đau bụng đầy hơi.
Trong số các sản phẩm bổ sung lợi khuẩn, chuyên gia khuyên dùng lợi khuẩn sống – gắn đích giúp mang lại hiệu quả nhanh chóng và rõ rệt. Ngoài ra, lợi khuẩn an toàn với bà bầu, có thể sử dụng cho bà bầu mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.
3.5. Sử dụng thuốc trị tiêu chảy cho bà bầu 3 tháng đầu
Trong trường hợp tiêu chảy mãi không khỏi, không cải thiện bằng các biện pháp trên, mẹ bầu có thể phải sử dụng thuốc. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần thật sự thận trọng và phải có sự đồng ý của bác sĩ. Hãy nhớ rằng, 3 tháng đầu là giai đoạn nhạy cảm nhất của thai kỳ, khi phôi thai đang bắt đầu phát triển và hình thành cơ quan. Việc sử dụng thuốc không đúng trong thời kì này có thể dẫn đến dị tật, thậm chí sảy thai.
Tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng bệnh, nguyên nhân tiêu chảy mà mẹ bầu thể được chỉ định thuốc cầm tiêu chảy phù hợp. Không tự ý sử dụng thuốc trị tiêu chảy cho bà bầu 3 tháng đầu vì nguy cơ cao có tác dụng phụ cho thai nhi. Tất cả các thuốc bà bầu sử dụng trong giai đoạn này đều cần sự chỉ định của bác sĩ.
Một số loại thuốc được coi là an toàn đối với mẹ bầu 3 tháng bị tiêu chảy như:
- Thuốc cầm tiêu chảy: Attapulgite, diosmectit
- Thuốc kháng sinh: ampicilin, amoxicilin,…
4. Phòng ngừa bầu bị tiêu chảy trong 3 tháng đầu thai kỳ
Để tránh những khó chịu do tiêu chảy gây ra trong thai kỳ, mẹ bầu nên có những biện pháp để ngăn ngừa tiêu chảy. Đó là duy trì một chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý. Thói quen này sẽ giúp mẹ bầu có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng. Các hoạt động bao gồm:
- Uống nhiều nước, ít nhất 2-3l nước mỗi ngày
- Duy trì các vận động với cường độ nhẹ
- Chế độ ăn uống lành mạnh: Ưu tiên thực phẩm giàu đạm, tinh bột, chất xơ. Hạn chế chất béo, đồ dầu mỡ, và thức ăn nhiều gia vị
- Bổ sung men vi sinh
Tóm lại, ngoài những lý do tiêu chảy thông thường, sự thay đổi sinh lý trong 3 tháng đầu thai kỳ cũng là nguyên nhân góp phần gây ra bệnh lý này. Để xử lý tiêu chảy, điều quan trọng đầu tiên là mẹ bầu cần giữ cơ thể luôn đủ nước. Hạn chế sử dụng thuốc tối đa vì bất cứ loại thuốc nào cũng tiềm ẩn nguy cơ nhất định. Chớ nên chủ quan khi có các dấu hiệu bất thường khác như mất nước, đau bụng dữ dội,…