Hội chứng ruột kích thích (còn gọi là IBS, viêm đại tràng co thắt) là tình trạng rối loạn chức năng co thắt đại tràng. Người bệnh tuy không có tổn thương tại đại tràng nhưng lại gặp nhiều vấn đề về tiêu hóa như đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón thất thường, đặc biệt khi ăn đồ ăn lạ. Các triệu chứng tái đi tái lại khiến người bệnh mệt mỏi, lo lắng và loay hoay đi tìm giải pháp.
Giờ đây, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm vì đã có Bí quyết xử lý hội chứng ruột kích thích hiệu quả, không tái đi tái lại từ chuyên gia ngay trong bài viết sau:
Mục lục
1. Tại sao hội chứng ruột kích thích lại đi ngoài nhiều lần, táo lỏng thất thường?
Người bệnh hội chứng ruột kích thích thường ăn xong đau bụng đi ngoài, đặc biệt là sau ăn sáng, đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân lúc lỏng lúc táo, đầu rắn đuôi nát. Một số bệnh nhân đau bụng, đau âm ỉ hay đau quặn thắt, đầy chướng bụng, đau giảm sau khi trung tiện, đại tiện.
Hiện nay chưa có cơ chế gây Hội chứng ruột kích thích rõ ràng, nhưng các chuyên gia nghiên cứu thấy rằng, 2 nguyên nhân chính có thể gây hội chứng ruột kích thích là:
1.1. Do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột
Hệ vi sinh đường ruột bao gồm cả lợi khuẩn và hại khuẩn. Tỷ lệ 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn là yếu tố quan trọng đảm bảo chức năng tiêu hóa diễn ra trơn tru.
Tuy nhiên, ở các bệnh nhân hội chứng ruột kích thích có sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, sụt giảm lợi khuẩn, đặc biệt là hai lợi khuẩn thiết yếu là: Bifidobacterium và Lactobacillus. Hai lợi khuẩn này chiếm số lượng lớn nhất, giữ vai trò then chốt trong các vấn đề liên quan đến tiêu hóa thức ăn, tính chất phân, tần suất đi tiêu. Vì vậy, khi thiếu hụt hai lợi khuẩn thiết yếu này gây ra các rối loạn tiêu hóa, đại tiện thất thường, đau bụng, đầy chướng.
1.2. Do rối loạn hệ thần kinh trục não ruột
Đường ruột có đến hàng trăm triệu tế bào thần kinh, kết nối với não bộ thông qua hệ trục não ruột. Ở những bệnh nhân hội chứng ruột kích thích, các nghiên cứu nhận thấy có sự rối loạn hệ thần kinh trục não ruột. Ruột nhạy cảm quá mức với các tác nhân kích thích như sau ăn sáng, sau ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay, nóng, hay các chất kích thích như cafe, rượu bia,… khiến nhu động ruột co thắt thất thường.
Nhu động ruột tăng khiến thời gian lưu thức ăn ở ruột giảm, ruột chưa kịp hấp thu nước và các chất dinh dưỡng nên thường gặp là phân sống, lỏng, nát. Ruột co bóp mạnh gây ra các cơn đau co thắt, đau quặn, nổi cục cứng ở bụng.
Còn khi nhu động ruột giảm, thời gian tái hấp thu nước kéo dài nên phân khô cứng. Vì vậy người bệnh hay gặp tình trạng rối loạn đi ngoài lúc lỏng, lúc táo, phân đầu rắn đuôi nát.
Các ý kiến cũng cho rằng, mất cân bằng vi sinh có thể là nguyên nhân dẫn đến rối loạn thần kinh hệ trục não ruột.
>>> Xem thêm: Biểu hiện của hội chứng ruột kích thích mà bạn cần quan tâm
2. Hội chứng ruột kích thích tái đi tái lại mãi không cải thiện
Điều quan ngại nhất của mỗi bệnh nhân hội chứng ruột kích thích là các triệu chứng dai dẳng mãi không khỏi. Người bệnh dùng thuốc gì cũng chỉ đỡ được một thời gian, sau đó “đâu vẫn hoàn đấy”. Đó là bởi vì:
2.1. Do không kiểm soát yếu tố nguy cơ
Một số yếu tố được cho là yếu tố nguy cơ, khởi phát các triệu chứng của bệnh, bao gồm: lo lắng, căng thẳng, ăn thực phẩm gây kích thích: đồ dầu mỡ, cay, nóng, hay cafe, rượu bia,…
Do đó, nếu người bệnh hội chứng ruột kích thích không duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, các triệu chứng dễ tái phát.
2.2. Do không điều trị nguyên nhân, chỉ điều trị triệu chứng
Thông thường, bệnh nhân hội chứng ruột kích thích được chỉ định điều trị triệu chứng, tập trung cải thiện tình trạng đi ngoài, đau bụng, đầy hơi mà không tác động đến nguyên nhân gây bệnh. Trong khi đó, mất cân bằng hệ vi sinh làm tổn thương hàng rào bảo vệ niêm mạc ruột, giảm đề kháng ruột. Khi đó các tác nhân gây hại như virus, vi khuẩn,… dễ dàng tấn công, cạnh tranh với lợi khuẩn, càng làm lợi khuẩn sụt giảm, mất cân bằng vi sinh càng trầm trọng hơn. Đây là nguyên nhân tạo nên vòng luẩn quẩn bệnh lý, bệnh tái đi tái lại không khỏi.
3. Bí quyết xử lý hội chứng ruột kích thích từ chuyên gia
Các chuyên gia nhận định, điều trị hội chứng ruột kích thích dứt điểm không thể chỉ tập trung vào điều trị triệu chứng. Bên cạnh tuân thủ phác đồ điều trị, người bệnh cần kiên trì, kết hợp nhiều giải pháp để loại bỏ nguyên nhân gây bệnh dẫn đến tình trạng tái đi tái lại mãi không khỏi.
3.1. Kiểm soát yếu tố nguy cơ
Kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây tái phát hội chứng ruột kích thích tập trung vào duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và chế độ sinh hoạt khoa học:
Duy trì chế độ ăn lành mạnh
Tùy vào tình trạng bệnh (viêm đại tràng co thắt tiêu chảy hay táo bón) mà người bệnh có chế độ dinh dưỡng phù hợp. Một số lưu ý dành cho người bệnh:
- Uống đủ nước
- Bổ sung thực phẩm chứa nhiều nhiều chất xơ, tạo khối cho phân, đồng thời cung cấp môi trường cho lợi khuẩn phát triển.
- Hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, cay, nóng, tái sống hay các chất kích thích như cafe, rượu bia
- Theo dõi chế độ ăn để kiểm soát các thực phẩm gây kích thích. Ở Hội chứng ruột kích thích, tùy người bệnh bị kích thích bởi một loại thực phẩm khác nhau, đôi khi thời tiết thay đổi hay uống nước lạnh cũng làm ruột co thắt mạnh gây ra các triệu chứng.
>>> Xem bài viết: Hội chứng ruột kích thích nên kiêng gì, ăn gì? Gợi ý thực đơn cải thiện tiêu hóa
Duy trì chế độ sinh hoạt khoa học
Để tránh khởi phát đợt co thắt đại tràng, người bệnh cần duy trì lối sống khoa học:
- Tập luyện thể dục, thể thao hàng ngày.
- Ngủ đủ giấc, không thức khuya.
- Tránh làm việc quá sức.
- Giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng, lo âu
3.2. Điều trị theo phác đồ – không lạm dụng thuốc
Như đã giải thích ở trên, các thuốc điều trị triệu chứng chỉ nên sử dụng khi thật cần thiết, khi các triệu chứng nặng, gây ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh. Khi các triệu chứng giảm, người bệnh cần tham khảo ý kiến chuyên gia để ngừng thuốc. Lạm dụng thuốc nhuận tràng, thuốc trị tiêu chảy có thể gây rối loạn nhu động ruột, nặng thêm tình trạng bệnh.
3.3. Bổ sung lợi khuẩn – Giải pháp mới trong hỗ trợ cải thiện bệnh
Bổ sung lợi khuẩn, đặc biệt là hai lợi khuẩn thiếu hụt ở bệnh nhân Hội chứng ruột kích thích là Bifidobacterium và Lactobacillus hỗ trợ cải thiện hiệu quả triệu chứng bệnh. Khi lợi khuẩn vào đường ruột giúp:
- Thiết lập cân bằng vi sinh, điều hòa chức năng tiêu hóa bình thường, trơn tru
- Củng cố hệ thần kinh trục não – ruột
Giải pháp này tác động trực tiếp đến nguyên nhân, đồng thời giải quyết triệu chứng và đặc biệt an toàn, không tác dụng phụ, không gây lệ thuộc khi dùng kéo dài. Điều này đã được các nhà khoa học nghiên cứu và chứng minh qua hàng loạt nghiên cứu.
>>> Xem thêm: Mách bạn 8 mẹo chữa hội chứng ruột kích thích bằng thuốc nam
4. Lợi khuẩn sống gắn đích Imiale A+ – Bí quyết xử lý hội chứng ruột kích thích không tái đi tái lại
4.1. Imiale A+ – Lợi khuẩn sống – gắn đích từ nhà sản xuất 148 năm tại Đan Mạch
Gần đây, lợi khuẩn sống gắn đích đã và đang được biết đến với những ưu điểm vượt trội. Lợi khuẩn sống gắn đích khác với lợi khuẩn thông thường ở khả năng tồn tại trong pH acid dạ dày và khả năng bám dính chính xác vào vị trí đích là ruột non và đại tràng. Hơn nữa, lợi khuẩn sống không mất thời gian nảy mầm như bào tử lợi khuẩn nên rút ngắn thời gian phát huy tác dụng. Đây chính là giải pháp tối ưu cho bệnh nhân hội chứng ruột kích thích.
Từ nhà sản xuất lợi khuẩn 148 năm tại Đan Mạch, Imiale A+ chứa lợi khuẩn sống – gắn đích Bifidobacterium BB-12 và Lactobacillus LA-05 cùng chất xơ hòa tan Inulin được chứng minh hỗ trợ cải thiện Hội chứng ruột kích thích. Imiale A+ giúp giảm rối loạn đại tiện, giảm đau bụng, đầy hơi, chướng bụng, người bệnh tiêu hóa dễ dàng, ăn uống thoải mái.
Hiệu quả của Imiale A+ đã được khẳng định qua 450 nghiên cứu lâm sàng và tổ chức quốc tế chứng nhận: FDA Hoa Kỳ, Cơ quan an toàn thực phẩm Châu Âu, tổ chức Tiêu hóa thế giới khuyên dùng.
4.2. Imiale A+ – Công thức lợi khuẩn độc đáo
Hiệu quả của Imiale A+ đến từ sự khác biệt trong công thức lợi khuẩn:
- Kết hợp 6 tỷ lợi khuẩn thiết yếu đường tiêu hóa: Bifidobacterium và Lactobacillus
Bifidobacterium là lợi khuẩn cư trú chủ yếu ở đại tràng và Lactobacillus tập trung chủ yếu ở ruột non. Sự kết hợp hai lợi khuẩn bao phủ toàn diện, tạo ra tác dụng tổng thể lên đường tiêu hóa
- Hàm lượng chất xơ hòa tan cao
Chất xơ là thức ăn của lợi khuẩn giúp nuôi dưỡng lợi khuẩn phát triển khỏe mạnh, ổn định lâu dài. Đồng thời chất xơ cũng có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa nên khi kết hợp chất xơ hàm lượng cao cùng lợi khuẩn cho hiệu quả tăng cường hơn khi chỉ bổ sung lợi khuẩn độc lập
- Công nghệ bao lợi khuẩn độc quyền từ Đan Mạch
Sử dụng công nghệ bao kép độc quyền Cryoprotectant, lợi khuẩn bền vững qua acid dạ dày với tỉ lệ sống – gắn đích lên tới 90%
4.3. Bằng chứng lâm sàng của Imiale A+ trên bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích
Vào năm 2016 , Matijašić B B. và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu chứng minh tác dụng của sản phẩm chứa Bifidobacterium BB-12 và Lactobacillus LA-05 (Imiale A+) đối với bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích (IBS). Trong đó, một nhóm được bổ sung các lợi khuẩn và một nhóm sử dụng giả dược. Tiêu chí đánh giá là giảm điểm triệu chứng IBS và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân dựa trên bảng hỏi IBS-QoL sau 4 tuần sử dụng sản phẩm
Kết quả: Bệnh nhân được bổ sung lợi khuẩn Bifidobacterium BB-12 và Lactobacillus LA-05 (Imiale A+) cải thiện triệu chứng: tần suất đi ngoài, rối loạn tiêu hoá,.. gấp 4 lần so với nhóm sử dụng giả dược
5. Lí do bạn chọn Imiale A+ – Tiêu hóa dễ dàng, đại tràng khỏe mạnh
Imiale A+ được các chuyên gia tin tưởng sử dụng và khuyên dùng
Bác sỹ chia sẻ về hiệu quả của Imiale A+:
Dược sĩ tin tưởng lựa chọn Imiale A+:
Khách hàng sử dụng Imiale A+ phản hồi tích cực về sản phẩm:
” Hiếu đã và đang sử dụng sản phẩm, cảm thấy rất hiệu quả: bụng êm, hết chướng hơi, đầy bụng, ăn uống thoải mái…”
Khách hàng đánh giá 5 sao và gửi đánh giá trên trang shopee và fanpage của Imiale A+: