Táo bón là vấn đề phổ biến về đường tiêu hóa mà nhiều người gặp phải. Táo bón gặp ở mọi lứa tuổi, từ người trẻ nhỏ cho đến người cao tuổi. Thế nhưng, nhiều người còn chủ quan cho rằng vấn đề này không quan trọng và không để lại nhiều hậu quả nguy hiểm. Để làm rõ điều này, hãy cùng Imiale A+ tìm hiểu những hậu quả mà táo bón gây ra.
Mục lục
1. Táo bón là gì?
Để biết hậu quả mà của táo bón gây ra, bạn cần hiểu rõ táo bón là gì. Táo bón là tình trạng đi đại tiện khó khăn và không thường xuyên. Cụ thể, theo định nghĩa của ROME, một người được coi là táo bón khi gặp phải 2 trong các triệu chứng sau:
- Số lần đi đại tiện ít hơn 3 lần mỗi tuần.
- Gặp khó khăn trong mỗi lần đi đại tiện. Phân cứng và cảm giác tắc nghẽn ở hậu môn trực tràng.
- Sau mỗi lần đi đại tiện, vẫn còn cảm giác phân chưa hết, xuất hiện máu trên phân cứng.
>>> Xem bài viết: Tại sao bị táo bón? 10 nguyên nhân gây táo bón thường gặp
2. Những hậu quả không lường của táo bón gây ra.
Táo bón trong trường hợp nhẹ không quá nguy hiểm đến sức khỏe. Thế nhưng táo bón nhẹ cũng sẽ gây ra một số hậu quả nhất định. Táo bón có thể gây đầy hơi, chướng bụng dẫn đến căng thẳng và mệt mỏi. Từ đó, người bị táo bón thường xuyên cáu gắt, khó chịu, không tập trung vào công việc, chất lượng cuộc sống giảm sút. Nếu tình trạng táo bón kéo dài không điều trị sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.
2.1. Ứ phân
Khi bị táo bón, phân sẽ tồn lưu trong dạ dày, tích tụ tạo thành những khối lớn và gắn kết với nhau. Tình trạng này sẽ khiến người bị táo bón chướng bụng, buồn nôn, luôn cảm thấy mệt mỏi.
2.2. Chán ăn, sức đề kháng suy giảm.
Phân là các chất cặn bã mà cơ thể cần phải đào thải. Táo bón, phân ứ đọng trong đại tràng không đào thải được ra ngoài. Khi không đào thải được, các chất cặn bã sẽ tích tụ trong cơ thể, sinh ra nhiều vi khuẩn có hại. Đồng thời việc không đào thải được phân sẽ gây đầy hơi, chướng bụng. Người bệnh sẽ có cảm giác không muốn ăn, ăn không ngon. Đặc biệt đối với trẻ em. Trẻ biếng ăn sẽ gây ra tình trạng không cung cấp đủ dinh dưỡng. Sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng khiến trẻ chậm lớn, phát triển chậm cả về trí tuệ và thể chất.
2.3. Tắc ruột
Sự ngưng trệ các chất thải cặn bã trong cơ thể ra bên ngoài như dịch, phân, hơi,… được gọi là tắc ruột. Các chất này bị tích tụ với tăng áp lực lên thành ruột. Khi áp lực đủ lớn sẽ gây thủng ruột, các chất cặn bã cần được đào thải rò rỉ vào trong lòng ruột. Nếu không điều trị kịp thời, hội chứng tắc ruột có thể gây thủng ruột, nhiễm trùng nặng tại ruột.
2.4. Sưng tĩnh mạch ở hậu môn hay còn gọi là trĩ.
Trĩ hay gặp ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em. Nhưng hay gặp hơn cả là người lớn. Khi bị táo bón, phân khô cứng nên khó đào thải ra ngoài. Do đó, tĩnh mạch ở hậu môn trực tràng phải căng giãn quá mức để tống phân ra. Vì phải chịu áp lực nhiều dẫn đến máu không lưu thông được, lâu dần hình thành các búi trĩ. Các búi trĩ gây đau rát, ngứa ngáy và khó chịu ở hậu môn.
2.5. Nứt hậu môn.
Nứt hậu môn là một vết loét hoặc rách ở niêm mạc hậu môn. Phân táo bón thường khô, cứng và bị lưu trữ lâu trong đại trực tràng. Ở đó, ruột lại tiếp tục hấp thu nước khiến phân càng khô cứng hơn. Khi đi đại tiện, người bị táo bón thường cố dùng sức để đẩy phân ra ngoài. Đó là nguyên nhân khiến hậu môn bị tổn thương, tạo các vết nứt, rách. Các vết rách gây đau dữ dội, có thể chảy máu trong và sau khi đi đại tiện. Khi các vết này không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra những vấn đề nguy hiểm hơn: viêm nhiễm trùng hậu môn, áp xe hậu môn.
2.7. Sa trực tràng.
Sa trực tràng là tình trạng trực tràng chui qua lỗ hậu môn ra nằm ở ngoài hậu môn. Người bị táo bón cố gắng đi đại tiện khiến một phần hoặc toàn bộ thành trực tràng bị chui ra ngoài lỗ hậu môn.
2.8. Viêm nhiễm đại tràng, ung thư đại tràng.
Phân bị tồn đọng trong đại tràng, không được tống ra ngoài. Các chất cặn bã không được thải ra ngoài cơ thể. Vì vậy mà độc tố trong cơ thể có thể gây viêm nhiễm đại tràng, ung thư đại tràng.
3. Giải pháp cải thiện tình trạng táo bón nhanh
3.1. Các giải pháp không dùng thuốc
Thay đổi chế độ ăn
Chế độ ăn cần phải bổ sung nhiều chất xơ. Chất xơ có nhiều trong rau xanh và hoa quả. Việc bổ sung chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn, tăng tốc độ di chuyển của phân. Thế nhưng, người bệnh không nên bổ sung nhiều chất xơ một cách quá đột ngột mà hãy bổ sung từ từ. Một số thực phẩm dồi dào chất xơ được khuyên dùng như: chuối, khoai lang, lúa mạch, đậu,…
Bổ sung các thực phẩm chứa men vi sinh tốt cho sức khỏe như sữa chua, kim chi,.. cũng sẽ tốt cho hệ tiêu hóa. Bởi trong các thực phẩm này có nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa. Lợi khuẩn tiết enzym giúp tiêu hóa thức ăn và hấp thu các chất dinh dưỡng từ thực phẩm. Người bị táo bón lâu ngày dẫn đến mất cân bằng vi khuẩn đường ruột. Việc bổ sung lợi khuẩn giúp đảm bảo cân bằng hệ vi sinh đường ruột, loại trừ các vi khuẩn có hại bảo vệ cơ thể.
Ngoài ra, người bệnh nên hạn chế các thực phẩm giàu chất béo, các thực phẩm chứa chất kích thích như cà phê, chè đặc và không nên ăn các loại quả xanh chát. Người bệnh hạn chế ăn các thực phẩm cay, nóng.
>>> Xem thêm: Bị táo bón nên ăn gì, kiêng gì? 7 bài thuốc dân gian chữa táo bón tại nhà
Bổ sung đầy đủ nước
Việc uống đủ nước mỗi ngày vô cùng quan trọng. Lượng nước bổ sung mỗi ngày là khác nhau đối với từng độ tuổi, giới tính, chiều cao và cân nặng. Trung bình người lớn nên uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu cơ thể. Bạn nên chia nhiều lần uống trong ngày.
Không nhịn đi đại tiện
Bạn nên tập đi đại tiện vào một khoảng thời gian cố định trong ngày.
Chăm sóc sức khỏe bản thân
Hạn chế tối thiểu tình trạng lo lắng, căng thẳng. Táo bón có liên quan trực tiếp đến trạng thái tinh thần của bạn. Do vậy bạn nên rèn luyện thói quen sống khoa học để cơ thể được nghỉ ngơi đầy đủ, tránh căng thẳng, stress.
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Việc vận động và tập thể dục thường xuyên sẽ giúp hạn chế tình trạng táo bón. Việc tăng cường hoạt động sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Những bài tập thể dục nhẹ nhàng, ở mức độ vừa phải được khuyến khích như: đi bộ, đạp xe, bơi lội,…
3.2. Các giải pháp dùng thuốc
Sử dụng thuốc không kê đơn
Sử dụng thuốc nhuận tràng là giải pháp thường được sử dụng. Thuốc nhuận tràng không loại bỏ được tận gốc của vấn đề táo bón nhưng nó giúp loại bỏ các triệu chứng gây khó chịu. Thuốc nhuận tràng được sử dụng ở nhiều lứa tuổi. Việc lựa chọn thuốc nhuận tràng tùy thuộc vào lứa tuổi và các tác dụng không mong muốn của thuốc trên các lứa tuổi.
- Thuốc nhuận tràng tạo khối: psyllium, methylcellulose,… Thuốc làm tăng kích thước, tăng khối lượng nước trong phân. Đồng thời thuốc kích thích nhu động ruột làm tăng khả năng đào thải phân.
- Thuốc nhuận tràng làm mềm: docusate, colace,… Thuốc giúp nước dễ thấm vào khối phân. Từ đó giúp phân mềm và dễ đào thải ra ngoài. Đây là nhóm thuốc nhuận tràng có tác dụng nhẹ. Vì vậy, bạn có thể sử dụng thuốc từ 1-3 ngày mới thấy được tác dụng của thuốc.
- Thuốc nhuận tràng thẩm thấu: lactulose, macrogol, sorbitol,… Đây là nhóm thuốc được sử dụng rộng rãi nhất. Thuốc có tác dụng kéo nước từ các mô xung quanh vào ruột. Nhờ vậy có tác dụng làm mềm phân, tăng nhu động ruột, tăng phản xạ đẩy phân ra ngoài. Thuốc có tác dụng khá nhanh sau khoảng 15-30 phút dùng.
- Thuốc nhuận tràng kích thích: bisacodyl, cascara,… Nhóm thuốc có tác dụng kích thích đầu dây thần kinh của niêm mạc đại tràng. Thuốc giúp các cơ đại tràng co bóp mạnh hơn, tạo lực tống phân ra ngoài.
- Thuốc nhuận tràng bôi trơn: parafin, glycerin,… Đây là các dầu khoáng có tác dụng chủ yếu ở ruột già, giúp khối phân trơn và dễ di chuyển.
Thuốc nhuận tràng sẽ làm cải thiện nhanh tình trạng táo bón. Nhưng bạn không nên quá lạm dụng thuốc bởi sẽ gây những tác dụng không mong muốn. Bạn nên dùng ngắn ngày, khi trở lại bình thường thì không dùng thuốc nữa. Đồng thời cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa táo bón.
>>> Xem thêm: Tổng hợp 7 thuốc nhuận tràng thông dụng, hiệu quả nhanh nhất
Sử dụng thuốc kê đơn
Nếu bạn vẫn gặp khó khăn trong điều trị táo bón, bác sĩ có thể kê cho bạn những thuốc điều trị táo bón sau:
- Lubiprostone: thuốc có tác dụng làm tăng lượng chất lỏng có trong ruột, làm mềm phân, giúp phân di chuyển dễ dàng hơn.
- Linaclotide hoặc plecanatide: thuốc còn giúp làm giảm đầy hơi, đau bụng, mót rặn. Thuốc giúp đi tiêu đều đặn hơn cho những người bị táo bón lâu năm hoặc hội chứng ruột kích thích.
- Prucalopride: thuốc được chỉ định điều trị chứng táo bón mạn tính ở phụ nữ khi thuốc nhuận tràng không hiệu quả.
>>> Xem bài viết: Tổng hợp 8 thuốc trị táo bón thông dụng, hiệu quả nhanh nhất
4. Khi nào nên đi gặp bác sĩ
Bạn đã áp dụng các biện pháp mà tình trạng táo bón vẫn không thuyên giảm hoặc chậm chí nặng thêm. Bạn nên đi gặp bác sĩ khi có các biểu hiện sau đây:
- Đau bụng, đầy hơi, chướng bụng nặng hơn hoặc kéo dài trên 3 tuần.
- Người bệnh có biểu hiện táo bón xen kẽ tiêu chảy.
- Có máu trong phân. Nứt hậu môn hoặc bệnh trĩ khiến phân của bạn có máu. Nhưng cũng có thể do những nguyên nhân nặng hơn như ung thư trực tràng. Do vậy bạn không nên chủ quan khi gặp dấu hiệu này mà nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời.
- Hoàn toàn không thể đại tiện trong 4-5 ngày. Phân không đào thải được dẫn đến sẽ cứng và tích tụ to dần trong lòng ruột. Đó chính là cơ sở của việc tắc ruột, thủng ruột như đã nêu ở phân hậu quả.
- Sốt cao. Bản thân táo bón không gây sốt. Nhưng nếu bị táo bón và sốt thì có thể bạn đang có dấu hiệu nhiễm trùng đường tiêu hóa.
- Sút cân không rõ nguyên nhân.
- Nôn mửa. Chất nôn có thể có mùi khó chịu như phân, điều đó cho thấy bạn có thể bị tắc ruột.
>>> Xem bài viết: 6 dấu hiệu táo bón nặng không thể bỏ qua
Táo bón là một vấn đề được quan tâm nhiều trong cuộc sống ngày nay. Mong rằng với bài viết trên Imiale A+ đã giúp bạn hiểu rõ hơn về những hậu quả của táo bón. Việc hiểu rõ hậu quả cũng như các giải pháp cải thiện tình trạng táo bón sẽ giúp bạn phòng tránh và điều trị kịp thời.
Nếu cần được tư vấn và giải đáp thắc mắc, bạn đừng ngần ngại liên hệ HOTLINE 19009482 để được các chuyên gia sức khỏe của Imiale A+ hỗ trợ tận tình.