Duspatalin là thuốc chống co thắt cơ trơn đường tiêu hoá không kháng cholinergic, có tác dụng cải thiện các cơn đau bụng do Hội chứng ruột kích thích. Duspatalin chính là lựa chọn hàng đầu khi người bệnh áp dụng các phương pháp thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh mà bệnh vẫn không cải thiện. Cùng tìm hiểu thông tin về công dụng và lưu ý khi sử dụng thuốc Duspatalin.
Mục lục
1. Duspatalin là thuốc gì?
Duspatalin có hoạt chất chính là Mebeverine hydrochloride. Đây là thuốc có tác dụng trực tiếp trên cơ trơn đường tiêu hoá dạ dày – ruột, giúp giảm co thắt mà không gây ảnh hưởng đến nhu động bình thường của ruột.
Thành phần:
- Mỗi viên nang chứa Mebeverine hydrochloride
- Tá dược: Magnesium stearat, methacrylic acid – ethyl acryl copolymer (1:1) dạng phân tán 30%, bột talc, hypromellose, Eudragit NE 30D, triacetin, Gelatin, titanium dioxid (E171)
Các dạng bào chế:
- Viên nén 100mg
- Viên nén 135mg
- Viên nang cứng phóng thích chậm 200mg
2. Công dụng thuốc Duspatalin
Thuốc Duspatalin thuộc nhóm kháng Cholinergic tổng hợp, có tác dụng làm giãn các cơ dạ dày – ruột, dùng trong điều trị triệu chứng đau bụng, đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy hoặc/ xen kẽ táo bón…
Đây là những triệu chứng điển hình của Hội chứng ruột kích thích hoặc các bệnh đường tiêu hoá liên quan như: bệnh đại tràng do co thắt, rối loạn cơ năng của ruột, táo bón do co thắt, tiêu chảy kéo dài liên quan đến thần kinh, đầy bụng, căng cơ bụng, co thắt dạ dày – ruột thứ phát do các bệnh lý thực thể,…
Vì hệ thống thần kinh thực vật không tham gia vào cơ chế hoạt động của thuốc, nên không có tác dụng phụ kháng cholinergic toàn thân điển hình.
>>>Xem thêm: 10 triệu chứng viêm đại tràng co thắt không thể bỏ qua
3. Chỉ định và chống chỉ định
Chỉ định:
Thuốc Duspatalin được chỉ định dùng cho người lớn và trẻ em trên 10 tuổi để giảm các triệu chứng đau và khó chịu liên quan đến các rối loạn chức năng đường tiêu hoá, đặc biệt là hội chứng ruột kích thích.
Chống chỉ định:
Không dùng thuốc Duspatalin cho bệnh nhân dị ứng (quá mẫn) với Mebeverin hydrochloride hay bất kỳ thành phần nào khác của thuốc.
4. Liều dùng, cách dùng thuốc Duspatalin
4.1. Liều dùng thuốc Duspatalin
Đối tượng trẻ em từ 3-10 tuổi: Chỉ dùng viên có hàm lượng 135mg. Không dùng viên có hàm lượng 200mg vì hàm lượng hoạt chất quá cao
Đối tượng người lớn và trẻ em trên 10 tuổi:
- Với viên có hàm lượng 100mg 1 viên/lần x 4 lần/ngày
- Với viên có hàm lượng 135mg: 1 viên/lần x 3 lần/ngày
- Với viên có hàm lượng 200mg: 1 viên/lần x 2 lần/ngày; 1 lần vào buổi sáng và 1 lần vào buổi tối. (uống cách nhau khoảng tầm 12 tiếng)
Đối tượng người cao tuổi, bệnh nhân suy gan và/hoặc suy thận: Chưa có nghiên cứu nào về liều lượng trên đối tượng bệnh nhân này. Không có nguy cơ cụ thể đối với người cao tuổi, bệnh nhân suy gan và/ hoặc suy thận có thể được tìm thấy từ các dữ liệu hậu marketing. Do vậy, không cần điều chỉnh liều trên đối tượng người già, bệnh nhân suy gan và/hoặc suy thận.
4.2. Cách dùng thuốc Duspatalin
Thuốc Duspatalin được bào chế dưới dạng viên nén hoặc viên nang, do đó, người bệnh nên uống thuốc trực tiếp với nhiều nước (100ml nước). Uống trước khi ăn ít nhất 20 phút để hạn chế kích thích dạ dày hoặc xảy ra tương tác giữa thuốc và thức ăn. Nên để nguyên viên thuốc khi uống, không nên nhai, bẻ hoặc nghiền ra làm giảm tác dụng của thuốc.
5. Lưu ý khi sử dụng thuốc Duspatalin trị đau bụng do hội chứng ruột kích thích
Để sử dụng thuốc Duspatalin trị đau bụng do hội chứng ruột kích thích một cách an toàn và hiệu quả, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:
5.1. Tác dụng không mong muốn của thuốc Duspatalin
Trong quá trình sử dụng, thuốc Duspatalin có thể gây ra một số tác dụng phụ như:
- Rối loạn hệ miễn dịch: Quá mẫn cảm cấp tính như nổi mề đay, phù mạch, phù mặt và nổi ban da, có hoặc không ngứa.
- Phản ứng dị ứng: Tình trạng này hiếm gặp nhưng lại gây nguy hiểm nghiêm trọng cho người bệnh. Trong trường hợp người bệnh gặp các triệu chứng dị ứng nặng như khó thở, sưng phù mặt, ngứa họng,… hãy ngừng sử dụng thuốc và tham khảo kiến bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Nếu bệnh nhân có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc hoặc với bất kỳ tác nhân nào khác, hãy thông báo với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
5.2. Bệnh nhân dùng thuốc Duspatalin quá liều
Trong trường hợp dùng Duspatalin quá liều thường không có triệu chứng gì hoặc có nhưng mức độ nhẹ và thường hồi phục nhanh chóng. Các triệu chứng khi quá liều có thể liên quan đến thần kinh và tim mạch. Rất hiếm xảy ra trường hợp co giật khi dùng thuốc quá liều.
Hiện tại, chưa có thuốc giải độc đặc hiệu hoặc thuốc điều trị triệu chứng cho trường hợp quá liều. Có thể xem xét tiến hành rửa dạ dày trong trường hợp nhiễm độc nhiều lần hoặc nếu được phát hiện trong vòng khoảng một giờ.
5.3. Sử dụng thuốc cho những đối tượng đặc biệt
Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú
Hiện tại, chưa có dữ liệu lâm sàng cho thấy việc dùng Duspatalin là an toàn trên 2 đối tượng này. Cho nên, Duspatalin không được khuyến cáo trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Do đó, chỉ nên dùng Duspatalin khi thật sự cần thiết, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định sử dụng thuốc.
Trẻ em dưới 10 tuổi
Không khuyến cáo sử dụng Duspatalin cho trẻ em dưới 10 tuổi vì tính an toàn và hiệu quả chưa được xác định trong nhóm đối tượng này.
Bệnh nhân có các vấn đề di truyền hiếm gặp
Bệnh nhân bất dung nạp fructose, thiếu hụt men lactase, kém hấp thu glucose-galactose, suy sucrose-isomaltese hoặc có các vấn đề di truyền liên quan đến những bệnh này thì không nên dùng thuốc Duspatalin vì trong thuốc có chứa lactose và sucrose.
5.4. Điều kiện bảo quản thuốc
Bảo quản thuốc Duspatalin ở nhiệt độ dưới 30 độ C.
Không để thuốc ở tủ đông lạnh.
Tránh ánh sáng trực tiếp.
Bảo quản trong bao bì gốc để tránh bị ẩm.
5.5. Có sử dụng thuốc Duspatalin kéo dài được không?
Nếu bệnh nhân sử dụng thuốc Duspatalin đã đạt được hiệu quả mong muốn sau vài tuần thì có thể giảm liều dần dần. Bệnh nhân cần ngừng sử dụng Duspatalin ngay trong trường hợp bệnh nhân gặp phải phản ứng dị ứng nặng. Sau đó, liên hệ với chuyên gia để được tư vấn sử dụng thuốc.
Tóm lại, bệnh nhân không nên dùng thuốc kéo dài, tránh lạm dụng thuốc. Chỉ dùng thuốc khi các biện pháp không sử dụng thuốc không có hiệu quả.
Những biện pháp giúp cải thiện triệu chứng của Hội chứng ruột kích thích mà không cần sử dụng thuốc như:
- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng: Bổ sung nhiều nước, nhiều chất xơ, ăn rau củ quả tươi. Hạn chế ăn các thực phẩm gây khó tiêu, đồ ngọt, đồ có ga, chất kích thích (cafein, rượu, bia…)…
- Vận động thể lực thường xuyên: Tránh ngồi nhiều một chỗ, tăng cường tập thể dục như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, tập aerobic,… để nâng cao sức khoẻ.
- Hạn chế căng thẳng, stress: Luôn giữ tinh thần thoải mái, ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya,…
- Tập thói quen đi đại tiện: 1 lần/ ngày, đi vào buổi sáng khi thức dậy.
- Bổ sung men vi sinh: giúp tăng cường lợi khuẩn đường ruột, thiết lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Từ đó, loại bỏ được nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thích, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch và củng cố chức năng trục não – ruột.
- Massage bụng giảm hội chứng ruột kích thích: Việc massage thường xuyên sẽ giúp giảm co thắt, ổn định nhu động ruột. Từ đó, giảm đau bụng cũng như cải thiện tình trạng rối loạn đại tiện.
>>>Xem thêm: 10 cách chữa đại tràng co thắt tại nhà đơn giản, hiệu quả
5.6. Những lưu ý khác
Một số lưu ý khác liên quan đến liều dùng khi sử dụng thuốc Duspatalin:
- Trong trường hợp bệnh nhân bỏ lỡ một hoặc nhiều liều, bệnh nhân nên tiếp tục uống thuốc với liều tiếp theo theo quy định càng sớm càng tốt. Không nên dùng (các) liều đã quên ngoài liều thông thường.
- Không tự ý tăng hoặc giảm liều khi sử dụng thuốc để điều trị bệnh để tránh xuất hiện tác dụng không mong muốn.
- Không tự ý ngừng thuốc trong quá trình điều trị mà cần tham khảo trước ý kiến của các y bác sĩ hoặc dược sĩ.
Với những thông tin về thuốc Duspatalin mà bài viết đã cung cấp, hy vọng có thể giải đáp thắc mắc về công dụng và những lưu ý khi dùng thuốc Duspatalin để bạn có thể sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả nhất, tránh những rủi ro ngoài ý muốn. Nếu cần được tư vấn và giải đáp thắc mắc, bạn đừng ngần ngại liên hệ HOTLINE 19009482 để được các chuyên gia sức khỏe của Imiale A+ hỗ trợ tận tình.
>>> Xem thêm: Hội chứng ruột kích thích (IBS) là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị