Đi ngoài ra máu thường do tình trạng táo bón, dẫn đến trĩ hay nứt kẽ hậu môn và không quá lo ngại. Tuy nhiên đi ngoài ra máu nhưng không đau rát lại cảnh báo hệ tiêu hóa đang bị tổn thương nghiêm trọng hơn hay là triệu chứng của các bệnh lý tiêu hóa khác. Hãy cùng Imiale A+ tìm hiểu những căn bệnh gây đi ngoài ra máu nhưng không đau rát và giải pháp cho tình trạng này.
Mục lục
1. Đi ngoài ra máu nhưng không đau rát cảnh báo bệnh gì?
Đi ngoài ra máu nhưng không đau rát có thể liên quan đến một số bệnh lý đường tiêu hoá dưới đây:
1.1. Viêm loét đại tràng
Viêm loét đại tràng là một trong những bệnh lý thuộc nhóm bệnh viêm ruột. Các ổ viêm loét thường chỉ khư trú tại lòng ruột già. Những tổn thương này, nếu không được điều trị thì theo thời gian sẽ gây chảy máu.
Các triệu chứng khác của viêm loét đại tràng bao gồm:
- Tiêu chảy thường xuyên, phân lẫn nhầy hoặc máu
- Cảm giác cần đi tiêu gấp
- Đau bụng âm ỉ, thường là đau bụng dưới bên trái
- Mệt mỏi, sụt cân
1.2. Bệnh Crohn
Crohn cũng là 1 thể bệnh của viêm ruột. Cơ chế gây đi ngoài ra máu tương tự viêm loét đại tràng. Tuy nhiên, điểm khác biệt là những tổn thương do Crohn ở hệ tiêu hóa thường sâu và lan rộng hơn, trải dài khắp ống tiêu hóa (từ miệng đến hậu môn).
Các triệu chứng khác của Crohn cũng không khác biệt nhiều so với viêm loét đại tràng:
- Tiêu chảy
- Đau bụng, thường đau bụng dưới bên phải
- Mệt mỏi, sụt cân, chán ăn.
1.3. Polyp đại tràng
Polyp đại tràng là những tế bào tăng sinh bất thường trên niêm mạc đại tràng, tạo thành những khối u lành tính, một số ít có thể ung thư hóa.
Polyp đại tràng hiếm khi biểu hiện triệu chứng. Nếu có, các triệu chứng cũng không đặc trưng và dễ gây nhầm lẫn với các bệnh tiêu hóa khác. Tình trạng phổ biến nhất là đi ngoài ra máu nhưng không đau rát. Bởi polyp có thể làm kích ứng, viêm và chảy máu xung quanh nó.
1.4. Viêm loét dạ dày, tá tràng
Bệnh nhân viêm loét ở dạ dày tá tràng thường gặp phải biến chứng xuất huyết nếu bệnh không được kiểm soát. Đây được gọi là xuất huyết tiêu hóa trên. Ở bệnh lý này, máu thường mất nhiều thời gian để được thải ra ngoài. Vì vậy, người bệnh thường đi ngoài ra máu màu thẫm hoặc đen hắc ín.
Bên cạnh đó, bệnh có những dấu hiệu đặc trưng dễ phân biệt như:
- Đau vùng thượng vị bên trái.
- Cơn đau thường xuất hiện khi no nếu viêm loét dạ dày hoặc khi đói nếu viêm loét tá tràng
- Buồn nôn, nôn, ợ hơi có vị chua
1.5. Ung thư ruột kết
Đây là bệnh lý nguy hiểm nhất trong các bệnh lý tiêu hóa. Những khối u ác tính thường có nguồn gốc từ polyp. Chúng tăng sinh không kiểm soát và gây tổn thương, chảy máu tại hệ tiêu hóa.
Người bệnh mắc ung thư ruột kết cũng không có dấu hiệu cụ thể. Các biểu hiện khác có thể gặp phải như:
- Sụt cân không rõ nguyên nhân
- Mệt mỏi
- Tiêu chảy, táo bón thất thường
1.6. Tiềm ẩn một số bệnh khác
Máu khó đông: Thông thường, cơ thể có thể có thể tự kiểm soát sự chảy máu tại đường tiêu hóa bằng cơ chế cầm máu. Tuy nhiên, bệnh lý máu khó đông khiến quá trình này bị gián đoạn. Nếu hệ tiêu hóa đang bị tổn thương thì nguy cơ đi ngoài ra máu là rất cao.
Bệnh máu trắng: Bệnh máu trắng được định nghĩa là sự tăng sinh không kiểm soát của các tế bào bạch cầu, từ đó ức chế sự phát triển và sản xuất của các tế bào máu khác, gồm tiểu cầu và hồng cầu. Sự sụt giảm tiểu cầu khiến máu từ niêm mạc tiêu hóa bị tổn thương không được cầm lại, dẫn đến đi đại tiện ra máu nhưng không đau. Bên cạnh đó, người bệnh có các triệu chứng dễ thấy như xuất huyết dưới da, thiếu máu (da xanh, mệt mỏi, khó thở,…)
Bệnh lây nhiễm qua đường tình dục: Không đảm bảo vệ sinh trong khi quan hệ tình dục, nhất là khi quan hệ qua hậu môn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng hậu môn, trực tràng, thậm chí dẫn đến chảy máu. Các triệu chứng đặc trưng khác như:
- Tiểu buốt, tiểu rắt
- Đau bụng dưới
- Sốt cao
- Đau khi quan hệ tình dục
2. Biện pháp cải thiện đi cầu ra máu
Phương pháp cải thiện tình trạng đi cầu ra máu phụ thuộc lớn vào tình trạng của người bệnh. Nguyên tắc là cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Trong trường hợp đây là triệu chứng của một bệnh lý nguy hiểm như viêm ruột, ung thư ruột kết thì việc ưu tiên hàng đầu là điều trị tận gốc bệnh lý đó. Mặt khác, nếu triệu chứng là dấu hiệu của bệnh lý lành tính, nhẹ, không gây hại sức khỏe như trĩ, nứt hậu môn thì có thể áp dụng các biện pháp cải thiện tại nhà.
Bất kể nguyên nhân gây bệnh là gì thì các biện pháp thực hiện tại nhà luôn cần được áp dụng:
2.1. Chế độ ăn uống khoa học
Chế độ ăn uống khoa học không phải là giải pháp điều trị dứt điểm tình trạng đi ngoài ra máu nhưng có thể làm cải thiện vấn đề này.
Người bệnh cần tuân thủ những nguyên tắc dưới đây:
- Uống đủ nước. Khi có dấu hiệu tiêu chảy, nên ưu tiên những những thức uống có chứa natri, kali như đồ uống thể thao hoặc nước oresol vì có thể giúp giữ cân bằng điện giải.
- Hạn chế rượu bia và các thức uống chứa cafein như trà xanh, nước tăng lực,…
- Đảm bảo chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, nhất là tinh bột, protein, chất xơ, vitamin B12, vừa tốt cho hệ tiêu hóa vừa giúp cơ thể mau phục hồi do mất máu.
- Hạn chế chất béo, đồ chiên rán.
- Xen kẽ vào chế độ ăn các bữa ăn nhạt, ít gia vị vì dễ tiêu và ít gây kích ứng đường ruột: chuối, táo, bánh mì, cơm, các loại ngũ cốc,…
2.2. Chế độ sinh hoạt
Duy trì chế độ luyện tập thể lực thường xuyên với các bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, tập dưỡng sinh,…Thói quen này giúp cơ thể điều chỉnh lại nhu động ruột, kích thích sản xuất các chất chống viêm, hỗ trợ làm lành tổn thương tại ống tiêu hóa.
Tập thói quen đi vệ sinh đúng cách để giảm nguy cơ trĩ:
- Thời gian đi vệ sinh: Hạn chế ngồi lâu trong toilet nhiều giờ
- Hạn chế rặn khi đi tiêu
- Tư thế ngồi toilet: đầu gối cao hơn hông
Nghỉ ngơi, hạn chế công việc nặng như khuân vác, tập thể dục cường độ cao, nhất là khi cơ thể đang có dấu hiệu thiếu máu.
2.3. Vệ sinh vùng hậu môn
Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ là điều cần làm ngay cả khi không có biểu hiện đi ngoài ra máu. Tuy nhiên, việc này cần phải thực hiện nghiêm túc hơn, nhất là khi chảy máu xuất phát từ những tổn thương quanh vùng hậu môn. Bởi nếu không, nguy cơ nhiễm trùng tại đây là khá cao, khiến vết thương càng khó lành, gây đau rát và khó chịu cho người bệnh.
Cách thực hiện:
- Sau khi đi đại tiện nên rửa hậu môn bằng nước sạch hoặc nước muối loãng. Tránh sử dụng xà phòng vì dễ gây khô da và kích ứng. Sau đó nên lau khô bằng khăn giấy mềm, chất lượng tốt, tránh cọ xát gây trầy xước.
- Ngoài việc vệ sinh sau mỗi lần đại tiện, người bệnh cần vệ sinh thêm 2 lần mỗi ngày, buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ để vùng hậu môn luôn khô thoáng, sạch sẽ.
2.4. Giảm căng thẳng, giữ tinh thần thoải mái
Tập thể dục thể thao, giao lưu bạn bè là những bí quyết giúp giảm lo âu, căng thẳng. Một thái độ tích cực và thoải mái sẽ mang lại lợi ích cho cơ thể về mọi mặt, bao gồm việc cải thiện tình trạng đi cầu ra máu. Ngoài ra, điều này cũng giúp cơ thể điều hòa lại nhu động tiêu hóa, giảm táo bón- một trong những nguyên nhân gây đi ngoài ra máu.
2.5. Bổ sung men vi sinh
ĐI cầu ra máu là biểu hiện của sự rối loạn tiêu hóa, liên quan đến sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Sự sụt giảm lợi khuẩn, hại khuẩn gia tăng càng dẫn đến nhiều rối loạn tiêu hóa dai dẳng như chán ăn, tiêu chảy, táo bón,… Vì vậy, để chấm dứt tình trạng này, người bệnh cần được bổ sung lợi khuẩn, thiết lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
Lợi khuẩn có vai trò quan trọng trong việc cải thiện các rối loạn tiêu hóa:
- Tái thiết lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột: Lợi khuẩn cạnh tranh vị trí bám và dinh dưỡng với hại khuẩn, từ đó ức chế, tiêu diệt vi khuẩn có hại, hạn chế tình trạng nhiễm trùng tại các tổn thương.
- Điều hòa nhu động ruột, tăng hút nước làm mềm phân, cải thiện tình trạng đi cầu ra máu do trĩ, táo bón hay nứt kẽ hậu môn.
- Kích thích tiết một số enzym tiêu hóa, hỗ trợ tiêu hóa thức ăn
- Tăng cường miễn dịch
Trong số đó, Bifidobacterium và Lactobacillus là 2 chi lợi khuẩn thiết yếu, chiếm 90% lợi khuẩn đường ruột. Vì vậy, việc bổ sung hai lợi khuẩn này được coi là giải pháp mới, đem lại hiệu quả cao trong hỗ trợ cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.
Lần đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, Imiale A+ chứa hai chủng lợi khuẩn thiết yếu Bifidobacterium BB-12 và Lactobacillus LA-5 kết hợp với chất xơ hòa tan hàm lượng cao, giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, giải pháp cho đại tràng khỏe mạnh. Hiệu quả của Imiale A+ đã được chứng minh qua hơn 450 nghiên cứu lâm sàng, được các tổ chức uy tín thế giới chứng nhận và khuyên dùng.
3. Khi nào cần thăm khám bác sĩ
Đi ngoài ra máu nhưng không đau rát không được điều trị kịp thời có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn, hay gây ra các biến chứng nguy hiểm như thiếu máu, viêm nhiễm,…Do đó, khi thấy tình trạng bệnh đang diễn biến xấu hơn, đòi hỏi người bệnh không nên trì hoãn việc khám chữa bệnh:
- Xuất hiện cục máu đông hoặc máu màu đen hắc ín
- Chảy máu quá nhiều khi đại tiện, thậm chí không ngừng ngay cả khi ngừng đi ngoài
- Cảm giác buồn nôn, nôn
- Mệt mỏi, chóng mặt, da xanh xao
- Chán ăn
- Trẻ em bị đi cầu ra máu
- Đang dùng thuốc chống đông. Điều này có thể là nguyên nhân khiến tình trạng chảy máu không kiểm soát được.
Đi ngoài ra máu nhưng không đau rát là dấu hiệu của nhiều bệnh lý tiêu hóa, cho thấy có sự tổn thương trong lòng ruột như viêm loét dạ dày tá tràng, viêm ruột, trĩ,… Thậm chí, triệu chứng này có thể xuất hiện nếu cơ thể mắc phải các căn bệnh khiến quá trình cầm máu diễn ra không đầy đủ như bệnh máu trắng. Việc cần làm là người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị. Song song với đó, duy trì một lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học là việc làm cần thiết để cơ thể mau chóng phục hồi.