Thông thường, chất nhầy giúp bảo vệ niêm mạc ruột, giúp đi ngoài dễ dàng hơn nên tình trạng đi ngoài phân nhầy là bình thường. Tuy nhiên, nếu lượng chất nhầy nhiều, hoặc chất nhầy có màu xanh, đỏ, vàng… đó có thể là dấu hiệu của bệnh lý đường tiêu hóa. Để giải đáp những thắc mắc về tình trạng trên, hãy cùng IMIALE A+ tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Đi ngoài phân nhầy có bình thường không?
Chất nhầy bảo vệ niêm mạc tiêu hóa tránh khỏi sự tấn công của vi khuẩn có hại, acid dạ dày, men tiêu hóa hay độc tố để duy trì các hoạt động chức năng bình thường. Ngoài ra, chất nhầy có tác dụng như một chất bôi trơn giúp đi ngoài dễ dàng hơn.
Thông thường, đi ngoài với một lượng nhỏ chất nhầy có màu trong là điều bình thường. Khi lượng chất nhầy tăng lên, hoặc chất nhầy có màu, diễn ra thường xuyên thì có thể là dấu hiệu của bệnh lý tiêu hóa. Bên cạnh việc quan sát chất nhầy, người bệnh có thể nhận biết tình trạng bệnh lý dựa trên một số triệu chứng khác như:
- Có máu hoặc mủ trong phân
- Đau bụng
- Chướng bụng, đầy hơi
- Thay đổi đột ngột về tần suất đi tiêu
2. Đi ngoài ra chất nhầy cảnh báo bệnh gì?
Tùy từng bệnh lý mà chất nhầy sẽ có màu sắc khác nhau giúp phân biệt giữa các bệnh đường tiêu hóa. Một số bệnh dưới đây có thể là nguyên nhân khiến bệnh nhân đi ngoài ra chất nhầy:
- Táo bón kéo dài: Khi bị táo bón, phân khô cứng cọ xát vào niêm mạc đường ruột gây đau rát. Do vậy, chất nhầy được tiết ra nhiều hơn giúp đẩy phân ra ngoài dễ dàng hơn. Phân có thể lẫn chất nhầy trắng hoặc màu đỏ (lẫn máu) do bệnh nhân rặn nhiều gây nứt kẽ hậu môn.
- Viêm loét đại tràng: Viêm loét đại tràng là tình trạng niêm mạc đại tràng viêm và phát triển thành các vết loét. Các vết loét này làm tăng tiết nhầy, tiết dịch mủ hay chảy máu cùng chất nhầy. Lượng chất nhầy sẽ theo phân ra ngoài và thường có màu vàng hoặc hồng/ đỏ do lẫn máu. Ngoài ra, bệnh nhân còn có các triệu chứng sau: đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, chán ăn,….
- Hội chứng ruột kích thích: Hội chứng ruột kích thích (IBS) là tình trạng rối loạn nhu động ruột, mà không có bất kì tổn thương thực thể nào tại đại tràng. Do đó, bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích thường có chất nhầy màu trắng. Các triệu chứng khác bao gồm: phân nát lẫn nhầy, đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy xen lẫn táo bón.
- Nhiễm khuẩn đường ruột cấp tính: Nhiễm khuẩn đường ruột cấp tính là tình trạng niêm mạc đường ruột bị viêm do nhiễm khuẩn hoặc nhiễm virus. Khi đó, chất nhầy được tiết ra nhiều hơn để chống lại sự xâm nhập của độc tố, vi khuẩn,… dẫn đến tình trạng đi ngoài ra chất nhầy màu trắng đục. Ngoài ram bệnh nhân viêm ruột cấp còn có các triệu chứng: sốt kèm tiêu chảy, đau bụng, chán ăn,…
- Áp xe hậu môn: Áp xe hậu môn là bệnh viêm nhiễm gây mủ ở quanh hậu môn. Người bệnh đi ngoài ra phân lẫn nhầy màu vàng, chảy mủ, đau rát ở hậu môn. Trường hợp ổ áp xe nằm sâu bên trong trực tràng, bệnh nhân sẽ có cảm giác ớn lạnh, sốt, cơ thể mệt mỏi,…
- Ung thư hậu môn trực tràng: Bệnh nhân bị ung thư ruột kết có thể thấy chất nhầy màu trắng đục hoặc có lẫn máu trong phân. Các triệu chứng khác bao gồm: thay đổi tần suất đi tiêu, phân màu nâu hoặc đen, mệt mỏi, sút cân nhanh,…Ở giai đoạn đầu của bệnh, các triệu chứng thường không điển hình vì vậy bệnh nhân không nên chủ quan, hãy đi kiểm tra hoặc tầm soát ung thư nếu cơ thể gặp các triệu chứng trên.
- Tắc ruột: Tắc ruột là tình trạng ngưng trệ, tắc nghẽn ruột khiến phân khó đào thải. Tình trạng tắc nghẽn này kích thích ruột sản sinh chất nhầy để đẩy phân ra ngoài dễ dàng hơn, khiến người bệnh đi ngoài ra chất nhầy màu trắng. Ngoài ra, người bệnh tắc ruột thường kèm theo các triệu chứng: bí trung tiện, đại tiện phân lẫn nhầy trắng, chướng bụng, buồn nôn và đau bụng.
Trong trường hợp bệnh nhân đi ngoài phân nhầy do táo bón thì có thể cải thiện bằng các biện pháp như thay đổi chế độ ăn, kết hợp dùng men vi sinh,… Tuy nhiên, nếu xuất hiện những triệu chứng khác, bệnh nhân cần đi khám sớm nhất để được chẩn đoán bệnh và có biện pháp xử lý kịp thời.
3. Biện pháp cải thiện tình trạng đi ngoài phân nhầy
Thông thường, tình trạng đi ngoài phân nhầy do táo bón hay do rối loạn tiêu hóa thông thường sẽ cải thiện sau khi thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học. Nếu tình trạng không cải thiện hay có các dấu hiệu cảnh báo, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ mà không tự ý sử dụng thuốc.
3.1. Chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học
- Ăn thức ăn giàu chất xơ: giúp cải thiện tình trạng táo bón, kích thích tiêu hóa. Trung bình 1 người trưởng thành cần bổ sung 20-30g chất xơ mỗi ngày. Một số thực phẩm chứa chất xơ mà bệnh nhân nên ăn gồm: các loại rau củ, hoa quả, đậu,….
- Uống đủ nước: bệnh nhân nên uống 1,5 lít nước mỗi ngày, hoặc có thể uống các loại nước ép như nước ép táo, cam,…giúp giảm tình trạng táo bón, thải độc tố ra khỏi cơ thể.
- Tăng cường thể dục, thể thao: giúp cơ thể vận động, tinh thần thoải mái, thư giãn để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
3.2. Mẹo dân gian cải thiện đi ngoài phân nhầy
Khi bệnh nhân đi ngoài phân nhầy do các rối loạn tiêu hóa thông thường như tiêu chảy, táo bón,.. có thể áp dụng một số mẹo dân gian đơn giản, hiệu quả sau đây:
- Ngải cứu trị đi ngoài phân nhầy: Ngải cứu là vị thuốc nam có tính ấm, vị đắng và có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, dùng để điều trị chứng đi ngoài phân nhầy, táo bón, khó tiêu. Bệnh nhân có thể ăn ngải cứu hấp cùng trứng gà và ăn 3-4 lần/ 1 tuần.
- Dùng lá mơ lông cải thiện đi ngoài phân nhầy: Tinh dầu sulfide dimethyl disulphide trong lá mơ lông có công dụng kháng viêm, giúp chống lại các loại vi khuẩn đường ruột, hỗ trợ điều trị tiêu chảy, chướng bụng, đầy hơi. Bệnh nhân có thể ăn lá mơ lông tươi hoặc xay lấy nước uống.
Các mẹo dân gian chỉ giúp cải thiện triệu chứng, bệnh nhân không được áp dụng thay thế các biện pháp điều trị của bác sĩ.
3.3. Bổ sung men vi sinh
Hệ vi sinh đường ruột đóng vai trò quan trọng trong duy trì các hoạt động tiêu hóa diễn ra trơn tru. Nguyên nhân rối loạn tiêu hóa của các bệnh lý gây đi ngoài phân nhầy hầu hết có liên quan đến sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Do vậy, việc sử dụng men vi sinh bổ sung lợi khuẩn được chứng minh giúp cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, đi ngoài phân nhầy. Lợi khuẩn có tác dụng:
- Thiết lập cân bằng hệ vi sinh: Lợi khuẩn cạnh tranh vị trí bám và dinh dưỡng với hại khuẩn, ức chế và tiêu diệt hại khuẩn.
- Phục hồi và bảo vệ niêm mạc ruột: Lợi khuẩn bám dính tạo hàng rào bảo vệ niêm mạc tiêu hóa, đồng thời tạo điều kiện cho niêm mạc tổn thương nhanh phục hồi.
Men vi sinh IMIALE A+ bổ sung hai chủng lợi khuẩn thiết yếu Bifidobacterium BB-12 và Lactobacillus LA-5, kết hợp với chất xơ hòa tan hàm lượng cao là công thức tối ưu cho đường ruột khỏe mạnh. IMIALE A+ có tới hơn 450 bằng chứng lâm sàng chứng minh giúp cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa, táo bón, viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích,…
3.4. Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Tùy từng bệnh lý và thể trạng của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định thuốc phù hợp. Người bệnh tránh tự ý sử dụng thuốc khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
Hầu hết trường hợp đi ngoài phân nhầy không đáng lo lắng và chỉ thoáng qua. Tuy nhiên, khi tình trạng này kéo dài, phân nhầy có màu, người bệnh không nên chủ quan mà hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán có phác đồ điều trị phù hợp. Nếu có thắc mắc cần được tư vấn và giải đáp, bạn đừng ngần ngại liên hệ theo HOTLINE 19009482 để được các chuyên gia của IMIALE A+ hỗ trợ tận tình.