Đi cầu ra máu đôi khi chỉ là do táo bón lâu ngày, phân khô cứng làm tổn thương niêm mạc hay nứt hậu môn, dẫn đến dính máu trong phân. Tuy nhiên, đi cầu ra máu cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý tiêu hóa nguy hiểm. Vì vậy, người bệnh không nên chủ quan, cần đi khám và xử lý kịp thời tránh để tình trạng tiến triển nặng hơn. Bài viết dưới đây sẽ chỉ rõ những nguyên nhân phổ biến cùng những biện pháp xử trí để cải thiện tình trạng đi ngoài ra máu này.
Mục lục
1. Nguyên nhân đi cầu ra máu
Đi cầu ra máu chủ yếu là do đường tiêu hóa của bạn bị tổn thương như bị viêm, nhiễm khuẩn hay loét, phổ biến là các bệnh lý sau:
Nứt hậu môn (do táo bón lâu ngày): Khi táo bón kéo dài, người bệnh thường xuyên phải rặn gây rạn nứt niêm mạc hậu môn dẫn đến đau rát và chảy máu, dính máu trong phân khi đi ngoài. Nếu không biết vệ sinh đúng cách và để tình trạng nứt hậu môn kéo dài, người bệnh sẽ dễ bị lở loét và nhiễm khuẩn vùng hậu môn.
Bệnh trĩ: Thường xuyên rặn khi đi cầu, hay một lý do nào đó khiến ứ máu tĩnh mạch liên tục (thường là do ngồi lâu một chỗ, không vận động) là nguyên nhân dẫn đến phì đại đám rối tĩnh mạch xung quanh vùng hậu môn – hay còn gọi là bệnh trĩ. Đám rối này cản trở đẩy phân ra ngoài dẫn đến táo bón kéo dài, phân càng khô và cứng, lâu ngày có thể đi đại tiện ra máu.
Viêm đại trực tràng: Tác nhân gây hại xâm nhập và tấn công đường tiêu hóa làm mất cân bằng hệ vi sinh, gây ra viêm đại trực tràng. Ban đầu, tình trạng chỉ là rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng phổ biến như tiêu chảy, đau bụng. Tuy nhiên nếu không thiết lập lại cân bằng hệ vi sinh, tình trạng viêm ngày càng nặng nề, tổn thương tiến triển thành loét, là nguyên nhân khiến người bệnh bị đi cầu ra máu.
Xuất huyết tiêu hóa dưới: Ống tiêu hóa có thể gặp phải tình trạng lở loét lâu ngày gây chảy máu đường tiêu hóa. Do đó khi đi đại tiện, máu có thể chảy ra ngoài gây đi cầu ra máu. Đây là tình trạng cấp tính, nguy hiểm, người bệnh cần được đưa đến bệnh viện để tránh mất quá nhiều máu, shock, ảnh hưởng đến tính mạng.
Polyp trực tràng: nguyên nhân là do các tế bào trực tràng phát triển nhanh bất thường, gây ra các khối u lành tính. Bệnh thường không có triệu chứng điển hình nhưng đi cầu ra máu có thể là dấu hiệu cảnh báo rằng bạn đang bị polyp trực tràng. Nếu nghi ngờ mắc bệnh, cần đến khám đại tràng ngay để phát hiện và xử lý sớm, tránh những biến chứng nguy hiểm khác.
2. Khi nào đi cầu ra máu cần đến gặp bác sĩ?
Đi cầu ra máu do nhiều nguyên nhân gây ra, với nhiều mức độ khác nhau. Có trường hợp chỉ chảy máu ít (thường do nứt hậu môn) không nguy hiểm và không phải điều trị đặc biệt. Tuy nhiên, có những trường hợp người bệnh đi cầu ra máu liên tục, chảy nhiều máu, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán xác định, tránh gặp phải những biến chứng nặng hơn không mong muốn.
Khi gặp phải các dấu hiệu sau, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay để được tư vấn kịp thời:
- Có triệu chứng nhiễm khuẩn: Một số triệu chứng như sốt cao, buồn nôn hoặc nôn, da dẻ xanh xao, đau bụng, sưng vùng bụng là dấu hiệu của nhiễm khuẩn tiêu hóa. Lúc này, người bệnh cần được đưa đến bệnh viện để được điều trị theo phác đồ nghiêm ngặt.
- Đi cầu ra máu kéo dài: Tình trạng này kéo dài hơn 3 ngày, diễn ra nhiều lần trong một ngày khiến bệnh nhân mất máu, mất nước, tình trạng mệt mỏi kéo dài
- Mất nước, mất máu nặng: Người bệnh mất nước, mất máu nặng có biểu hiện mệt mỏi, sụt cân, chán ăn, không muốn làm việc khiến chất lượng cuộc sống, sức khỏe của người bệnh suy giảm và cần đến khám bác sĩ sớm.
- Sờ thấy u cục nổi lên ở bụng: Dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm cần được khám và chẩn đoán bệnh sớm.
3. Điều trị đi cầu ra máu thế nào?
Tùy vào nguyên nhân gây ra triệu chứng đi cầu ra máu mà có phác đồ điều trị thích hợp. Các trường hợp đi cầu ra máu do trĩ, nứt hậu môn thì có thể cải thiện bằng các biện pháp thay đổi chế độ ăn và lối sống hợp lý.
3.1. Thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh
Để cải thiện tình trạng đi cầu ra máu, người bệnh cần:
- Bổ sung nhiều chất xơ trong bữa ăn hàng ngày: chất xơ có trong rau củ quả giúp cho hệ vi sinh vật có lợi ở đường tiêu hóa phát triển tốt. Hơn nữa nó còn giúp phân trở nên mềm hơn, do đó dễ đào thải ra ngoài, tránh gặp phải tình trạng táo bón kéo dài có thể dẫn tới đi cầu ra máu.
- Tránh ăn quá nhiều đạm: ăn nhiều đạm gây ra tình trạng rối loạn đường tiêu hóa. Khi đó bạn sẽ dễ gặp phải tình trạng táo bón gây rạn nứt niêm mạc hậu môn có thể gây đi cầu ra máu.
- Tránh những đồ ăn quá cay, nhiều dầu mỡ, khô cứng; đồ uống chứa cồn và cafein, bia rượu: những đồ ăn, thức uống này sẽ làm rối loạn đường tiêu hóa, làm tình trạng táo bón trở nên nặng hơn, gây đau rát vùng hậu môn khiến người bệnh khó khăn khi đi đại tiện và có thể bị đi ngoài ra máu.
- Sử dụng sữa chua, các loại thức uống lợi khuẩn hàng ngày: giúp các vi sinh vật có lợi trong đường ruột phát triển tốt, tránh bị rối loạn tiêu hóa gây táo bón, đi cầu ra máu.
- Uống đủ lượng nước cần thiết: thiếu nước là nguyên nhân quan trọng khiến bạn bị táo bón mạn tính, từ đó dẫn đến đi đại tiện ra máu. Lý do là nước giúp thức ăn được đưa vào từ miệng di chuyển từ dạ dày đến đại tràng và giúp cho hệ tiêu hóa vận động một cách trơn tru và hiệu quả. Nếu thiếu nước, cơ thể sẽ lấy nước từ chất thải là phân khiến cho phân khô cứng và khó thải ra ngoài gây táo bón.
3.2. Duy trì lối sống khoa học
- Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn: để tránh nhiễm khuẩn. Vi sinh vật có thể xâm nhập từ hậu môn vào trong đường tiêu hóa gây ra các loại viêm nhiễm, lở loét đường tiêu hóa có thể dẫn tới đi đại tiện ra máu.
- Vệ sinh vùng hậu môn bằng nước muối ấm: Nước muối có tác dụng ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn và còn giúp cầm máu, cải thiện tình trạng đi cầu ra máu.
- Tránh vận động mạnh và quan hệ tình dục trong lúc đang chữa trị ở vùng hậu môn, trực tràng: Đây có thể là nguyên nhân gây nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, từ đó có thể đi cầu ra máu.
- Nên đi đại tiện mỗi ngày trong khung giờ quy định: Việc này giúp tạo thói quen giúp đào thải phân thường xuyên ra ngoài, tránh tích đọng gây ra tình trạng táo bón.
3.3. Bổ sung men vi sinh
Men vi sinh cung cấp vi sinh vật có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp đường tiêu hóa vận động một cách trơn tru, linh hoạt. Để bổ sung men vi sinh cho cơ thể, bạn có thể sử dụng sản phẩm imiale A+ – sản phẩm đã được kiểm chứng lâm sàng về mức độ an toàn và hiệu quả. Trong mỗi liều chứa 6 tỷ hai chủng lợi khuẩn thiết yếu đường tiêu hóa Lactobacillus LA-05 và Bifidobacterium BB-12 cùng chất xơ hòa tan Inulin mang đến giải pháp tối ưu cho đường ruột khỏe mạnh. Imiale A+ được chứng minh cải thiện 100% tình trạng táo bón, kể cả các bệnh nhân táo bón mạn tính sau 4 tuần.
Imiale A+ hoàn toàn an toàn, có thể sử dụng kéo dài mà không gây tác dụng phụ. Sản phẩm đã được các tổ chức quốc tế uy tín chứng nhận và tin dùng: FDA (Hoa Kỳ), EFSA (Châu Âu), WGO – tổ chức Tiêu hóa thế giới khuyên dùng.
>>> Xem thêm: 450 nghiên cứu lâm sàng chứng minh hiệu quả và an toàn của Imiale A+
3.4. Một số mẹo dân gian chữa đi ngoài ra máu
Bên cạnh những biện pháp trên, người bệnh có thể tham khảo một số mẹo dân gian có thể giúp cải thiện tình trạng đi cầu ra máu như:
- Ăn rau diếp cá: rau diếp cá có tác dụng thanh nhiệt giải độc, làm mát và đặc biệt có tác dụng kích thích tiêu hóa, hay được dùng trong các trường hợp bị trĩ, táo bón,… là những nguyên nhân gây ra tình trạng đi cầu ra máu.
- Ăn rau ngải cứu: ngải cứu vị đắng, mùi thơm, có tác dụng giảm đau, cầm máu hiệu quả. Ngoài ra, nó còn có tác dụng nhuận tràng giúp phân được thải ra ngoài dễ dàng hơn, hay được dùng trong các bệnh trĩ, táo bón, đi cầu ra máu.
- Dùng nghệ trong bữa ăn hàng ngày: giúp tăng cường độ bền tĩnh mạch, làm giảm sự phì đại tĩnh mạch xung quanh vùng hậu môn làm tình trạng trĩ được cải thiện
Những trường hợp nặng như xuất huyết tiêu hóa, polyp, loét đại trực tràng, người bệnh cần đến viện khám để được điều trị nội khoa với phác đồ thích hợp: Sử dụng thuốc chống viêm, giảm đau, sử dụng kháng sinh thích hợp khi có dấu hiệu bị nhiễm khuẩn và nếu cần thiết phải thực hiện các thủ thuật ngoại khoa với các trường hợp nặng, các loại thuốc không thể giúp cầm máu như phẫu thuật cắt trĩ, cắt polyp,… Bên cạnh phác đồ điều trị vẫn cần duy trì lối sống, sinh hoạt khoa học.
Đi đại tiện ra máu không quá nguy hiểm nếu người bệnh hiểu rõ nguyên nhân và có hướng điều trị kịp thời. Để cải thiện và ngăn ngừa tình trạng này tái phát, mỗi người cần duy trì thói quen ăn uống và sinh hoạt khoa học, để đảm bảo hệ tiêu hóa khỏe mạnh: uống đủ nước, ăn nhiều chất xơ, hạn chế ăn đồ cay nóng và bổ sung men vi sinh…
Nếu cần được tư vấn và giải đáp thắc mắc, bạn đừng ngần ngại liên hệ HOTLINE 19009482 để được các chuyên gia sức khỏe của Imiale A+ hỗ trợ tận tình.