Chướng bụng đầy hơi gây khó chịu vùng bụng dẫn tới hậu quả mệt mỏi, chán ăn. Tuy nhiên, tình trạng này có thể cải thiện ít nhiều bằng các biện pháp dân gian như ăn một số thực phẩm (VD: tỏi, gừng…). Vậy, đầy bụng nên ăn gì? Bài viết dưới đây, Imiale A+ sẽ tổng hợp 8 thực phẩm hết chướng bụng đầy hơi hiệu quả và chi tiết cách thực hiện, bạn đọc tham khảo và áp dụng cho bản thân nhé.
Mục lục
1. Nguyên nhân gây đầy bụng
Đầy bụng là tình trạng rối loạn tiêu hóa với triệu chứng đặc trưng là căng, tức bụng và đau ở vùng bụng. Nguyên nhân chính gây đầy bụng chính là chế độ ăn uống chưa hợp lý, nhưng cũng có thể là triệu chứng của một vài bệnh lý. Cụ thể:
1.1. Do ăn thức ăn khó tiêu
Khi ăn nhiều thực phẩm khó tiêu hoặc ăn quá no, hệ tiêu hóa sẽ phải hoạt động quá mức. Vì vậy, một số thực phẩm cần thời gian tiêu hóa dài sẽ lưu lại trong ống tiêu hóa gây nên tình trạng đầy bụng, chướng bụng.
Các thực phẩm nếu ăn nhiều có thể gây khó tiêu là: thịt đỏ (thịt bò, thịt dê), thực phẩm chứa nhiều chất béo, thực phẩm chứa nhiều chất bột đường như bánh, kẹo…
1.2. Thói quen ăn không đúng cách
Đầy bụng, khó tiêu có thể là hậu quả của thói quen ăn uống không đúng cách như:
- Ăn quá nhanh: Ăn nhanh sẽ vô tình nuốt phải khí, lượng khí trong bụng nhiều dẫn tới đầy bụng
- Ăn không đúng bữa, ăn nhiều bữa: Dạ dày cần thời gian để tiêu hóa hết thức ăn. Nếu có thói quen này, dạ dày chưa tiêu hóa hết thức ăn ở bữa trước thì đã được nạp thức ăn mới, khiến quá nhiều thức ăn lưu giữ ở dạ dày gây tức bụng, đầy bụng.
- Nhai không kỹ thức ăn: Thức ăn chưa được nhai kỹ sẽ tăng thời gian lưu ở dạ dày để tiêu hóa, gây đầy bụng, khó tiêu.
- Tư thế ăn không đúng: Một số tư thế không đúng như nằm ăn, vừa ăn vừa đi lại, vừa ăn vừa chơi… làm giảm hiệu quả tiêu hóa, là nguyên nhân gây đầy bụng.
1.3. Rối loạn vi khuẩn đường ruột
Hệ vi khuẩn đường ruột được cân bằng bởi tỷ lệ lợi khuẩn và hại khuẩn tương ứng 85% và 15%. Nếu tỷ lệ này bị thay đổi, lợi khuẩn sụt giảm, số lượng lợi khuẩn lại tăng lên, chức năng tiêu hóa thức ăn cũng bị ảnh hưởng. Khi đó, thời gian lưu thức ăn ở ruột lâu hơn gây ra nhiều khí và đầy bụng.
1.4. Triệu chứng một số bệnh lý
Đầy bụng, khó tiêu có thể là triệu chứng của một số bệnh lý như viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, táo bón, viêm dạ dày, xơ gan cổ chướng, suy tuyến tụy. Các bệnh lý này ảnh hưởng đến ruột và làm giảm khả năng bài tiết men tiêu hóa.
1.5. Tác dụng phụ của thuốc
Việc sử dụng một số loại thuốc như thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, thuốc cầm tiêu chảy có thể xuất hiện tác dụng phụ là chướng bụng đầy hơi. Đặc biệt sử dụng thuốc kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn có hại đồng thời tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi dẫn đến tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, gián tiếp gây ra tình trạng chướng bụng đầy hơi.
2. Bị đầy bụng nên ăn gì? 8 thực phẩm hết chướng bụng đầy hơi
Đầy bụng gây khó chịu, người bệnh có cảm giác chán ăn, sợ thức ăn. Tuy nhiên, một số loại thực phẩm sẽ rất hữu ích trong việc cải thiện đầy bụng, khó tiêu. Dưới đây là 8 thực phẩm giúp giảm chướng bụng đầy hơi hiệu quả.
2.1. Gừng giảm chướng hơi đầy bụng
Tính ấm và vị cay của gừng làm tăng nhu động ruột, tốc độ tiêu hóa thức ăn được cải thiện và đẩy lùi triệu chứng đầy bụng.
Một ly trà gừng sẽ giúp bạn cải thiện chướng bụng đầy hơi. Cách chế biến như sau:
- Bước 1: Cạo vỏ và rửa sạch gừng
- Bước 2: Thái thành lát nhỏ hoặc đập dập củ gừng
- Bước 3: Pha gừng với nước ấm rồi đậy nắp cốc
2.2. Tỏi
Theo y học cổ truyền, tỏi là phương thuốc tự nhiên chữa đầy bụng khó tiêu hiệu quả. Thành phần allicin trong tỏi có tác dụng kháng khuẩn, ức chế hoạt động của hại khuẩn. Bên cạnh đó, carbohydrate trong tỏi hỗ trợ phân hủy lượng khí thừa trong ruột và cải thiện đầy bụng.
Một số cách chữa đầy bụng với tỏi:
- Ăn tỏi sống: Ăn tỏi sống sẽ cải thiện đầy bụng nhanh chóng do các thành phần dinh dưỡng trong tỏi không bị phân hủy trong quá trình chế biến.
- Uống nước ép tỏi: Nước ép tỏi kết hợp với nước ấm, đường phèn sẽ giúp bạn dễ uống hơn.
- Dùng tỏi làm gia vị bữa ăn: Tỏi vừa giúp tăng hương vị món ăn vừa giúp giảm triệu chứng đầy bụng.
2.3. Cần tây
Cần tây giàu chất xơ cao, chứa hàm lượng cao giúp dễ dàng tạo phân, làm mềm phân, ngăn ngừa táo bón. Do đó, cần tây cũng giúp dễ dàng đi ngoài, thải khí, trị đầy bụng hiệu quả.
Một số phương pháp chế biến cần tây chữa đầy bụng: ép nước, nấu canh hoặc xào rau.
2.4. Cháo
Cháo là món ăn dễ tiêu hóa. Ăn cháo khi bị đầy bụng giúp giảm áp lực tiêu hóa cho ruột. Các món cháo thích hợp dùng cho người bị đầy bụng là: cháo tía tô, cháo đỗ xanh, cháo đỗ đen, cháo bí đỏ…
2.5. Măng tây
Măng tây chứa hàm lượng cao Inulin – một loại thức xơ và là thức ăn của lợi khuẩn đường ruột. Măng tây thúc đẩy lợi khuẩn đường ruột phát triển sẽ cải thiện tình trạng đầy bụng.
Cách chế biến măng tây phù hợp với người bị đầy bụng: Măng tây luộc và măng tây hấp.
2.5. Đu đủ
Enzyme papain trong đu đủ hỗ trợ phân cắt protein trong thực phẩm giúp thức ăn được tiêu hóa dễ dàng. Vì vậy, đu đủ được sử dụng để chữa chướng bụng đầy hơi.
Đu đủ có thể sử dụng như một bữa ăn phụ bằng hoa quả. Canh đu đủ cũng sẽ là một lựa chọn thay thế cho người bị đầy bụng.
2.6. Sữa chua
Sữa chua chứa nhiều men vi sinh giúp điều hòa nhu động ruột và hoạt động tiêu hóa thức ăn. Ngoài ra, Acid lactic trong sữa chua cũng hỗ trợ giảm đầy hơi tốt.
Tốt nhất, bạn nên ăn sữa chua sau bữa ăn khoảng 1h hoặc dùng nó như một bữa phụ trong ngày. Sữa chua có thể ăn kèm với các loại quả, yến mạch, các loại hạt.
Trong trường hợp đầy chướng bụng kéo dài, lượng lợi khuẩn trong sữa chua không đủ để cân bằng hệ vi sinh, người bệnh nên bổ sung sản phẩm men vi sinh chứa lợi khuẩn với số lượng đủ lớn. Tham khảo men vi sinh Imiale A+ chứa 6 tỷ lợi khuẩn Bifidobacterium BB-12 và Lactobacillus LA-5, kết hợp chất xơ hòa tan Inulin hàm lượng cao, giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như chướng bụng đầy hơi, tiêu chảy, táo bón…
3. Tránh ăn gì khi bị đầy bụng?
Một số loại thực phẩm có thể là nguyên nhân gây đầy bụng hoặc là tác nhân làm tình trạng này nặng nề hơn. Người bị đầy bụng khó tiêu cần lưu ý tránh ăn những nhóm thực phẩm sau đây.
3.1. Thực phẩm giàu đạm hoặc chất béo
Quá trình tiêu hóa và hấp thu thực phẩm giàu đạm, chất béo phức tạp do cần nhiều thời gian và cần lượng lớn enzym tiêu hóa. Do đó, tránh ăn các thực phẩm này khi đầy bụng chướng hơi để tránh gây quá tải cho hệ tiêu hóa.
Một số thực phẩm chứa lượng đạm hoặc chất béo cao mà người bị đầy bụng cần tránh là: thịt bò, thịt lợn, thịt cá, các loại thức ăn nhanh, đồ chiên rán,…
3.2. Đồ uống có ga
Đồ uống có ga chứa Natri bicarbonat. Trong môi trường acid dạ dày, Natri bicarbonat sẽ tạo ra khí Cacbonic – nguyên nhân gây chướng bụng đầy hơi. Do đó, người bị đầy bụng không nên dùng đồ uống có gas.
Những loại nước có ga nên tránh dùng khi bị đầy bụng là: nước coca-cola, soda,…
3.3. Đồ uống có cồn
Ở nồng độ thấp, rượu bia sẽ kích thích tiêu hóa giúp ăn ngon miệng hơn. Tuy nhiên, uống nhiều rượu bia sẽ làm giảm nhu động ruột, giảm tiết enzym tiêu hóa, gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thu thức ăn, dẫn tới đầy bụng. Vì vậy, không nên lạm dụng rượu bia và cần tránh thức uống này khi bị đầy bụng.
3.4. Đồ uống chứa cafein
Cafein cũng là nguyên nhân làm giảm nhu động ruột, làm chậm quá trình tiêu hóa và có thể làm nặng thêm tình trạng đầy hơi chướng bụng. Vì vậy, cần hạn chế các đồ uống chứa cafein như cafe để cải thiện đầy bụng tốt hơn.
4. Biện pháp phòng tránh đầy bụng
Đầy bụng không gây nguy hiểm nhưng nếu kéo dài gây khó chịu cho người bệnh, đồng thời là dấu hiệu của các rối loạn tiêu hóa. Do vậy, để ngăn ngừa tình trạng này tái đi tái lại, người bệnh cần duy trì các biện pháp phòng ngừa sau:
Duy trì chế độ ăn uống khoa học
- Uống tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày
- Ăn đầy đủ, đa dạng các loại thức ăn để đảm bảo dinh dưỡng
- Hạn chế các loại gia vị trong món ăn
- Hạn chế thực phẩm giàu đạm và chất béo
Xây dựng thói quen ăn uống khoa học
- Ăn chậm, nhai kỹ thức ăn, ăn vừa đủ no
- Ăn đúng bữa, hạn chế ăn khuya
Bổ sung lợi khuẩn
Bổ sung lợi khuẩn là chìa khóa tối ưu để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, phòng tránh tình trạng đầy bụng, khó tiêu do:
- Lợi khuẩn hỗ trợ cân bằng vi sinh đường ruột
- Lợi khuẩn kích thích ruột tiết men tiêu hóa
- Lợi khuẩn kích thích nhu động ruột
- Lợi khuẩn cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa
Sản phẩm bổ sung chủng lợi khuẩn thiết yếu, bám dính tốt sẽ phát huy tác dụng hiệu quả. Trong vô số sản phẩm lợi khuẩn trên thị trường, Imiale A+ là giải pháp tối ưu để cải thiện và phòng tránh đầy bụng, khó tiêu hiệu quả. Imiale A+ chứa Bifidobacterium BB-12 – chủng lợi khuẩn gắn đích tốt nhất tại đại tràng và Lactobacillus LA-5 – chủng lợi khuẩn chiếm thiết yếu tại ruột non. Với hệ thống trên 450 nghiên cứu lâm sàng về độ an toàn và hiệu quả, Imiale A+ đã được các tổ chức uy tín khuyên dùng để cải thiện hoạt động hệ tiêu hóa.
>>>Tham khảo sản phẩm: IMIALE A+ hỗ trợ rối loạn tiêu hóa
Đầy bụng, khó tiêu là tình trạng thường gặp ở mọi độ tuổi. Khi gặp tình trạng này, bạn không nên quá lo lắng. Thay vào đó, một chế độ ăn hợp lý vừa giúp ngăn ngừa vừa giúp cải thiện chướng bụng đầy hơi hiệu quả.
Nếu cần được tư vấn và giải đáp thắc mắc, bạn đừng ngần ngại liên hệ HOTLINE 1900 9482 để được các chuyên gia sức khỏe của Imiale A+ hỗ trợ tận tình.